Limousine điện Lexus LF-ZL - khi người Nhật không còn 'kỳ thị' ô tô điện
Chia sẻ với Thanh Niên câu chuyện kinh doanh vàng năm qua, bà Bùi Hồng Tâm, Tổng giám đốc Công ty CP Ancarat Việt Nam, cho biết kinh tế khó khăn nên buôn bán cũng ảnh hưởng. Dịp gần tết tình hình khả quan hơn, song không có nhiều đơn hàng lớn như mọi năm. Số lượng đơn hàng vàng trang sức tăng lên nhưng giá trị từng đơn cũng như tổng giá trị thu về lại giảm đi."Năm nay, doanh nghiệp chỉ chuẩn bị hơn 10 mẫu vàng linh vật, ít hơn khá nhiều con số khoảng 30 mẫu của mọi năm. Chúng tôi cũng không sản xuất vàng miếng mới", bà Tâm nói.Một trong những vấn đề được bà Tâm và nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng khác rất trăn trở là khan hiếm vàng nguyên liệu. Từ trước tới nay, vàng nguyên liệu chủ yếu được doanh nghiệp mua từ nguồn vàng trong dân, nhưng hiện nay các quy định siết chặt hơn, mua vàng phải đảm bảo chứng từ đầy đủ. Cạnh đó, nguồn vàng trong dân cũng không dồi dào.Chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, hiện nguồn vàng nguyên liệu đầu vào rất căng thẳng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn như Công ty Bảo Tín Minh Châu, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty CP vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)... làm đúng quy trình thủ tục, có đầu vào mới có vàng cung ứng đầu ra.Trước đây, khi chưa siết chặt các quy định, doanh nghiệp có thể mua các loại vàng trôi nổi trên thị trường, nguồn cung tương đối dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp thường mua vào vàng của chính họ hoặc các loại vàng thương hiệu khác mà người dân đem bán có giấy tờ, nguồn gốc rõ ràng."Thời gian qua, người dân cũng chủ yếu mua vào chứ không nhiều người bán ra. Các yếu tố này làm cho vàng nguyên liệu ngày càng khan hiếm", ông Phương lý giải.Trao đổi với Thanh Niên, ông Shaokai Fan, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) kiêm Giám đốc Ngân hàng T.Ư toàn cầu tại Hội đồng Vàng thế giới, cho biết gần đây ông đến thăm PNJ, một trong những công ty trang sức lớn nhất Việt Nam. Doanh nghiệp hiện có hai nhà máy sản xuất, sẽ có nhà máy thứ ba trong tương lai gần. "Đại diện PNJ chia sẻ, công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến các khách hàng từ 15 quốc gia trên thế giới. Nhưng vì không thể mua đủ vàng nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước, lượng sản phẩm trang sức dành cho xuất khẩu của PNJ rất ít", ông Shaokai Fan nói.Dẫn thông tin từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam và nghiên cứu từ Metal Focus, ông Shaokai Fan nhận định, nhu cầu vàng trang sức ở Việt Nam dao động từ 15 - 20 tấn mỗi năm. Vì vậy, Việt Nam phải nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất số trang sức này."Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam đã gửi kiến nghị về việc nhập khẩu vàng nguyên liệu tới Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi vẫn đang đợi câu trả lời, hy vọng rằng kiến nghị sẽ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt trong năm nay", ông Shaokai Fan nhấn mạnh.Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Shaokai Fan tính toán: năm 2024, xuất siêu của Việt Nam là 24 tỉ USD, tổng vốn FDI là 25 tỉ USD và kiều hối là 16 tỉ USD. Do đó, năm ngoái Việt Nam đã thu về lượng ngoại tệ là 65 tỉ USD .Nếu ngành thương mại Việt Nam yêu cầu nhập khẩu vàng thì nhu cầu vàng nguyên liệu thô tối đa chỉ khoảng 20 tấn vàng, trị giá khoảng 1,7 tỉ USD. Với thu ngoại tệ 65 tỉ USD, Việt Nam chi gần 2 tỉ USD nhập 20 tấn vàng là hợp lý.Chuyên gia tài chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu phân tích, Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm tới tính thanh khoản của nền kinh tế. Phải đảm bảo có đủ dự trữ quốc gia, trong đó có vàng, ngoại tệ, những tài sản định nghĩa bằng đồng ngoại tệ, ít nhất dự trữ phải bằng số tiền quốc gia chi để nhập khẩu trong 3 tháng. Bởi vậy, lo ngại đổ quá nhiều tiền để nhập khẩu vàng cũng dễ hiểu.Tuy nhiên, theo ông Hiếu, cả năm chi khoảng 1,7 - 2 tỉ USD để nhập vàng và chia ra thành nhiều đợt khác nhau thì không đáng lo ngại. Ngân hàng Nhà nước nên tạo điều kiện để nguồn cung vàng dồi dào hơn, cho phép nhập khẩu vàng ở mức phù hợp.Nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước nên có giải pháp, lộ trình hợp lý để giải quyết vấn đề vàng nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, ông Phương nói, mỗi năm chi khoảng 1,7 tỉ USD để nhập 20 tấn vàng là đủ để giải tỏa một phần "cơn khát" vàng nguyên liệu."Nếu cho phép nhập khẩu 20 tấn vàng mỗi năm, không cần nhập một lần mà chia thành nhiều đợt trong năm. Có thể chia thành 5 - 6 đợt, canh thời điểm giá vàng thấp để nhập khẩu, số tiền chi ra cho mỗi đợt nhập vàng khoảng 200 - 300 triệu USD là không đáng kể", ông Phương nhìn nhận.Nhộn nhịp ngày hội xuân trên cao nguyên đất đỏ M’Nông
Ngày 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định đã trao tiền hỗ trợ cho các tài năng trẻ lần thứ nhất.Theo đó, ban tổ chức đã trao hỗ trợ cho 7 tài năng trẻ, gồm 1 diễn viên được hỗ trợ A (3 triệu đồng/người) và 6 diễn viên, tác giả được hỗ trợ B (2 triệu đồng/người).Trong đó, 5 nghệ sĩ hoạt động sân khấu chuyên nghiệp và 2 nghệ sĩ không chuyên; có 4 nghệ sĩ thuộc thể loại hát bội, 2 nghệ sĩ thuộc thể loại bài chòi và 1 tác giả kịch bản. Đây là các nghệ sĩ và tác giả trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong các hoạt động sân khấu hát bội, bài chòi trong năm 2023 và 2024. Phát biểu tại buổi lễ, các nghệ sĩ trẻ không giấu được sự xúc động khi nhắc về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát bội và bài chòi.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diễm Thy (Đoàn hát bội Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định) cho rằng, để được xướng tên tại lễ trao hỗ trợ của Quỹ Vũ Ngọc Liễn là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ trẻ. Cùng với sự truyền dạy, khích lệ của các nghệ sĩ đi trước, sự hỗ trợ từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã động viên các nghệ sĩ trẻ vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt hơn trong hoạt động sân khấu.Tác giả kịch bản Lê Công Phượng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định) cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã trân quý dành cả cuộc đời mình tận hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển hát bội và bài chòi. Thành quả ông đã để lại cho ngành sân khấu nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý như: Đào Tấn tuồng hát bội, Đào Tấn thơ và từ, Đào Tấn qua thư tịch, Góp nhặt dọc đường… Không chỉ để lại cho đời những tài liệu quý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn để lại cho chúng ta cả một trái tim, một niềm khát vọng về sự trường tồn của nghệ thuật hát bội và bài chòi… Minh chứng cho điều này chính là việc ông đã đứng ra cùng với ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định; nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha… kêu gọi thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn với mục đích khuyến tài hát bội và bài chòi Bình Định. "Qua nhiều năm hoạt động, quỹ đã trao nhiều giải thưởng cho đội ngũ nghệ sĩ của loại hình nghệ thuật hát bội và bài chòi. Đây là nguồn động viên tinh thần quý giá cho các văn nghệ sĩ trẻ trong việc theo nghiệp tổ, giữ nghề", anh Lê Công Phượng nhấn mạnh.Năm 2012, nhân dịp được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn trích một phần từ giải thưởng này để thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định, sau đổi tên thành Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn với sự tham gia đóng góp của nhiều người. Qua 10 năm hoạt động (2012 - 2022), Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn chuyển đổi thành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định từ ngày 20.6.2023. Số tiền tồn quỹ đến trước khi trao hỗ trợ lần thứ nhất hơn 271 triệu đồng.Theo TS Võ Ngọc Vĩnh, đại diện gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, giải thưởng trước đây và Quỹ Vũ Ngọc Liễn hiện nay đều có chung mục đích khuyến khích và hỗ trợ cho lớp nghệ sĩ trẻ của Bình Định về hát bội, bài chòi không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư; nhằm kích thích sự phát triển tài năng, nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật cho ngày mai, góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy nghệ thuật truyền thống ông cha để lại. Qua 7 lần giải thưởng và trao hỗ trợ lần thứ nhất từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã có 73 lượt nghệ sĩ trẻ (gồm 34 nghệ sĩ) được trao giải và hỗ trợ. Trong đó, 5 nghệ sĩ đã vinh dự đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, gồm: Nguyễn Đức Thành, Thu Thẳm (hát bội), Dương Nữ Thùy Dung, Nguyễn Phương Phú, Hoài Tâm (bài chòi).Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (1924 – 2013) sinh ở TP.Quy Nhơn, tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội từ khi còn trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, sau đó tham gia học tập, nghiên cứu tại Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc). Khi về nước, ông công tác tại Phòng Nghệ thuật thuộc Cục Biểu diễn, sau đó phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn. Năm 1986, ông nghỉ hưu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch các tư liệu Hán Nôm liên quan đến văn hóa hát bội Bình Định.Các tác phẩm tiêu biểu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn, Kẻ sĩ đất Thang Mộc, Góp nhặt dọc đường (1, 2), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ… Đặc biệt, bộ ba sách về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.
Xu hướng Rom-com Core có gì đặc biệt lại được gen Z săn đón?
Bác sĩ trẻ Ngô Quốc Cường, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, có ca trực đêm giao thừa 3 năm trước đây đầy ấn tượng. Cứ theo thông lệ, ở thời điểm giao thừa các bác sĩ sẽ được tập trung ở sảnh nghe chúc tết và nhận lì xì của Ban Giám đốc Bệnh viện. Đêm đó, chỉ còn mấy phút là đến thời khắc giao thừa, bệnh nhân tại khoa đột nhiên ngưng tim, cả ê kíp bỏ lại hết mọi suy nghĩ, tâm tư ngày tết, tập trung cao độ ép tim. 15 phút "vàng" nỗ lực đã giành lại bệnh nhân từ tay tử thần. Tuy ca này không phải là ca đầu tiên, nhưng là ca bệnh mà tất cả các bác sĩ của kíp trực hôm đó đều nhớ mãi đến bây giờ, bởi quá ấn tượng. Sau 3 năm được cứu sống từ đêm giao thừa đó, đến bây giờ bệnh nhân A Ly, người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa hiện nay khỏe mạnh, sống vui mỗi ngày.10 năm làm việc trong ngành y, với bác sĩ Cường ngày tết chỉ khác biệt một chút ngày thường ở khoảnh khắc chiều cuối năm. Ngoài bệnh viện, người người tất bật sắm cây mai, cành đào, chậu hoa cúc… quây quần cùng nhau bên bữa cơm tất niên. Trong bệnh viện, bác sĩ không được rời vị trí, sẵn sàng làm mọi nhiệm vụ được giao. Dù là bác sĩ luôn có "đầu lạnh, trái tim nóng" cỡ nào, ngày cuối năm cũng có khoảng lặng và thời điểm đó trôi rất nhanh khi có ca cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân. Khi đó, các bác sĩ ngay lập tức vào guồng, tranh thủ từng phút giây để bảo đảm sự sống cho bệnh nhân."Chọn nghề y là bản thân mình đã xác định những đêm trực không ở cùng gia đình. Trực tết có vất vả cỡ nào mình cũng phải hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo bệnh nhân được bình an", bác sĩ Cường chia sẻ.Làm việc vất vả sau một đêm trực căng não, sáng mùng 1 tết, bác sĩ Cường tự chạy xe máy để kịp về quê sum vầy với gia đình, đi thăm tết ông bà đầu năm. Theo bác sĩ Cường, không chọn xe khách hay tàu mà đi xe máy từ tỉnh Khánh Hòa ra Phú Yên, (khoảng 100 km) là do vừa mong ngóng được sớm về nhà, lại còn muốn được tận hưởng khoảnh khắc du xuân, ngắm cảnh phố phường ngày đầu năm.Cũng có những ca trực đêm giao thừa như bác sĩ Cường, bác sĩ Trần Hà Thiên Ân sáng mùng 1 sau khi thay ca vội cầm ba lô một mình, một xe chạy máy về tỉnh Gia Lai để về đoàn viên cùng gia đình. Bác sĩ Thiên Ân cho biết những chuyến xe trở về ngày tết như vậy dài khoảng 7 tiếng đồng hồ, vài năm mới có một lần. Bởi các bác sĩ đều thay phiên, có năm đúng phiên mình trực đêm giao thừa nhưng có năm lại không. Việc chạy xe máy với quãng đường dài như vậy là sự bất đắc dĩ, bởi tuyến Khánh Hòa đi Gia Lai vào sáng mùng 1 tết không có tuyến xe khách chạy, mà anh lại không thể chờ thêm khoảnh khắc nào khác để được về đón tết cùng gia đình.Nhắc đến ca trực tết, bác sĩ Thiên Ân rất hạnh phúc vì có những đồng nghiệp quan tâm, sát cánh cùng nhau. Ngoài các món ngon ngày tết được khoa chuẩn bị, mỗi người trong ca trực đều mang thêm các món ngon, cũng đãi nhau ăn ngày trực. Dù xa nhà nhưng rất ấm lòng. Mong mỏi lớn nhất của các bác sĩ ngày tết không tăng lương hay giảm giờ làm mà mong được trang bị thêm các trang thiết bị y tế hiện đại. Có thiết bị tốt, hiện đại mới đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị thuận lợi, nhất là ở Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc.Bác sĩ Trần Quốc Vinh (32 tuổi), Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, kể về những đêm trực giao thừa của bản thân chỉ có đúng vài chục phút nghĩ về tết, còn lại thời gian dành hết cho việc phẫu thuật, điều trị cho các ca cấp cứu trong đêm. Có những ca trực, tai nạn giao thông xảy ra khiến một lúc có 3 – 4 ca nhập viện điều trị. Từ thời khắc giao thừa năm mới, cứ vậy làm đến sáng mùng 1.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Đình Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình - Bỏng,ngẫm lại về 23 năm làm nghề của mình với đa phần những đêm 30 tết đều trong phòng mổ. Nếu ít ca mổ thì đến sáng là xong, có những năm phải đến trưa mùng 1 mới xong ca mổ. Làm việc áp lực là vậy, bước ra khỏi phòng mổ, bác sĩ Thành nghĩ ngay đến bệnh nhân mổ xong phục hồi như thế nào, phương án nào điều trị tốt nhất cho bệnh nhân… Sau đó mới nghĩ đến gia đình và ngày tết. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Lương Kỷ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, ghi nhận những vất vả không thể diễn tả bằng lời của y, bác sĩ tại bệnh viện trong những ca trực đêm, đặc biệt là thời điểm tết. Hiểu những khó khăn đó, đêm giao thừa Ban Giám đốc Bệnh viện luôn dành sự quan tâm, động viên dành cho các y, bác sĩ trực tết. Có những bác sĩ ở thời điểm giao thừa dù không được nghe chúc tết nhưng khoảnh khắc đó, cứu sống được một mạng người thì đó chính là niềm vui, là mùa xuân, ngày tết của họ.
Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 tiếp tục đón nhận sự tham gia nhiệt tình từ các Tổng lãnh sự quán các nước. Mỗi không gian trang trí là nơi giới thiệu những hình ảnh và nét đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia. Đặc biệt, gian trưng bày của Tổng lãnh sự quán Mỹ nổi bật với con số 30.Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns cho biết: "Chúng tôi rất hào hứng với gian trưng bày này. Đây là dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Việt Nam, như bạn có thể thấy từ con số 30 lớn trên bảng hiệu. Chúng tôi đang kỷ niệm những thành tựu to lớn mà hai nước đã đạt được trong 30 năm qua, đồng thời hướng tới tương lai hợp tác để làm cho cả hai quốc gia an toàn và thịnh vượng hơn. Việc có gian hàng này tại phố đi bộ trong dịp Tết là một biểu tượng của hy vọng về tương lai. Chúng tôi mong rằng nhiều người sẽ đến và thích gian trưng bày này."Theo bà Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns, thành phố đã hoàn thành Đường hoa Nguyễn Huệ một cách ấn tượng. Bà cho biết rất thích đi dạo tại đây trong những ngày Xuân, và Tết năm nay cũng không ngoại lệ.Kể từ năm 2021, đường hoa bắt đầu có sự tham gia của các tổng lãnh sự quán tại TP.HCM, thể hiện qua các gian trưng bày. Và đây là năm thứ tư liên tiếp Tổng lãnh sự quán Mỹ góp mặt trong sự kiện quan trọng của TP.HCM vào những ngày Tết. Đặc biệt, gian trưng bày năm nay còn thể hiện dấu ấn về bảo vệ môi trường.Bà Burns chia sẻ: "Một trong những điều chúng tôi muốn làm tại Tổng Lãnh sự quán là trở thành những công dân tốt của TP.HCM. Điều đó có nghĩa là chúng tôi cố gắng giảm tác động đến môi trường, đặc biệt là hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Chẳng hạn, trong sự kiện Quốc khánh Mỹ vừa qua, chúng tôi đã tổ chức mà không sử dụng bất kỳ vật liệu nhựa nào. Chúng tôi cũng áp dụng nguyên tắc này cho gian hàng lần này để thể hiện cam kết của mình đối với môi trường Việt Nam".Trong nhiệm kỳ 3 năm tại TP.HCM, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Susan Burns cũng ba lần đón cái Tết truyền thống của người Việt. Tết Ất Tỵ 2025 càng thêm đặc biệt vì đây là sự khởi đầu của chuỗi hoạt động kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ."Đây là năm thứ 3 tôi ở Việt Nam, và đây là một thời điểm tuyệt vời trong năm. Tôi thực sự thích hình ảnh mọi người đi dạo, mặc áo dài và chụp ảnh. Tôi rất thích đi dạo ở phố đi bộ này. Tôi chắc chắn sẽ có thêm một lần tản bộ nữa trong năm nay. Thành phố thực sự đã làm rất tốt trong việc tổ chức mọi thứ. Ngoài ra, tôi cũng đã quen với phong tục lì xì và hoa Tết. Tôi đặc biệt thích điều đó. Hoa xuất hiện khắp nơi, khiến thành phố trở nên vô cùng rực rỡ và đầy không khí lễ hội", bà Burns cho hay.Vào thời điểm bà Burns bắt đầu nhiệm kỳ từ năm 2022, TP.HCM cũng như những vùng miền khác của Việt Nam vừa trải qua giai đoạn dịch Covid-19. Bà cho hay điều tự hào nhất của bà trong 3 năm trên cương vị Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM chính là thành tựu phát triển kinh tế song phương.Bà Burns cho biết: "Tôi nghĩ điều tôi tự hào nhất là sự phát triển kinh tế giữa hai nước. Kim ngạch thương mại song phương đã đạt hơn 130 tỉ USD – đó là một con số đáng kinh ngạc. Tôi cũng rất hào hứng với sự phát triển của các ngành công nghệ cao, đặc biệt là ngành sản xuất chất bán dẫn. Nhiều công ty Mỹ đã mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong vài năm qua. Điều này không chỉ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho giới trẻ Việt Nam mà còn giúp tăng cường an ninh chuỗi cung ứng cho Mỹ."Đẩy mạnh hoạt động trao đổi giáo dục song phương cũng là điểm nhấn trong nhiệm kỳ Tổng lãnh sự của bà Burns. Bên cạnh con số ấn tượng với hơn 30.000 du học sinh Việt Nam đang học tập tại Mỹ, Việt Nam cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các đại học Mỹ, mở ra cơ hội đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa đại học hai nước. Bà sẽ tiếp tục ưu tiên cho nỗ lực này trong giai đoạn còn lại của nhiệm kỳ.Kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Mỹ, Tổng lãnh sự quán Mỹ đã lên kế hoạch triển khai nhiều sự kiện đặc sắc, như các lễ hội hữu nghị ở 4 thành phố lớn, bao gồm TP.HCM. Người dân các thành phố đều được chào đón đến tham gia lễ hội dành cho công chúng này.Hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục cũng được triển khai thông qua nhiều chương trình khác.Tổng lãnh sự Mỹ cam kết không ngừng làm việc để vun bồi cho quan hệ song phương Việt Nam – Mỹ cho đến tận ngày kết thúc nhiệm kỳ ở Việt Nam.
Chiến sự Ukraine ngày 767: Nga ồ ạt tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng Ukraine
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.