Trang phục công sở làm từ vải thực vật, hữu cơ chinh phục tín đồ khó tính
Đây là trận đấu giao hữu truyền thống được BTC vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên tổ chức hàng năm với mục đích giao lưu với HLV, BHL, giảng viên của các Trường ĐH tham gia giải đấu. Trận đấu còn là khoảng thời gian gắn kết giữa BTC và các đội bóng tham gia. Đồng thời, trận đấu giao hữu cũng làm "nóng" cho trận play-off giữa Trường ĐH Nha Trang và Trường ĐH Quy Nhơn chiều nay.Chiều nay 18.1, lúc 15 giờ, trận đấu tranh chiếc vé duy nhất của bảng C tham dự vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO giữa 2 đội bóng nói trên sẽ diễn ra tại sân bóng Trường ĐH Nha Trang.Dưới đây là một số hình ảnh của trận đấu giao hữu:Vòng loại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO có 66 đội sẽ chia vào 6 bảng thi đấu theo khu vực địa lý từ ngày 28.12.2024 đến 18.1.2025. Cụ thể gồm khu vực phía bắc (từ ngày 30.12.2024 - 10.1.2025 tại sân Trường ĐH Thủy Lợi); khu vực Duyên hải miền Trung (từ ngày 6.1 - 12.1.2025 tại sân Quân khu 5 - Đà Nẵng); khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên (10.1 - 18.1.2025 tại sân Trường ĐH Nha Trang); khu vực Đông Nam bộ (4.1 - 12.1.2025 tại SVĐ Bàu Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu); khu vực Tây Nam bộ (8.1 - 17.1.2025 tại SVĐ Cần Thơ) và khu vực TP.HCM (28.12.2024 - 15.1.2025 sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng) để chọn ra 11 đội cùng với đội chủ nhà Trường ĐH Tôn Đức Thắng tranh vòng chung kết giải từ 1.3 - 16.3.2025.Hàng loạt sao dự sinh nhật lần thứ 50 của Victoria Beckham
Ở trận tứ kết hôm 12.3, khi trận đấu chỉ còn chưa đến 10 phút (thời gian chính thức) và đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa gặp bế tắc trong việc tìm đường đến mành lưới của đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, Nguyễn Văn Thức đã biết cách tỏa sáng đúng lúc. Chàng sinh viên đang học ngành quản trị khách sạn (Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa) đi bóng dũng mãnh xộc thẳng vào trung lộ, đối mặt với nhiều hậu vệ đối phương trước khi tung cú sút uy lực và hiểm hóc để đánh bại thủ môn đội Trường ĐH Công nghệ TP.HCM. Pha lập công quý giá của Văn Thức ở phút 71 giúp thầy trò HLV Nguyễn Thành Công giành chiến thắng chung cuộc, qua đó đi tiếp vào bán kết.Dám đưa ra lựa chọn và nỗ lực để thực hiện tốt nhất khi đối mặt thử thách, chính bản lĩnh của tiền đạo sinh năm 2003 đã giúp đội bóng vượt qua những thời khắc khó khăn. Đó cũng là "kim chỉ nam" của Nguyễn Văn Thức trong cuộc sống. Tiền đạo quê Thanh Hóa cho biết việc chơi bóng đá giúp anh trưởng thành hơn từng ngày: "Từ một cậu bé gầy gò, tôi trở thành cao to (1,80 m, nặng 75 kg) như hôm nay, cũng nhờ chơi thể thao. Khi tham gia đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trong mấy năm nay, tôi cũng trở nên chín chắn hơn, có trách nhiệm với việc mình làm. Tôi muốn trở thành một người đàn ông bản lĩnh, để đỡ đần mẹ và chăm sóc các em". Văn Thức tiết lộ, cha anh qua đời trước thời điểm thi ĐH. Anh từng đau buồn rất nhiều, nhưng suy nghĩ phải thay thế cha để làm chỗ dựa cho gia đình" đã thôi thúc chàng trai xứ Thanh càng mạnh mẽ hơn.Sự mạnh mẽ đã được Nguyễn Văn Thức thể hiện qua những bước chạy, những tình huống tranh chấp hay ghi bàn trên sân cỏ. Và không chỉ riêng tiền đạo 22 tuổi này, sự mạnh mẽ cũng là yếu tố đưa tập thể đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đi xa tại TNSV THACO cup 2025, với dấu ấn đậm nét đầu tiên là đánh bại đội bóng rất mạnh Trường ĐH Thủy lợi ở trận play-off khu vực phía bắc và lấy suất góp mặt VCK tại TP.HCM.Văn Thức là sinh viên năm tư, đã thi đấu cho đội bóng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa kể từ những ngày đầu nhập học. Sau 4 năm thi đấu, Thức cùng các đồng đội từng giành nhiều chức vô địch, còn riêng bản thân anh cũng không ít lần đoạt những danh hiệu cá nhân (vua phá lưới, cầu thủ xuất sắc). Tuy nhiên, mùa giải 2025 mới là lần đầu Nguyễn Văn Thức cùng đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa góp mặt tranh tài tại TNSV VN. Do đó, tiền đạo 22 tuổi và các đồng đội rất khao khát thể hiện khả năng. Chính Văn Thức cũng là người đá luân lưu đầu tiên, mở ra chiến thắng chung cuộc cho thầy trò HLV Nguyễn Công Thành trước đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM ở bán kết. Giờ đây, đội bóng xứ Thanh đã tiến rất sát đến ngôi vương, khi ghi danh vào trận chung kết. "Chúng tôi đặt mục tiêu vô địch. Trong lần đầu và cũng có thể là lần cuối dự giải, tôi muốn lưu lại kỷ niệm tuyệt đẹp thời sinh viên", chân sút Nguyễn Văn Thức bày tỏ.
Đánh giá Volkswagen Scirocco: ‘Hàng độc’ không dành cho số đông
Sau khi đắc cử nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2016, ông Trump đã tiếp Thủ tướng Nhật Bản khi ấy là ông Shinzo Abe tại dinh thự riêng.Ông Ishiba hiện chưa có được mối quan hệ cá nhân thân thiết với ông Trump như ông Abe, nên không có những ưu thế và thuận lợi như vậy.Mối quan hệ Mỹ - Nhật quan trọng đối với ông Ishiba hơn đối với ông Trump, bởi Mỹ chỉ cạnh tranh chiến lược với Nga và Trung Quốc. Còn Nhật Bản thì không chỉ vướng mắc trực tiếp với cả Trung Quốc lẫn Nga và lại còn bị thách thức và đe dọa an ninh bởi CHDCND Triều Tiên. Washington cần Tokyo làm đồng minh quân sự chiến lược, trong khi Tokyo cần Washington làm chỗ dựa và sự đảm bảo an ninh.Chính vì thế, ông Ishiba có nhu cầu lớn và cấp thiết trong việc tranh thủ cá nhân ông Trump và tránh để xảy ra xung khắc thương mại giữa hai nước trong bối cảnh tân chủ nhân Nhà Trắng chủ ý sử dụng thuế quan làm công cụ để đạt được mục đích và lợi ích trong quan hệ với các đối tác bên ngoài. Ông Trump muốn Nhật Bản khắc phục xuất siêu đối với Mỹ, thì ông Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ nhập khẩu nhiều hơn dầu lửa và khí đốt của Mỹ. Ông Trump muốn bảo hộ sản xuất ở Mỹ thì ông Ishiba cam kết tăng cường đầu tư vào Mỹ. Và ông Ishiba làm ông Trump hài lòng khi chủ động tăng ngân sách quốc phòng.Sự lụy này trong thực chất không ghê gớm gì đối với Tokyo, vì đằng nào Nhật Bản cũng phải nhập khẩu khí đốt và dầu mỏ nhiều hơn, đằng nào cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài và đằng nào cũng chủ trương tăng ngân sách quốc phòng bất kể ông Trump trở lại hay không trở lại cầm quyền ở Mỹ. Vì thế, Tokyo lụy nhỏ nhưng lại thu về lợi lớn đấy!
Ngày 17.1, Công an P.Tân Chánh Hiệp (Q.12, TP.HCM) đang xác minh, trích xuất camera an ninh nhà dân để làm rõ vụ người đàn ông bị 2 người lạ mặt đuổi đánh tới tấp trên địa bàn.Trước đó, tối 16.1, mạng xã hội lan truyền clip, ghi lại cảnh một người đàn ông bị hai người lạ mặt đuổi đánh trên đường. Nạn nhân không chống trả nhưng hai người này đuổi theo đánh tới tấp. Chứng kiến vụ việc, người dân đến can ngăn nhưng không được. Vụ đánh người gây náo loạn trên đường. Sự việc xảy ra trên đường Tô Ký (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12, TP.HCM).Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, người dân tại khu vực cho biết, khoảng 20 giờ ngày 16.1, người đàn ông chạy xe máy trên đường Tô Ký, hướng từ quốc lộ 1 về đường Nguyễn Ảnh Thủ. Khi đến trước trụ sở Công ty điện lực An Phú Đông (P.Tân Chánh Hiệp, Q.12) thì xảy ra va chạm với xe máy của một người đàn ông khác chạy từ hẻm ra đường Tô Ký. Sau va chạm hai bên có xảy ra cự cãi."Vụ việc chỉ là va chạm nhẹ nhưng họ đánh người ta dữ quá. Lúc đầu, hai bên có cự cãi, sau đó định bỏ đi thì một người đi đường không liên quan đến vụ việc lao đến đánh người đàn ông chạy xe máy đi đúng chiều (người chạy xe máy trên đường Tô Ký). Thấy vậy, người có va chạm xe máy với nạn nhân cũng lao đến cùng tấn công người đàn ông. Tôi thấy họ còn cầm cây sắt nhưng lúc đó tiệm có khách nên tôi chạy vào bán hàng, không biết họ có đánh nạn nhân nữa không", bà T. (chủ tiệm bán quần áo gần hiện trường) bức xúc.Ngay khi nhận tin báo vụ việc người đàn ông bị đánh hội đồng trên đường Tô Ký (Q.12), lực lượng công an địa phương đã đến hiện trường, trích xuất camera an ninh nhà dân quanh khu vực, truy xét những người có liên quan, làm rõ.
Ngân hàng nói gì về các vụ việc mất tiền thời gian gần đây
Hằng năm, Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1933 có trụ sở tại Mỹ, mang mục tiêu cung cấp hỗ trợ nhân đạo toàn cầu, sẽ đưa ra bản Danh sách theo dõi tình trạng khẩn cấp, trong đó xác định những quốc gia và khu vực có khả năng phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng nhân đạo leo thang trong năm tới. Danh sách này xét đến khả năng xảy ra và tác động của xung đột, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu.Dưới đây là tốp 10 quốc gia và vùng lãnh thổ được IRC đưa vào danh sách theo dõi khẩn cấp, với những dự báo tình trạng khủng hoảng có thể tiếp diễn hoặc trầm trọng thêm trong năm 2025.Somalia có năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện trong tốp 10 nơi cần chú ý tình trạng khẩn cấp của IRC. Trung tâm bất ổn tại nước này đến từ các cuộc tấn công của nhóm vũ trang đối lập al-Shabaab chống lại chính phủ Somalia. Trong 9 tháng đầu năm 2024, al-Shabaab thực hiện hơn 120 cuộc tấn công và dần mở rộng ảnh hưởng, trong khi phái bộ của Liên minh châu Phi (AU) được cử đến để duy trì ổn định đang phải rút dần khỏi Somalia. Ngoài ra, các cuộc xung đột giữa những nhóm sắc tộc còn làm trầm trọng thêm bất ổn.Trong năm 2025, chính phủ nước này có thể đối mặt với các cuộc giao tranh leo thang, trong khi viện trợ quốc tế giảm dần. Ngoài ra, biến đổi khí hậu, bao gồm hiện tượng La Nina, có thể đảo ngược nỗ lực khôi phục nền nông nghiệp. Dự kiến có khoảng 1,6 triệu trẻ em Somalia bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, hạn chế khả năng phát triển và xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.Nạn đói ở Mali đang trở nên tồi tệ hơn do cuộc xung đột leo thang đã diễn ra trong 12 năm. Nhiều thành phố đang mắc kẹt trong cuộc giao tranh giữa chính quyền quân sự Mali liên minh với nhóm lính đánh thuê Wagner, đối đầu với các nhóm vũ trang đối lập như lực lượng Tuareg và Jama'at Nusrat al-Islam wal-Muslimin (JNIM). Việc Pháp rút hỗ trợ quân sự khỏi Mali cũng gây nguy cơ gia tăng thương vong của thường dân vướng vào giao tranh. Theo dự báo, năm 2025 sẽ là thách thức với chính quyền Mali khi các nhóm đối lập có thể kiểm soát nhiều khu vực hơn. Ngoài ra, nguy cơ khủng hoảng lương thực trầm trọng hiện hữu khi phe đối lập tấn công các xe chở ngũ cốc và chặn tuyến tiếp tế, trong khi lũ lụt đã phá hoại mùa màng. Hơn 2.500 người tại Mali có nguy cơ gặp nạn đói và con số này có thể tăng.Kể từ sau vụ ám sát cố Tổng thống Haiti Jovenel Moise năm 2021, nước này chìm sâu vào khủng hoảng với các cuộc đụng độ giữa những băng nhóm, với quy mô ngày càng tăng. Các cuộc tấn công bạo lực gần đây vào tháng 12.2024 đã khiến khoảng 200 thường dân thiệt mạng.Việc các băng nhóm mở rộng quyền kiểm soát đặt hàng triệu người dân Haiti vào nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực tình dục, bắt cóc và tống tiền, qua đó cản trở hoạt động nhân đạo và nỗ lực phục hồi kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém và dễ tổn thương trước thiên tai cũng gây đe dọa người dân nước này khi xảy ra bão hoặc động đất.Hoạt động của nhóm vũ trang JNIM và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) trải dài trên các quốc gia vùng Sahel ở châu Phi, bao gồm Burkina Faso. Các nhóm vũ trang đối lập từ chỗ chỉ cô lập 1 thị trấn vào năm 2021, đến năm 2024 đã kiểm soát gần 40 thị trấn, khiến gần 2 triệu người bị cô lập và cản trở các nguồn viện trợ.Đã có hơn 1.800 thường dân thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Burkina Faso năm 2024. Ngoài ra, nạn đói tại nước này đã ở mức 43% và Burkina Faso dần nhận ít viện trợ hơn từ các tổ chức quốc tế. Lũ lụt và dịch sốt xuất huyết cũng là mối đe dọa với người dân tại đây.Đây là lần đầu tiên Li băng xuất hiện trong tốp 10 danh sách cần chú ý khẩn cấp của IRC, liên quan những cuộc giao tranh giữa Israel và lực lượng Hezbollah đã kéo dài hơn 1 năm. Một lệnh ngừng bắn được ký kết tháng 11.2024 không thể lập tức giải quyết nhu cầu viện trợ nhân đạo tại Li băng, khi xung đột đã khiến hơn 1,4 triệu người phải bỏ nhà cửa.Nền kinh tế Li Băng đối mặt với loạt khó khăn khi đồng tiền nước này đã giảm 98% giá trị kể từ năm 2019, trong khi giá lương thực đã tăng 350%. Khoảng 80% dân số đối diện với mất an ninh lương thực.Đất nước này phải đối mặt với các mối hiểm họa khi nước láng giềng Sudan cũng đang xảy ra xung đột nghiêm trọng. Ngoài ra, bất ổn chính trị và khủng hoảng khí hậu, với tình trạng lũ lụt hằng năm gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất lương thực. Những bất ổn tại Sudan cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan, một trong những trụ cột nền kinh tế nước này. Giá thực phẩm đã tăng vọt 95% trong một năm.Một thỏa thuận hòa bình để tạm ngừng xung đột giữa chính quyền và nhóm vũ trang đối lập tại Nam Sudan sẽ kết thúc vào tháng 2.2025 và nếu không được gia hạn, tình trạng bất ổn sẽ còn thêm trầm trọng. Trong khi đó, các chuyên gia dự đoán rằng hơn 2,1 triệu trẻ em ở Nam Sudan sẽ bị suy dinh dưỡng cấp tính vào năm 2025, khi nông nghiệp nước này chịu lũ lụt triền miên và hoạt động cứu trợ bị cản trở do xung đột.Sau sự kiện lực lượng đối lập lật đổ chính quyền cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad đầu tháng 12.2024, giới quan sát vẫn chờ xem liệu người dân Syria sẽ bắt đầu ổn định cuộc sống, hay sẽ tiếp tục xuất hiện các cuộc xung đột.Sau gần 14 năm đối đầu giữa lực lượng ông al-Assad và các nhóm đối lập, khoảng 16,7 triệu người Syria, tương đương 72% dân số, phải phụ thuộc vào các nguồn viện trợ. Tình trạng siêu lạm phát đẩy giá lương thực tăng vọt và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở mức báo động. Hạn hán có thể khiến nguồn nước càng trở nên khan hiếm, tạo điều kiện cho dịch tả lây lan ở các trại tị nạn. Có khoảng một nửa cơ sở y tế tại Syria hiện không hoạt động và 1/3 bệnh viện công đóng cửa một phần hoặc toàn bộ. IRC dự báo các cuộc đụng độ giữa chính quyền quân sự Myanmar và lực lượng đối lập sẽ tiếp diễn khi các lệnh ngừng bắn ngắn hạn sụp đổ. Thiên tai như bão lũ, cùng các loại dịch bệnh, có thể đe dọa đến những cộng đồng dễ bị tổn thương tại Myanmar. Nước này cũng chỉ nhận được 0,25% số tiền từ ngân sách tài trợ khí hậu toàn cầu, khiến nỗ lực phục hồi thêm khó khăn.Hơn 1 năm kể từ cuộc chiến giữa Israel và lực lượng Hamas, Dải Gaza liên tục hứng chịu các cuộc tấn công từ Tel Aviv và giới chức y tế Gaza cuối tháng 12.2024 thông báo đã có hơn 45.000 người thiệt mạng kể từ ngày 7.10.2023, thời điểm Hamas phát động tấn công Israel và Tel Aviv đáp trả.Gần như toàn bộ dân số Gaza chịu cảnh mất an ninh lương thực nghiêm trọng và tình hình có thể nghiêm trọng nếu Israel và Hamas không thể nhất trí một lệnh ngừng bắn ở Gaza. Các chuyên gia cảnh báo nạn đói có thể xuất hiện ở khắp dải đất này nếu công tác cứu trợ nhân đạo bị cản trở. Hạ tầng y tế và dịch vụ bị hư hại do cuộc chiến cũng sẽ gây khó khăn cho người dân Gaza trong những nhu cầu cơ bản.Trong 2 năm liên tiếp, Sudan đứng đầu danh sách của IRC, khi cuộc nội chiến tại nước này vẫn tiếp diễn. IRC cho biết Sudan hiện là quốc gia phải chịu cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất được ghi nhận. Cuộc chiến giữa quân đội Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đối lập gây ra tác động nghiêm trọng đến thường dân. Bạo lực tình dục và tình trạng tuyển mộ trẻ em trở thành tay súng đã trở nên phổ biến. Nội chiến được dự báo sẽ tiếp diễn trong năm 2025 khi không bên nào có ý định tìm giải pháp ngoại giao. Hệ thống y tế bị tê liệt cũng khiến người dân không được điều trị những loại bệnh như dịch tả và dự báo sẽ có nhiều đợt bùng dịch trong năm 2025. Theo IRC, nếu không có biện pháp bảo vệ nhân viên cứu trợ nhân đạo, người dân Sudan có thể tiếp tục không được hỗ trợ.