Giải mã ‘chìa khóa vàng’ trong ăn dặm giúp bé phát triển tối ưu
Vừa giao hàng xong tại đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1) thì tài xế Nguyễn Văn Hậu, sinh viên Trường CĐ Công thương TP.HCM, vội tấp vào bóng râm để tránh nắng. Dù ngồi dưới bóng cây nhưng Hậu dường như không tháo khẩu trang và găng tay vì cảm giác cái nóng vẫn luôn bao phủ khắp người. Hậu cho biết phải đeo khẩu trang, găng tay xuyên suốt như vậy để tránh cho da tiếp xúc với ánh nắng giữa trưa và không phải mang vào khi có đơn hàng tiếp theo.Ngân hàng bắt tay fintech thúc đẩy chuyển đổi số
Đối tượng cầu thủ được tham dự giải theo điều lệ là nam sinh viên từ 18 tuổi trở lên theo học hệ chính quy tập trung dài hạn, trong đó sinh viên chuyên sâu môn bóng đá của các trường đại học, cao đẳng, học viện hoặc các cầu thủ đã đăng ký cho các đội bóng đá chuyên nghiệp năm 2022, 2023 không được tham gia. Sinh viên học trường nào thì chỉ đăng ký thi đấu cho trường đó, không được thi đấu cho trường khác.
Nhiều người học ngành công nghệ 'hot', làm sao để cạnh tranh?
Hôm nay (20.2), thời tiết TP.HCM âm u, có sương mù từ sáng sớm. Khoảng 7 giờ 30, trời có nắng nhẹ, nhưng sương vẫn chưa tan hết. Trước đó, tối qua, TP.HCM bất ngờ có những cơn giông, gió tây bắc, bắc tây bắc - hướng gió thường xuất hiện trong mùa mưa.Những ngày nửa đầu tháng 2, thời tiết TP.HCM được đánh giá bất thường vì xuất hiện trận mưa trái mùa với lượng mưa lớn nhất trong 41 năm. Vòng chu kỳ: mưa trái mùa - nắng nóng - mưa trái mùa... liên tục xuất hiện khiến người dân ra đường cảm thấy khó chịu. Theo ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng Dự báo Khí tượng Thủy văn, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, hôm qua, áp cao lạnh lục địa lệch đông hoạt động ổn định. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới lấn tây có trục vắt qua Trung và Nam Trung bộ. Nhiễu động gió đông trên cao hoạt động mạnh tác động đến thời tiết của Nam bộ.Do đó, thời tiết TP.HCM hôm qua nhiều mây, ngày nắng, chiều có mưa, mưa rào rải rác, nhiệt độ giảm 1 - 2oC so với ngày trước đó, sáng sớm có mù nhẹ. Nhiệt độ cao nhất trong ngày khoảng 31oC. Toàn khu vực Nam bộ hôm qua có mưa nhiều nơi, miền Tây cục bộ có mưa vừa, mưa to.Cơ quan khí tượng dự báo, trong đợt mưa trái mùa này, TP.HCM có mưa đến ngày 23.2, sau đó chuyển qua có nắng, nắng nóng với mức nhiệt cao nhất khoảng 34oC ở các quận trung tâm. Sau những trận mưa, nắng nóng xuất hiện sau đó, nhưng nắng nóng không kéo dài mà sau tiếp tục có những cơn mưa trái mùa.Hôm nay, áp cao lạnh lục địa di chuyển dần ra phía đông suy yếu dần. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục vắt qua Trung và Nam Trung bộ hoạt động ổn định. Nhiễu động gió đông trên cao hoạt động yếu đi.Dự báo thời tiết Nam bộ mây thay đổi, ngày nắng gián đoạn, chiều tối và đêm có mưa rào và giông vài nơi, cục bộ có mưa mừa. Nhiệt độ cao nhất phổ biến 30 - 34oC, có nơi trên 34oC.Riêng thời tiết TP.HCM hôm nay ngày nắng gián đoạn, chiều tối có mưa rào rải rác. Dự báo từ 2 - 3 ngày tới, Nam bộ có mây thay đổi, ngày nắng. Sáng sớm có nơi có mù nhẹ, chiều tối và đêm có mưa rào vài nơi, cục bộ có mưa vừa, mưa to và giông.
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói.
Messi phá kỷ lục kiến tạo ở giải MLS, bất ngờ có tên Lee Nguyễn
Tờ USA Today dẫn lời các quan chức cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay dự kiến ông ký sắc lệnh về việc giải thể Bộ Giáo dục trong ngày 20.3 (giờ địa phương), thực hiện cam kết từ khi tranh cử nhiệm kỳ 2.Theo đó, ông sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon tiến hành "mọi bước cần thiết để xúc tiến việc đóng cửa Bộ Giáo dục và trả lại quyền giáo dục cho các tiểu bang", theo bản tóm tắt của Nhà Trắng về dự thảo sắc lệnh.Bản dự thảo cũng yêu cầu các bên liên quan đảm bảo rằng các dịch vụ, chương trình và lợi ích của mọi người không bị gián đoạn.Giới quan sát cho rằng sắc lệnh của ông Trump gần như chắc chắn sẽ gặp phải những thách thức pháp lý từ những người phản đối. Động thái này cũng sẽ đặt ra một thử thách mới về ranh giới quyền hạn của tổng thống, sau khi nỗ lực đóng cửa Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAid) của chính quyền ông đã bị một thẩm phán liên bang tại Maryland chặn lại vào tuần này.Bộ Giáo dục Mỹ được Quốc hội thành lập là cơ quan cấp nội các vào năm 1979 và sẽ không đóng cửa ngay lập tức với sắc lệnh của ông Trump. Việc xóa bỏ hoàn toàn sẽ cần Quốc hội phê chuẩn.Dù ông Trump đã cắt giảm đáng kể lực lượng lao động của Bộ Giáo dục trong những tuần gần đây, cơ quan này vẫn tồn tại và tiếp tục giám sát các chương trình tài trợ liên bang quan trọng cho các trường học.Tuần trước, hơn 1.300 nhân viên Bộ Giáo dục nhận thông báo về việc nghỉ việc. Đảng Cộng hòa lâu nay cho rằng chính phủ liên bang có quá nhiều quyền đối với chính sách giáo dục địa phương và tiểu bang, dù không kiểm soát chương trình giảng dạy. Phó thư ký báo chí Nhà Trắng Harrison Fields cho biết sắc lệnh của ông Trump "sẽ trao quyền cho phụ huynh, tiểu bang và cộng đồng để kiểm soát và cải thiện kết quả cho tất cả học sinh".Ông cho biết điểm thi gần đây của kỳ thi Đánh giá quốc gia về Tiến bộ giáo dục (NAEP) "phơi bày một cuộc khủng hoảng quốc gia - con em chúng ta đang tụt hậu".