Frostpunk: Beyond the Ice sẽ sớm ra mắt toàn cầu dưới trướng Com2us
Theo thông tin mới nhất, Samsung đang chuẩn bị phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy S23. Điều này diễn ra sau khi một nguồn tin đáng tin cậy phát hiện ra bản dựng One UI 7 beta mới mang mã S918BXXU8ZYC3 dành riêng cho Galaxy S23 Ultra trên nền tảng Checkfirm. Thông tin này cho thấy Samsung đang tích cực làm việc để sớm cung cấp bản cập nhật được chờ đợi cho người dùng Galaxy S23.Vào đầu tháng này, Samsung công bố kế hoạch phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy S23 vào tháng 3.2025. Dự kiến, bản cập nhật beta sẽ được phát hành trong những ngày tới.Ngoài dòng Galaxy S23, Samsung cũng đang chuẩn bị phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy Tab S10 và smartphone Galaxy A55, với kế hoạch phát hành ngay trong tháng này. Bản cập nhật One UI 7 ổn định dự kiến sẽ bắt đầu được phát hành vào tháng 4.2025. Nếu đang sử dụng smartphone Galaxy S23, người dùng hãy cài đặt bản vá bảo mật Android mới nhất (tháng 3.2025) để chuẩn bị cho bản cập nhật tiếp theo, có thể là One UI 7 beta.Trong bối cảnh nhiều người dùng Galaxy vẫn đang chờ đợi One UI 7, Samsung đã giới thiệu mẫu smartphone giá rẻ Galaxy F16 5G với 3 lựa chọn màu sắc xanh lam, đen và xanh lá, kết hợp hiệu ứng Ripple Glow độc quyền của Samsung mang đến vẻ ngoài thời trang cho thiết bị.Quan trọng hơn, Galaxy F16 được cài đặt sẵn One UI 7 với cam kết 6 năm cập nhật Android và 6 năm cập nhật bảo mật, biến Galaxy F16 trở thành một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn cho những ai tìm kiếm sự hỗ trợ phần mềm đáng tin cậy.Galaxy F16 sở hữu màn hình Super AMOLED 6,7 inch với độ phân giải Full HD+ và tốc độ làm mới 90 Hz giúp trải nghiệm cuộn trang trở nên mượt mà hơn. Điện thoại trang bị chip Dimensity 6300 đảm bảo hiệu suất ổn định cho các nhu cầu sử dụng hằng ngày cũng như chơi game ở mức độ vừa phải. Sản phẩm có các tùy chọn RAM 4 GB, 6 GB hoặc 8 GB, cùng bộ nhớ trong 128 GB có thể mở rộng thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD.Với pin 5.000 mAh, Galaxy F16 cung cấp năng lượng đủ cho cả ngày sử dụng, đồng thời hỗ trợ sạc nhanh 25W giúp người dùng tiết kiệm thời gian sạc và nâng cao năng suất làm việc.Sốc: Giá cà phê chính thức vượt mốc 100.000 đồng/kg
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Sạt lở bờ biển nghiêm trọng ở Quảng Ngãi
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.
Người hâm mộ thường quyên góp tiền dưới danh nghĩa những người nổi tiếng để nâng cao hình ảnh của ngôi sao trước công chúng hoặc trả tiền cho các quảng cáo độc lập quảng bá các chuyến lưu diễn hoặc album mới.
'Ông trùm phản diện' Mã Trung kể chuyện bị đột quỵ ngay trên phim trường
Ông Lê Văn Danh - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3), Ông Thiên Thanh Sơn - Giám đốc Công ty Nhiệt điện Vĩnh Tân, cùng các Ban của EVNGENCO3 tiếp và làm việc với Đoàn.Lãnh đạo EVNGENCO3 cho biết, đơn vị đã tăng cường giám sát vận hành, bố trí lãnh đạo, nhân viên trực tăng cường nhằm đảm bảo sản xuất điện ổn định, đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia. Đồng thời, Tổng Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Sông Đà - Cao Cường lắp đặt dây chuyền phân tách tro xỉ để tiêu thụ tro xỉ đang lưu giữ trên bãi với công suất 500.000 m³/năm, hiện tại dây chuyền đã hoàn thành.Kết luận sau buổi làm việc, Ông Đặng Huy Cường - Thành viên HĐTV EVN nhấn mạnh, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 nói riêng và các Nhà máy điện thuộc Tổng Công ty Phát điện 3 nói chung, cần đảm bảo độ tin cậy, duy trì ổn định các tổ máy, nâng cao độ khả dụng, đáp ứng tốt nhu cầu phụ tải trong thời gian tới. Đề nghị Tổng Công ty Phát điện 3 tập trung nghiên cứu và triển khai các phương án sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị trong nhà máy hiệu quả, chất lượng, không để xảy ra sự cố. EVN mong muốn EVNGENCO3 tiếp tục phát huy, đi đầu trong công tác vận hành phát điện và sửa chữa bảo dưỡng để hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất điện, góp phần đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội.