Hơn 7.000 người đi bộ từ thiện hướng đến người nghèo
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".1.670 tỉ đồng để 'giữ chân' du khách ở Hội An lâu hơn
Lá thăm may rủi đưa đội tuyển futsal nữ Việt Nam nằm ở bảng B, có sự xuất hiện của Iran, Hồng Kông và Philippines. Đánh giá về kết quả bốc thăm, HLV trưởng đội tuyển futsal nữ Việt Nam Nguyễn Đình Hoàng cho biết: "Chúng ta nằm trong bảng đấu có đội bóng rất mạnh là Iran. Họ là ứng cử viên hàng đầu cho 1 suất đi tiếp của bảng đấu. 2 đội còn lại là Philippines và Hồng Kông đều đã thi đấu rất tốt ở vòng loại. Đội tuyển futsal nữ Philippines cho thấy sự tiến bộ rất nhiều so với chính họ khi gặp chúng ta ở giải Đông Nam Á vừa qua với nhiều cầu thủ chất lượng được bổ sung. Chúng ta sẽ gặp khó khăn nhiều khi gặp họ ở vòng chung kết châu Á sắp tới. Đối thủ Hồng Kông cũng đã thi đấu ấn tượng ở giải vòng loại vừa qua nên chúng ta chắc chắn cũng không dễ để vượt qua họ"."Dù khó khăn như thế nào, mục tiêu của đội tuyển futsal nữ Việt Nam vẫn là giành 1 suất tham dự World Cup futsal nữ 2025. Nhưng trước tiên, đội cần phải vượt qua được vòng bảng. Đây là 1 bảng đấu tương đối cân bằng và các đội đều có cơ hội. Trước tiên, đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ quyết tâm giành 1 vé vào vòng tứ kết giải châu Á", HLV Nguyễn Đình Hoàng khẳng định.Để chuẩn bị cho vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, đội tuyển futsal Nữ Việt Nam dự kiến sẽ tập trung vào cuối tháng 3 tới với kế hoạch đang được HLV trưởng Nguyễn Đình Hoàng đề xuất.Vòng chung kết giải futsal nữ châu Á 2025 đồng thời cũng là vòng loại World Cup futsal nữ châu Á 2025 (lần đầu tổ chức, diễn ra vào tháng 11 năm nay). Theo đó, 3 đội có thành tích tốt nhất (đội vô địch, á quân và hạng 3) giải sẽ giành vé trực tiếp đến với World Cup.Bóng đá Đông Nam Á có 4 đại diện tham gia tranh tài là Thái Lan, Việt Nam, Philippines và Indonesia. Trong đó, đội bóng Đông Nam Á đã chắc chắn xuất hiện ở World Cup futsal nữ 2025 là Philippines, với tư cách chủ nhà. Trong khi đó, Thái Lan là ứng viên nặng ký nhất cho tấm vé dự World Cup. Ở châu Á, đội bóng xứ sở chùa vàng đang có vị trí tốt nhất trên bảng xếp hạng FIFA, khi đứng thứ 6 thế giới.Đội tuyển futsal cũng được đánh giá là có cửa góp mặt tại World Cup, với sự tiến bộ vượt bậc trong thời gian gần đây. Tại giải Đông Nam Á 2024, thầy trò HLV Nguyễn Đình Hoàng đã phá thế thống trị của Thái Lan, khi giành chiến thắng ở chung kết (2-1) và đăng quang chức vô địch khu vực. HLV Đình Hoàng từng chia sẻ: "Futsal nữ Thái Lan có trình độ cao, nhưng Việt Nam cũng không thua kém, nên quan trọng là tâm lý của các cầu thủ khi bước vào trận đấu. Khi đã có chiến thắng, sự tự tin của các cầu thủ futsal Việt Nam sẽ tăng cao, không còn e dè khi đối đầu với người Thái".Cũng theo ông Hoàng, thành tích tại sân chơi Đông Nam Á vừa qua là tiền đề tốt để đội tuyển futsal nữ Việt Nam hướng đến việc chinh phục những giải đấu tầm cỡ cao hơn. Với futsal nữ châu Á, Nhật Bản, Iran và Thái Lan là tốp 3 đội mạnh nhất và sáng cửa giành 3 tấm vé đi World Cup. Nhưng với những gì đã thể hiện, đội tuyển futsal nữ Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc đua, ít nhất là trong việc cạnh tranh trực tiếp với futsal nữ Thái Lan.
Có một hồ Tây ở… Tây nguyên
Theo TechRadar, Apple đang bí mật thử nghiệm kết nối vệ tinh Starlink của SpaceX trên iPhone, mở ra khả năng người dùng iPhone sẽ sớm có thêm một lựa chọn kết nối khi ở vùng không có sóng di động.Hiện tại, iPhone đã có tính năng kết nối vệ tinh khẩn cấp thông qua nhà cung cấp Globalstar. Tuy nhiên, dịch vụ này còn nhiều hạn chế, chủ yếu dùng để liên lạc khẩn cấp và gửi tin nhắn ngắn.Trong khi đó, Starlink với mạng lưới vệ tinh phủ sóng rộng khắp, hứa hẹn mang đến kết nối ổn định và tốc độ cao hơn, cho phép người dùng thực hiện nhiều tác vụ hơn như nhắn tin, gọi điện và thậm chí là xem video.Theo nguồn tin từ Bloomberg, Apple đã tích hợp hỗ trợ Starlink vào bản cập nhật iOS 18.3 mới nhất và đang tiến hành thử nghiệm với một nhóm người dùng iPhone. Nhà mạng T-Mobile của Mỹ, hiện là đối tác của SpaceX trong việc cung cấp dịch vụ Starlink cho điện thoại di động, cũng xác nhận đang thử nghiệm tính năng này với người dùng iPhone.CEO Elon Musk của SpaceX cho biết Starlink hiện có thể hỗ trợ hình ảnh, nhạc và podcast có độ phân giải trung bình trên iPhone. Trong tương lai, Starlink sẽ hỗ trợ cả video có độ phân giải trung bình.Nếu hợp tác thành công, đây sẽ là một bước tiến lớn, mang đến cho người dùng iPhone trải nghiệm kết nối vệ tinh vượt trội. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ khi nào Apple sẽ chính thức ra mắt tính năng này và phạm vi phủ sóng sẽ rộng đến đâu.
Các đảng đối lập tại Ấn Độ đã chỉ trích lời đề nghị bán tiêm kích F-35 cho nước này của Tổng thống Mỹ Donald Trump với lý do chi phí cao, theo Reuters đưa tin hôm 17.2.Chỉ trích được đưa ra trong bối cảnh Nga đã thảo luận về việc sản xuất máy bay phản lực tiên tiến nhất của mình tại Ấn Độ, theo mục tiêu của Thủ tướng Narendra Modi.Đề nghị từ Mỹ và Nga được đưa ra vào thời điểm các phi đoàn của Không quân Ấn Độ đã giảm xuống còn 31 từ con số 42 phi đoàn.Sau cuộc gặp với ông Modi vào tuần trước, ông Trump nói rằng Mỹ sẽ tăng các thương vụ quân sự với Ấn Độ từ năm nay và sẽ dần cung cấp tiêm kích thế hệ thứ 5 F-35 của hãng Lockheed Martin.Đảng Quốc đại Ấn Độ viện dẫn những chỉ trích trước đây của tỉ phú Elon Musk về mẫu tiêm kích này để nhắm vào chính phủ của Thủ tướng Modi."Chiếc F-35 mà ông Elon Musk mô tả là rác, tại sao ông Narendra Modi lại nhất quyết mua?", theo một bài đăng trên tài khoản X chính thức của đảng Quốc đại, đồng thời nói rằng máy bay này đắt tiền và có chi phí vận hành cao.Chính phủ Mỹ ước tính một chiếc F-35 có giá khoảng 80 triệu USD.Chính phủ Ấn Độ chưa nói rằng họ có ý định mua máy bay này. Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ đã nói với báo giới vào tuần trước rằng lời đề nghị của Mỹ đang ở "giai đoạn đề xuất", đồng thời nói thêm rằng quá trình mua sắm vẫn chưa bắt đầu.Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã không trả lời ngay lập tức đề nghị đưa ra bình luận liên quan.Tuần trước, Nga đề nghị sản xuất tại Ấn Độ mẫu tiêm kích thế hệ thứ 5 Sukhoi Su-57, trong đó có dùng các bộ phận tại Ấn Độ, đồng thời cho biết việc sản xuất có thể bắt đầu sớm nhất là vào năm nay nếu Ấn Độ đồng ý."Nga chưa bao giờ ngại chuyển giao công nghệ", theo ông Amit Cowshish, cựu cố vấn tài chính về mua sắm tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ."Vấn đề không phải là Nga đề nghị chuyển giao công nghệ, chúng tôi sẽ tiếp tục giao dịch với Nga như mua dầu và có thể mua một vài thứ khác, nhưng một thỏa thuận (quốc phòng) lớn như vậy có thể sẽ tạo ra những khó khăn riêng đối với Mỹ", ông Cowshish cho biết.
Nhà thơ Nhiên Đăng nhận giải nhất cuộc thi Thơ hay Tạp chí Văn Nghệ TP.HCM
Để làm điều này, ông Putin chỉ đạo chính phủ tập trung vào việc sản xuất máy chơi game, hệ điều hành và dịch vụ chơi game đám mây trong nước. Động thái này nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế.Hiện tại, hai dự án chính đang được triển khai. Dự án đầu tiên phát triển máy chơi game cố định sử dụng bộ xử lý Elbrus, trong khi dự án thứ hai tập trung vào nền tảng chơi game đám mây do công ty viễn thông MTS dẫn đầu.Máy chơi game cố định mà chính phủ Nga đang phát triển gặp nhiều thách thức về phần cứng. Chip Elbrus, do Trung tâm công nghệ SPARC (MCST) của Moscow sản xuất, được thiết kế chủ yếu cho các mục đích quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, chip này không thể cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại từ các thương hiệu hàng đầu như Intel, AMD và ARM, khiến nó không đủ sức mạnh để so sánh với các máy chơi game như PS5 của Sony hay Xbox của Microsoft.Hơn nữa, hệ điều hành cho máy chơi game của Nga vẫn đang trong quá trình phát triển, với các lựa chọn như Aurora và Alt Linux chưa được hoàn thiện. Chính phủ Nga thừa nhận những hạn chế này và cho rằng máy chơi game hiện tại của họ không thể sánh với các đối thủ quốc tế. Phó chủ tịch Ủy ban Chính sách Thông tin của Duma Quốc gia, Anton Gorelkin, cho biết cần có những ý tưởng mới để cải thiện khả năng của máy chơi game, hiện chỉ phù hợp với các trò chơi cũ và đơn giản.Dự án chơi game đám mây của MTS, mang tên Fog Play, cho phép người dùng chơi các game hàng đầu trên thiết bị ít tiên tiến hơn thông qua các máy chủ trung tâm dữ liệu mạnh mẽ. Tuy nhiên, phiên bản tiếng Nga vẫn còn kém xa so với các dịch vụ toàn cầu.Cả hai dự án đều cho thấy những khó khăn mà Nga đang gặp phải trong việc đạt được sự tự chủ về công nghệ trong ngành công nghiệp trò chơi. Mặc dù chính phủ Nga thể hiện quyết tâm nhưng khoảng cách về chip và phần mềm vẫn còn lớn. Hiện tại, các máy chơi game nội địa có thể tìm thấy một số ứng dụng phù hợp nhưng vẫn còn lâu mới có thể cạnh tranh thực sự với những gã khổng lồ như Sony và Microsoft.