Chưa lập được tài khoản ngân hàng, Trường AISVN tiếp tục cho 1.200 học sinh nghỉ học
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ còn 399 USD/tấn, mức thấp kỷ lục trong nhiều năm gần đây. Trong khi đó, gạo cùng phẩm cấp của Pakistan là 404 USD/tấn, Ấn Độ là 413 USD/tấn và Thái Lan là 431 USD/tấn.Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay giá gạo thế giới liên tục đi xuống nhưng gạo Việt Nam giảm mạnh nhất do Philippines, thị trường tiêu thụ chính của gạo Việt Nam đang đẩy mạnh một loạt chính sách nhằm hạ giá gạo. Đáng kể nhất là việc nước này ban bố tình trạng khẩn cấp về an ninh lương thực vào ngày 4.2. Mục tiêu của chính sách này nhằm giảm giá gạo nội địa được cho là đang ở mức cao khoảng 45 - 58 peso/kg. Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) tuyên bố trong tuần này sẽ bán gạo dự trữ 350.000 tấn cho các địa phương mức giá 33 peso/kg để các đơn vị này phân phối lại ra thị trường với giá 35 peso/kg (tương đương khoảng 15.300 đồng/kg).Những chính sách mới này ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu gạo của thương nhân Philippines. Mới nhất, họ trì hoãn hợp đồng nhập khẩu 350.000 tấn gạo để thương lượng lại giá. Là nước tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới và là thị trường chủ lực của Việt Nam nên những diễn biến này khiến giá gạo Việt Nam tụt dốc không phanh. Chưa kể, thương nhân các nước khác thấy giá gạo liên tục giảm cũng tiếp tục chờ khiến cho tình trạng càng thêm xấu.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2024 Philippines tiêu thụ đến 46,1% trong tổng số 9 triệu tấn gạo xuất khẩu của Việt Nam; đứng thứ 2 là Indonesia với 13,2% và Malaysia xếp thứ 3 với 7,5%. Còn trong tháng 1.2025, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt 500.000 tấn và 308 triệu USD tăng 1% về lượng nhưng giảm 10,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.Hướng dẫn cách dùng Retinol đúng chuẩn từ chuyên gia da liễu ngăn ngừa kích ứng
Trận đấu thứ 2 của VBA 2023 giữa CLB bóng rổ Danang Dragons với CLB Thang Long Warriors tối ngày 11.6 có sự xuất hiện của khá đông các em thiếu nhi. Nổi bật có 2 anh em mặc đồng phục màu cam đi cùng bố mẹ đến sân cổ vũ đầy hào hứng.
Mở nước khẩn cấp cho người dân tại chung cư 24AB
Đặc biệt, S-Race Thừa Thiên Huế còn nhận được sự ủng hộ của tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh. Cùng trong sáng 9.3, 8 huyện, thị xã đã cùng chạy hưởng ứng song song với sự kiện thi đấu trực tiếp. Tổng số vận động viên ghi nhận được lên tới gần 15.000 người, là các bạn học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh học sinh. Đây là con số vận động viên lớn bậc nhất tại một sự kiện trực tiếp của giải chạy học đường này.
Tại hội thảo "Chuyển đổi xanh trong khu công nghiệp để phát triển bền vững Hải Phòng" diễn ra ngày 6.3 vừa qua, ông Dương Đình Ổn - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường TP.Hải Phòng cho biết địa phương này muốn thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2026. Lãnh đạo thành phố xác định sàn giao dịch này là bước chuyển tiếp giúp chính quyền và doanh nghiệp tham gia vào thị trường carbon nội địa của Việt Nam trong thời gian tới, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giảm phát thải khí nhà kính của Hải Phòng trong lộ trình tiến tới phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.Hải Phòng là "cái nôi" của doanh nghiệp sản xuất xe điện duy nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay - VinFast. Sàn giao dịch carbon tại Hải Phòng là điều kiện quan trọng giúp VinFast có thể thực hiện mục tiêu đạt 200.000 tỉ đồng doanh thu và đạt 4.500 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế mà Chủ tịch HĐQT Vingroup đã đề ra tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 của doanh nghiệp này. Ông Phạm Nhật Vượng tiết lộ mục tiêu hoàn toàn khả thi bởi VinFast có thể bán chứng chỉ carbon không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác. Trên thế giới, Tesla - công ty sản xuất xe điện và năng lượng sạch của Mỹ - đang dẫn đầu cuộc đua bán tín chỉ carbon xe điện. Theo Green Earth, báo cáo thu nhập mới nhất của Tesla cho thấy, doanh thu tín dụng carbon tăng vọt lên mức kỷ lục. Chỉ trong một quý, Tesla đã tạo ra 692 triệu USD từ việc bán các khoản tín dụng theo quy định, chiếm gần 30% thu nhập ròng của công ty. Trong cả năm 2024, con số đó tăng vọt lên 2,76 tỉ USD, phản ánh mức tăng kỷ lục 54% so với năm 2023. Đáng nói, doanh thu từ bán tín chỉ carbon đã "cứu" Tesla trong cả năm 2024 bởi thu nhập ròng của hãng xe điện này năm trước giảm tới 23%. Lượng xe giao cũng giảm nhẹ, củng cố mối lo ngại về nhu cầu thị trường thay đổi và cạnh tranh gia tăng.Thành công của Tesla trên thị trường tín dụng carbon bắt nguồn từ khả năng tạo ra tín chỉ phát thải bằng cách bán xe không phát thải. Các nhà sản xuất ô tô không đạt được mục tiêu theo quy định, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc, phải mua tín chỉ để tránh bị phạt. Cụ thể, lộ trình giảm thải với phương tiện giao thông của Liên minh châu Âu (EU) quy định, từ năm 2025, mức phát thải carbon từ ô tô phải giảm gần 24% so với giai đoạn 2019 - 2023, xuống 93,6g CO2 trên mỗi km. Trong 10 hãng xe lớn nhất thế giới (trừ Tesla), có 9 nhà sản xuất không đạt tiêu chuẩn này, chuyên trang Carbon Credits thống kê. BMW, Kia, Stellantis cần cắt giảm 9 - 11%. Trong đó, các xe Volkswagen và Ford cách ngưỡng quy định xa nhất, ở mức 21%. Mua tín chỉ carbon là một giải pháp khi không đáp ứng được quy định giảm thải.Kể từ 2017, tổng thu nhập của hãng xe điện Mỹ từ các giao dịch tín chỉ tăng vọt lên hơn 10,4 tỉ USD. Các nhà sản xuất ô tô Stellantis, Toyota, Ford, Mazda và Subaru đang tham gia vào nhóm mua của Tesla. Trong khi đó, Mercedes hợp tác với Polestar, Volvo Cars và Smart.Chiếu từ câu chuyện của Tesla sang VinFast, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng (Trưởng ngành Quản trị kinh doanh, khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nhìn nhận: Ngành xe điện Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng. Năm 2024, doanh số xe điện đạt khoảng 97.000 chiếc, chiếm 17,6% tổng doanh số ô tô, tăng mạnh so với 8,6% năm 2023 và 2,2% năm 2022. Dự báo, doanh số xe điện tại Việt Nam sẽ đạt 65.000 xe vào năm 2030, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 26% trong giai đoạn 2023 - 2032. Các hãng xe điện lớn như Tesla đã tận dụng tín chỉ carbon để tăng doanh thu. VinFast, hãng xe điện hàng đầu Việt Nam hoàn toàn nên xem xét tham gia thị trường tín chỉ carbon quốc tế, mở ra cơ hội tăng trưởng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững."Việc phát triển tín chỉ carbon trong ngành xe điện tại Việt Nam không chỉ là đem về nguồn lợi triệu USD, tỉ USD cho doanh nghiệp mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy chuyển đổi xanh. Dự án thí điểm của Selex Motors, triển khai 90.000 xe máy điện trong giai đoạn 2024 - 2028, dự kiến giảm khoảng 43.000 tấn CO₂ mỗi năm. Việt Nam đặt mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đang xây dựng thị trường tín chỉ carbon, dự kiến thí điểm từ năm 2025 và vận hành sàn giao dịch vào năm 2028. Việc tham gia thị trường này không chỉ tạo nguồn thu mới cho doanh nghiệp mà còn khuyến khích đầu tư vào công nghệ sạch, nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu. Đây mới là nguồn lợi thực sự lớn" - ông Trần Anh Tùng chỉ rõ.GS-TS Võ Xuân Vinh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh doanh (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, VinFast nói riêng cũng như Việt Nam nói chung giờ mới đặt mục tiêu tham gia thị trường tín chỉ carbon là hơi trễ. Bởi, sau một thời gian Mỹ và các nước châu Âu siết chặt điều kiện về môi trường, các công ty xe điện truyền thống sử dụng động cơ đốt trong từ chỗ phải mua tín chỉ carbon để bù trừ, nay đã bắt đầu chuyển đổi cả mô hình lẫn công nghệ. Họ cũng thúc đẩy xe giảm thiểu phát thải, đưa ra nhiều loại hình xe sử dụng nhiên liệu sạch nên nhu cầu mua tín chỉ sẽ giảm dần. Một thị trường đầy tiềm năng và dư địa lớn là Trung Quốc thì các công ty xe điện của họ quy mô rất lớn, có thể tự "cân" được. Nhìn chung, VinFast sẽ chỉ còn dư địa lớn tại các thị trường lân cận mà VinFast đang phát triển rất mạnh như Indonesia, Philippines... và đặc biệt là thị trường trong nước. Những nhà sản xuất xe hơi trong nước, nhập khẩu xe của Toyota, Ford, có hãng xe ở Việt Nam cũng đang chịu áp lực chuyển đổi năng lượng, tăng hình thái xe sử dụng điện và họ sẽ là những khách hàng tiềm năng."Nhìn chung, để kỳ vọng việc bán tín chỉ carbon mang lại doanh thu tăng đột biến như Tesla thời gian qua thì khá khó khăn, tiềm năng thị trường không còn quá lớn như trước. Song, mục đích lớn nhất của việc bán tín chỉ carbon là giảm thiểu năng lượng phát thải, chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường. Do đó, việc các doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín chỉ carbon, Việt Nam xây dựng và phát triển thị trường tín chỉ carbon là cần thiết, phải làm càng sớm càng tốt" - GS-TS Võ Xuân Vinh nhấn mạnh.Cũng theo vị chuyên gia này, đối với thị trường nước ngoài, chỉ cần các doanh nghiệp Việt có đầy đủ xác nhận về quy trình, tiêu chuẩn thì có thể tham gia ngay thị trường tự nguyện. Tuy nhiên, với thị trường nội địa thì cần sự hỗ trợ từ nhà nước về mặt định hướng, chính sách. Cụ thể, nhà nước cần đẩy nhanh quá trình hình thành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Theo Đề án thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, sàn giao dịch carbon trong nước sẽ vận hành thí điểm từ tháng 6.2028, trước khi hoạt động chính thức từ năm 2029. Cần đẩy nhanh hơn nữa, rút ngắn lộ trình này. Sàn giao dịch này không chỉ đơn thuần hỗ trợ ngành xe điện mà sẽ là công cụ giúp Việt Nam đẩy nhanh chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.Song song, cần đặt ra áp lực rào cản về mặt pháp lý, áp dụng quy định yêu cầu các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam phải đáp ứng tiêu chuẩn về khí thải, về chuyển đổi xanh. Đây là kinh nghiệm qua những bài học thành công từ các nước. Doanh nghiệp nào không bắt kịp xu hướng, không thay đổi sẽ bị phạt, nếu không thì phải mua tín chỉ carbon. Mục tiêu không phải giúp doanh nghiệp bán tín chỉ kiếm lời mà là tạo sức ép cho các nhà sản xuất phải thay đổi công nghệ, mô hình kinh doanh, giảm phát thải. Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Trần Anh Tùng đề xuất thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025 và vận hành chính thức vào năm 2028. Ngoài ra, cần ban hành các quy định yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu ô tô đạt tỷ lệ nhất định về xe không phát thải, thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ xe điện. Việc áp dụng các tiêu chuẩn phát thải CO₂ bắt buộc đối với doanh nghiệp, yêu cầu mua tín chỉ để bù đắp lượng phát thải vượt mức cho phép, cũng là cần thiết. Hơn nữa, khuyến khích hợp tác quốc tế theo Điều 6 của Thỏa thuận Paris sẽ thu hút đầu tư cho xe điện, giúp triển khai các dự án xe điện hiệu quả và bền vững. Đồng thời, cần cải thiện hạ tầng trạm sạc xe điện, giảm giá thành xe điện và nâng cao nhận thức người tiêu dùng thông qua các chiến dịch tuyên truyền và hỗ trợ tài chính. Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Nghiên cứu thị trường của Oto.com.vn, năm 2024, doanh số ô tô điện (EV) và hybrid (HEV) tại Việt Nam đạt 97.000 xe, chiếm 22% tổng thị phần xe du lịch. Trong đó, ô tô điện chiếm khoảng 90.000 xe và ô tô hybrid chiếm khoảng 7.000 xe. Tính đến cuối 2024, tỷ lệ xe xanh đạt 15 - 20% và dự báo con số này tiếp tục tăng lên 25 - 30% vào năm 2025.
Hyundai Creta N Line máy khỏe hơn, có thêm hộp số sàn thể thao
So với pin lithium ion, pin silicon carbon mang lại dung lượng lớn hơn trong thiết kế nhỏ gọn, giúp kéo dài tuổi thọ pin mà không làm tăng trọng lượng hay độ dày của thiết bị. Dưới đây là những smartphone đáng chú ý trang bị công nghệ pin này.Find X8 trang bị pin silicon carbon 5.630 mAh, trong khi Find X8 Pro có pin 5.910 mAh. Cả hai đều hỗ trợ sạc nhanh SuperVOOC 80W, sạc không dây 50W và sạc ngược không dây 10W. Pin của Find X8 Pro được thiết kế với hàm lượng silicon cao cho độ bền lâu hơn và quản lý nhiệt tốt hơn trong quá trình sạc nhanh.Cả hai sử dụng chip MediaTek Dimensity 9400 kết hợp RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Find X8 có màn hình AMOLED 6,59 inch, trong khi Find X8 Pro có màn hình LTPO AMOLED 6,78 inch với độ sáng tối đa 4.500 nit và hỗ trợ Dolby Vision. Hệ thống camera bao gồm camera chính 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele tiềm vọng 3x 50 MP. Đặc biệt, Find X8 Pro còn trang bị camera zoom tiềm vọng 6x 50 MP. Cả hai đều đạt chuẩn chống nước và bụi với xếp hạng IP68 + IP69.iQOO 13 trang bị pin silicon carbon 6.150 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W giúp sạc đầy chỉ trong 30 phút. Tuy không có sạc không dây nhưng máy vẫn hỗ trợ sạc UFCS 44W và sạc PPS 100W cho hiệu quả quản lý năng lượng cao. Màn hình BOE Q10 2K+ AMOLED 6,82 inch với tốc độ làm mới 144 Hz và độ sáng tối đa 4.500 nit là một điểm nhấn khác.Thiết bị đi kèm chip Snapdragon 8 Elite với RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Mặt sau có camera chính Sony IMX921 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele 2x 50 MP.Vivo X200 trang bị pin silicon carbon 5.800 mAh với sạc nhanh có dây 90W, trong khi Vivo X200 Pro có pin 6.000 mAh hỗ trợ sạc có dây 90W và sạc không dây 30W. Cả hai đều sử dụng chip Dimensity 9400 của MediaTek, RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 lên đến 1 TB.Đặc biệt, Vivo X200 Pro còn có camera tele tiềm vọng Samsung HP9 200 MP với chứng nhận Zeiss APO cho khả năng zoom quang 3,7x và OIS. Dòng sản phẩm này cũng đạt tiêu chuẩn chống bụi và nước IP69 + IP68 đảm bảo độ bền cao.Redmi K80 Pro trang bị pin silicon carbon 6.000 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W và sạc không dây 50W. Trong khi đó, Redmi K80 có pin 6.550 mAh với sạc nhanh 90W nhưng không hỗ trợ sạc không dây. Xiaomi cho biết pin silicon carbon mới giúp tăng tuổi thọ pin và giảm nhiệt độ trong các tác vụ hiệu suất cao.K80 Pro sử dụng chip Snapdragon 8 Elite, trong khi K80 sử dụng chip Snapdragon 8 Gen 3, cả hai đều có RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 1 TB. Bản Pro sở hữu cảm biến chính Light Fusion 800 50 MP với OIS, camera tele 2.5x 50 MP và camera siêu rộng 32 MP, còn K80 hoán đổi camera tele thành camera siêu rộng 8 MP. Cả hai đều đạt tiêu chuẩn IP68 và IP69 về khả năng chống bụi và nước.Xiaomi 15 trang bị pin silicon carbon 5.400 mAh hỗ trợ nhanh 90W và sạc không dây 50W. Trong khi Xiaomi 15 Pro có dung lượng pin cao hơn, đạt 6.100 mAh, với cùng mức hỗ trợ sạc. Pin của mẫu Pro có mật độ năng lượng cực cao 850 Wh/L đảm bảo tuổi thọ dài hơn và hiệu suất cao hơn.Cả hai đều sử dụng chip Snapdragon 8 Elite, RAM LPDDR5X lên đến 16 GB và bộ nhớ trong UFS 4.0 lên đến 1 TB. Xiaomi 15 sở hữu camera chính Light Fusion 900 50 MP, camera siêu rộng 50 MP và camera tele 2.6X 50 MP, trong khi Xiaomi 15 Pro có camera tele tiềm vọng 5X. Chúng được trang bị máy quét vân tay siêu âm và hỗ trợ chống nước IP68.Realme GT 7 Pro nổi bật với pin silicon carbon 6.500 mAh hỗ trợ sạc nhanh 120W giúp đạt 50% chỉ trong 14 phút. Mẫu điện thoại này có hàm lượng silicon 10% cao nhất trong ngành giúp kéo dài độ bền của pin lên đến 4 năm.Thiết bị sử dụng chip Snapdragon 8 Elite với màn hình OLED 6,78 inch 1,5K có độ sáng tối đa 6.000 nit. Realme GT 7 Pro cũng được trang bị camera chính 50 MP, camera siêu rộng 8 MP và camera tele tiềm vọng 3x 50 MP.