Người hùng giúp đội bóng vào vòng chung kết: 'Tôi tự tin khi bắt penalty'
Tối 14.2, CLB Đà Nẵng tiếp đón CLB Thể Công Viettel trên sân Tam Kỳ, ở trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 13 V-League 2024 - 2025. Đây là trận đấu đầu tiên của đội bóng sông Hàn tại “nhà mới” Tam Kỳ (mượn sân nhà của CLB Quảng Nam), trong bối cảnh Hòa Xuân đang bước vào quá trình tu sửa, đặc biệt là nâng cấp mặt sân cỏ. Trước trận đấu này, đoàn quân của HLV Lê Đức Tuấn đã có chiến thắng đầu tay tại V-League, khi ngược dòng đánh bại CLB Bình Định với tỷ số 2-1 trên sân Quy Nhơn ở vòng 12.CLB Thể Công Viettel dù phải chơi trên sân khách, nhưng có lực lượng mạnh hơn nhiều đã đẩy cao đội hình lên tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc. Tuy nhiên, những đường lên bóng của đội bóng ngành quân đội lại chưa cho thấy sự sắc bén. Trong khi đó, CLB Đà Nẵng chủ động chơi lùi sâu để phòng ngự.Trong quãng cuối hiệp 1, nhịp độ trận đấu được tăng lên, khi hai đội chơi đôi công. Phải đến phút 37, CLB Thể Công Viettel mới tạo ra tình huống nguy hiểm rõ rệt có thể dẫn đến bàn thắng. Từ pha phản công nhanh, đồng đội chọc khe để Pedro bứt tốc băng lên trống trải. Tuy nhiên, thủ môn Bùi Tiến Dũng (CLB Đà Nẵng) đã băng ra kịp thời để giảm đáng kể góc sút, đồng thời đổ người để cản phá cú sút của Pedro. Phút 38, Khuất Văn Khang cứa lòng chân trái đưa bóng đi cong rất khó chịu, nhưng đáng tiếc là chệch cột dọc. Phía ngược lại, CLB Đà Nẵng dù cũng lên bóng nhiều, nhưng không thể uy hiếp được khung thành của Thể Công Viettel.Bất ngờ đã đến ở đầu hiệp 2, khi CLB Đà Nẵng tận dụng pha lên bóng hiếm hoi để vươn lên dẫn bàn. Phút 55, từ pha phối hợp hay trước vòng cấm của 2 ngoại binh, Thiago Henrique hãm ngực để Phan Văn Long ra chân cực nhanh, đưa bóng đi hiểm hóc để đánh bại thủ môn Phạm Văn Phong và mở tỷ số cho CLB Đà Nẵng.Phút 59, tỷ số của trận đấu suýt chút nữa đã là 1-1, khi khung thành của CLB Đà Nẵng rung lên. Wesley Nata sút căng đưa bóng đi trúng chân hậu vệ đối phương rồi đập xà ngang bay ra ngoài trước sự tiếc nuối của các cầu thủ Thể Công Viettel. Phút 63, Pedro treo bóng về phía cột 2 cho Khuất Văn Khang băng lên đánh đầu cận thành, nhưng thủ môn Bùi Tiến Dũng một lần nữa phản xạ kịp thời để cứu thua cho đội bóng sông Hàn.Càng về cuối, trận đấu càng nóng hơn khi Thể Công Viettel nỗ lực tìm kiếm bàn gỡ hòa. Phút 80, HLV trưởng Lê Đức Tuấn của CLB Đà Nẵng phải nhận thẻ đỏ trực tiếp vì lỗi phản ứng.CLB Đà Nẵng đã ở rất gần với chiến thắng, nhưng rốt cuộc vẫn không thể bảo vệ được thành quả. Ở phút 90+5 (phút bù giờ cuối cùng), CLB Thể Công Viettel phản công nhanh và Nhâm Mạnh Dũng đã chớp thời cơ để dứt điểm ghi bàn san bằng tỷ số thành 1-1. CLB Đà Nẵng bị chia điểm đầy tiếc nuối.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn'Nữ hoàng tốc độ' Trần Thị Nhi Yến đoạt thêm HCB giải điền kinh U.20 châu Á
Kích thước của Toyota Veloz Cross tương đồng tới từng milimet với đối thủ Mitsubishi Xpander bản cũ. Cả hai mẫu xe này đều có chiều dài 4.475 mm, rộng 1.750 mm và khoảng sáng gầm xe 205 mm. Xpander có chiều cao 1.730 mm, nhỉnh hơn Veloz Cross (1.700 mm). Do thấp hơn một chút nên nhiều người dùng có cảm giác ngoại hình Veloz Cross to lớn hơn Xpander, nhưng thực tế xe lại ngắn hơn Xpander 2022 bản cải tiến (dài 4.595 mm).
Buffer hải sản ngon miệng và độc đáo với trải nghiệm từ đại dương đến bàn ăn
Ngày 27.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vừa ký ban hành Nghị quyết 1338 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung hơn 5.834 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư năm 2024 cho các địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội các năm 2023 - 2024 và chi trả chế độ cho giáo viên vừa được bổ sung biên chế trong các năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024.Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định bổ sung 600 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư cho các địa phương để thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn vốn từ các nông, lâm trường quốc doanh cho 19 địa phương theo tờ trình của Chính phủ.Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý, các nội dung đề xuất, tính chính xác của số liệu, tính đầy đủ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi. Đồng thời, đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2025).Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong việc xây dựng dự toán, hạn chế thấp nhất các khoản kinh phí không phân bổ được dự toán ngay từ đầu năm.Cùng đó, trong quá trình điều hành, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để sớm giao dự toán các khoản chưa phân bổ, tránh chậm trễ, lãng phí, kém hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước và xảy ra tình trạng giao dự toán cuối năm không kịp sử dụng, phải thực hiện việc chuyển nguồn sang năm sau. Đặc biệt là nguồn kinh phí phí liên quan đến an sinh xã hội và chế độ chính sách cho con người.Ngoài Nghị quyết số 1338, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 1337 phân bổ gần 190 tỉ đồng dự toán kinh phí hoạt động năm 2025 cho các đoàn đại biểu Quốc hội.Hiện cả nước có 63 đoàn đại biểu Quốc hội tương ứng với 63 tỉnh, thành phố.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện ra quyết định giao dự toán kinh phí năm 2025 của các đoàn đại biểu Quốc hội cho văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
Ông Lê Văn Hẳn, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, thực hiện Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cơ bản ổn định, đạt nhiều kết quả tích cực.Cụ thể, các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đạt khá. Hoạt động đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch có nhiều chuyển biến. Nhiều công trình, dự án trọng điểm được triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh khá cao, ước đạt trên 10%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra là 8,5%.Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Trà Vinh, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của ban hiện đạt khoảng 95%. Đơn vị đang tiếp tục thực hiện giải ngân, đảm bảo phấn đấu tối thiểu phải đạt 98%. Một số dự án tiêu biểu thực hiện vượt tiến độ thi công như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng Trung tâm y tế TX.Duyên Hải; Xây dựng hội trường 500 chỗ của Trường cao đẳng nghề Trà Vinh; Xây dựng sân vận động (mới) tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2)…Năm 2025, UBND tỉnh Trà Vinh đề ra 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu. Trong đó, một số chỉ tiêu quan trọng như: tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7 - 7,5%; thu nhập bình quân đầu người là 101 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, thuế sản phẩm trong GRDP đạt 73,91%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 30.000 - 32.000 tỉ đồng; phát triển mới 520 doanh nghiệp; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70,02%; tạo việc làm tăng thêm cho 23.000 lao động; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế so với dân số đạt 95,1%; tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,15%…Về dự toán thu, chi ngân sách năm 2025: dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hơn 14.971 tỉ đồng; thu ngân sách địa phương được hưởng 13.223 tỉ đồng (thu nội địa 6.682 tỉ đồng, thu bổ sung từ ngân sách Trung ương 4.886 tỉ đồng). Chi ngân sách địa phương 13.288 tỉ đồng.Để đạt được mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn yêu cầu các sở, ngành, địa phương trên cơ sở các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình của đơn vị và phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch được giao năm 2025. Đồng thời, tập trung công tác giải ngân vốn đầu tư công, vốn các chương trình mục tiêu quốc gia; hoàn thiện hồ sơ, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng các công trình, dự án - nhất là các công trình trọng điểm.Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các ngành, địa phương phát động phong trào thi đua năm 2025 và các sự kiện chào mừng ngày lễ lớn, đại hội Đảng các cấp. Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, huy động nguồn lực hỗ trợ quà tết cho hộ nghèo, cận nghèo. Quan tâm chính sách tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi đối với người lao động trong dịp tết; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông.
Vướng đền bù, cầu 40 tỉ đồng phải dừng thi công
Chiều 5.3, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126, 127, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ. Cuộc họp thảo luận, cho ý kiến về đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để chuẩn bị trình cấp có thẩm quyền.Cùng dự có Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an và các Phó thủ tướng, bộ trưởng.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Nội vụ và ý kiến của các đại biểu, Thường vụ Đảng ủy Chính phủ thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đó là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư) và cấp cơ sở.Đảng ủy Chính phủ cũng thảo luận về các phương án dự kiến sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã.Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị của Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan, đề nghị các cơ quan sớm hoàn thiện đề án báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.Trước đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (với cả tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể) bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Để thực hiện nội dung này, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức T.Ư, Đảng ủy Quốc hội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể T.Ư và các cơ quan liên quan chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng đề án, tờ trình Bộ Chính trị về sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.Cụ thể, đối với cấp tỉnh, ngoài căn cứ về quy mô dân số, diện tích, cần nghiên cứu kỹ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch địa phương, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, mở rộng không gian phát triển, phát huy lợi thế so sánh, đáp ứng yêu cầu phát triển đối với từng địa phương và yêu cầu, định hướng phát triển của giai đoạn mới... làm cơ sở, căn cứ khoa học trong sắp xếp.Đối với cấp xã, cần xác định rõ các mô hình chính quyền địa phương cấp xã đối với khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, đồng bằng, hải đảo, quy mô dân số, diện tích, lịch sử, văn hóa, các vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, dân tộc, tôn giáo... Xây dựng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, định biên của chính quyền địa phương cấp xã.