$509
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của PS điện tử. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ PS điện tử.Sáng 18.3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) thuộc Bộ TT-TT.Kết thúc phần xét hỏi, tòa tuyên bố chuyển sang tranh luận. Đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án 10 - 11 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.Cùng tội danh, cựu Giám đốc VNCERT Nguyễn Trọng Đường bị đề nghị mức án 5 - 6 năm tù. Các bị cáo còn lại bị đề nghị mức án thấp nhất 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất đến 42 tháng tù giam.Đây là vụ án thứ 5 cựu Chủ tịch Tập đoàn AIC bị truy cứu trách nhiệm hình sự.Cuối năm 2022, bà Nhàn bị tuyên phạt 30 năm tù về 2 tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ, trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai.Tháng 10.2023, bà Nhàn bị tuyên 10 năm tù trong vụ án sai phạm cung cấp thiết bị xảy ra tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.Bà Nhàn còn bị tuyên án 24 năm tù trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM và 13 năm tù trong vụ án đưa hối lộ cho cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh.Tại bản luận tội vụ án xảy ra tại VNCERT vừa công bố, đại diện viện kiểm sát đánh giá hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm công tác quản lý của nhà nước, vi phạm tính công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.Trong số các bị cáo, cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn giữ vai trò chủ mưu, cầm đầu, lôi kéo các bị cáo khác tham gia cùng phạm tội.Bà Nhàn trước khi bị khởi tố đã xuất cảnh khỏi Việt Nam nhằm trốn tránh trách nhiệm, gây khó khăn cho việc giải quyết toàn diện đối với vụ án. Cơ quan điều tra đã phát lệnh truy nã, kêu gọi bà này ra đầu thú để được hưởng lượng khoan hồng, song đến nay chưa có kết quả.Dù vậy, cơ quan công tố khẳng định có đủ căn cứ cáo buộc sai phạm của bà Nhàn. Việc đề nghị truy tố, truy tố và đưa bị cáo ra xét xử là kịp thời, cần thiết, đúng trình tự thủ tục pháp luật, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, giải quyết toàn diện vụ án với tinh thần "trốn cũng không thể trốn được".Theo cáo buộc, năm 2016, VNCERT được Bộ TT-TT giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin mạng trên một số kênh kết nối internet quốc tế. Tổng mức đầu tư 95 tỉ đồng.Ngay từ giai đoạn xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới tại Công ty AIC liên hệ với các hãng bán hàng, hỏi giá thiết bị theo danh mục của VNCERT, cộng thêm 40% vào giá dự toán, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.VNCERT sử dụng danh mục, dự toán trên, hợp thức các gói thầu tư vấn để Vụ Kế hoạch - Tài chính thẩm định trình lãnh đạo bộ phê duyệt.Khi phát hành hồ sơ mời thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đề xuất phần tài chính tham gia gói thầu cho Công ty AIC là 70 tỉ đồng, đồng thời chỉ định Công ty cổ phần Mopha (thuộc hệ sinh thái AIC) làm "quân xanh" nhằm thông thầu.Với chuỗi hành vi của bà Nhàn và các bị cáo, tài sản nhà nước bị thiệt hại hơn 17 tỉ đồng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của PS điện tử. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ PS điện tử.Ngày 17.2, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM thông tin về kỳ họp thứ 21 với trọng tâm là xem xét thông qua phương án sắp xếp bộ máy của chính quyền TP.HCM.Theo đó, kỳ họp dự kiến diễn ra chiều 20.2, xem xét các tờ trình của UBND TP.HCM về tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn trực thuộc, và quy định về chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của hệ thống chính trị trên địa bàn.Bên cạnh đó, HĐND TP.HCM cũng xem xét điều chỉnh 2 nghị quyết về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND TP.Thủ Đức.Kỳ họp này cũng xem xét thông qua chủ trương đầu tư các dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) lĩnh vực giao thông trên đường bộ hiện hữu; chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh trung học phổ thông; chế độ chính sách nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.Ngoài ra, các đại biểu HĐND TP.HCM cũng xem xét thông qua công tác nhân sự theo thẩm quyền.Theo phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của Sở Nội vụ TP.HCM vừa trình, UBND TP.HCM dự kiến có 16 cơ quan chuyên môn gồm: Văn phòng UBND, Thanh tra, Sở Du lịch, Sở An toàn thực phẩm, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chánh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công thương.Công an TP.HCM dự kiến tiếp nhận một số chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, lý lịch tư pháp, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ và an toàn, an ninh thông tin mạng.Đối với cơ quan hành chính khác, UBND TP.HCM dự kiến còn 3 đơn vị gồm: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao thành phố, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và công nghiệp.Riêng Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài và Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Sở Nội vụ đề xuất hợp nhất và giữ tên là Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM, thống nhất công tác đối ngoại nhân dân và công tác về người Việt Nam ở nước ngoài. ️
Ngày 19.3, trên các nhóm mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 16 giây ghi lại hình ảnh một người được cho là tu sĩ tử vong trong tình trạng lõa thể tại ngôi chùa ở Vĩnh Long, kèm theo nhiều thông tin trái chiều.Các bình luận cho rằng tu sĩ bị sát hại, do hiện trường xáo trộn, có nhiều cờ lê, mỏ lếch...; thi thể nằm trong thùng gỗ và đã tử vong nhiều ngày...Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với PV Thanh Niên, đại tá Phan Ngọc Tính, Phó giám đốc Công an tỉnh, người phát ngôn của Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết theo biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thì vị tu sĩ này tử vong do bệnh lý vỡ mạch máu não; không ghi nhận thương tích hay tổn thương từ bên ngoài.Theo đó, khoảng 19 giờ 30 ngày 17.3, các sư trong chùa Giác Thiên (P.4, TP.Vĩnh Long, Vĩnh Long) phát hiện mùi hôi thối bốc ra từ thất (phòng) của một tu sĩ. Cửa phòng khóa, khi các sư mở được cửa thì thấy tu sĩ này tử vong trong tình trạng lõa thể nên giữ nguyên hiện trường, báo lực lượng công an.Theo biên bản khám nghiệm tử thi, tu sĩ tử vong trong giai đoạn phân hủy mạnh; mô não không thuần nhất, nhiều vị trí có màu đỏ sẫm. Các bộ phận không phát hiện tổn thương... Kết luận tử vong do bệnh lý xuất huyết não.Tu sĩ tên là H.A.T (pháp danh Thích Pháp N., 62 tuổi, quê TP.Phan Thiết, Bình Thuận), vào tu tại chùa nói trên từ năm 2000. Thượng tọa Thích Lệ Lạc, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, cho biết cơ quan công an xác định tu sĩ này tử vong do đột quỵ nên đã bàn giao cho nhà chùa an táng theo phong tục địa phương.Qua vụ việc nêu trên, cơ quan công an khuyến cáo người dân không chia sẻ, bình luận các vụ việc chưa được cơ quan chức năng kết luận, tránh làm xôn xao dư luận và có thể vi phạm pháp luật. ️
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong. ️