TP.HCM cần khoảng 77.000 vị trí việc làm trong quý 2/2024
- Gởi cho em liền đi…Chưa bao giờ Việt Nam lại chơi hay đến vậy!
Chủ nhân bản hit Hips Don't Lie vừa giành giải Grammy 2025 cho hạng mục Album Latin pop xuất sắc nhất và đây là tour diễn đầu tiên của cô sau 7 năm. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ đã nhanh chóng chỉ ra những điểm tương đồng đáng ngờ giữa sân khấu của Shakira và tour diễn Renaissance của Beyoncé năm 2023.Trên nền tảng X, một số người đã đăng hình ảnh so sánh sân khấu của cả hai tour diễn, cho rằng Shakira đã "sao chép hoàn toàn" từ Beyoncé: "Shakira chắc chắn đã xem tour Renaissance và ghi chép kỹ lưỡng"; "Cô ấy không chỉ ghi chép đâu, mà còn bê nguyên cả cách bài trí sân khấu"; "Thật đáng buồn và tệ hại, cần một vụ kiện bản quyền ngay lập tức".Một số khác thậm chí chỉ ra rằng phông chữ trên sân khấu của Shakira gần như giống hệt Beyoncé, trong khi một số fan quá khích còn gọi đây là "đạo nhái trắng trợn".Dẫu vậy, một bộ phận khán giả lại đứng về phía Shakira, cho rằng hai nữ ca sĩ đã truyền cảm hứng cho nhau suốt nhiều năm và không có gì sai khi học hỏi lẫn nhau: "Shakira và Beyoncé là bạn thân lâu năm, chuyện này đâu có gì nghiêm trọng"; "Tại sao lại cố tạo mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ tài năng như vậy?".Ngoài sân khấu, người hâm mộ cũng so sánh trang phục của Shakira với Beyoncé, khi cả hai đều chọn các thiết kế ánh bạc, kim loại. Một số fan giải thích rằng chủ đề tour diễn của Shakira xoay quanh hình tượng kim cương, vì vậy màu sắc sân khấu, trang phục bạc ánh kim cũng là điều dễ hiểu.Nhà tạo mẫu của Shakira - Nicolas Bru, tiết lộ với Harper's Bazaar rằng: "Nhà thiết kế đầu tiên chúng tôi liên hệ là Donatella Versace để tạo nên trang phục mở màn. Chúng tôi muốn thứ gì đó táo bạo, mạnh mẽ và đầy quyến rũ - và Versace chính là lựa chọn hoàn hảo".Đáng chú ý, Beyoncé cũng diện nhiều trang phục của Versace trong tour diễn Renaissance, khiến người hâm mộ tiếp tục đặt nghi vấn về sự trùng hợp.
Chả cá Lã Vọng nức tiếng Hà thành
0 giờ, ngày 20.1 (tức ngày 21 tháng Chạp) tại cổng chào Bình Dương (nằm trên quốc lộ 13), nơi giáp ranh tỉnh Bình Dương và TP.HCM nhóm tình nguyện viên đã có mặt để đón chờ những người về quê ăn tết bằng xe máy. Tại điểm hẹn, có mặt từ 6 – 8 tình nguyện viên tham gia. Đây đa phần là những "người con" của tỉnh Đắk Lắk đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương. Nhóm trưởng hỗ trợ về quê đêm 21 tháng Chạp lần này là Trần Văn Minh (20 tuổi, quê Đắk Lắk), đang làm công nhân ở Bình Dương. Nhiệm vụ trên hành trình của Minh là đi cùng, giúp đỡ, đảm bảo an toàn cho những người chạy xe máy đường dài. Rạng sáng cùng ngày, các thành viên nhóm của Minh đồng hành cùng 15 người đi xe máy, đang là sinh viên, người lao động ở TP.HCM. Hành trình này kéo dài khoảng 400 km, dọc quốc lộ 14, từ ranh giới TP.HCM – Bình Dương đến tận trung tâm TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk). Đến 2 giờ, hầu hết những người đăng ký từ khắp nơi đều có mặt, chuyến xe máy về quê ăn tết rạng sáng 21 tháng Chạp bắt đầu xuất phát. Anh Võ Trọng Lam (31 tuổi), điều hành chính của nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" cho biết, đây là ngày thứ 2 nhóm "Đi xe máy về Đắk Lắk" đưa người về quê ăn tết. Trước đó, vào ngày 19.1 (tức 20 tháng Chạp) nhóm đã đồng hành cùng 30 người đi xe máy về đến quê an toàn. Anh Lam chia sẻ, mỗi năm đến gần tết, nhóm tình nguyện viên quê ở Đắk Lắk đều lên kế hoạch đưa người về quê ăn tết. Các thành viên này thường chạy xe máy về quê, sau đó nãy ra ý tưởng sẽ giúp những người khác cùng nhau đi an toàn. Đa phần người được hỗ trợ là phụ nữ, người tay lái yếu đi xe máy một mình. Chưa kể, người không có điều kiện về quê cũng được chở miễn phí bằng xe máy. Ở đây, nhóm đồng hương sẽ đi cùng, tạo cảm giác thân quen, không đơn độc cho người về quê trong những ngày sát tết. Từ đầu tháng 12, Lam bắt đầu thông báo lên Fanpage cho những người cần "bạn đồng hành" khi về quê biết đến. Sau đó, nhóm nhận đăng ký, ngày về và phân bổ tình nguyện viên hỗ trợ. Sau 2 tuần thông báo, lượng người đăng ký ngày càng đông. Lam phải đóng bớt các cổng để các thành viên đăng ký trước được ưu tiên và hạn chế số lượng."Các thành viên sẽ đi cùng với mọi người trong 8 ngày, từ 20 - 28 tháng Chạp. Hễ ai đăng ký, đạt số lượng nhất định nhóm sẽ hẹn giờ và khởi hành", Lam chia sẻ.Để đảm bảo an toàn suốt hành trình, Lam đặt ra quy tắc phải đi đúng luật giao thông. Chạy chậm khi vào khu dân cư, không dàn hàng và nghỉ ngơi đúng giờ trước khi khởi hành. Hành trình di chuyển khoảng 10 tiếng, chia làm nhiều chặn, đi được 100 km sẽ nghỉ một lần. Thời gian nghỉ tùy thuộc vào sức khoẻ và quảng đường cụ thể. Trên đường đi, các tình nguyện viên sẽ dẫn đầu và "khóa đuôi" đoàn xe ở phía sau nhằm đảm bảo qua sát được hết những thành viên khi lái xe. Chưa kể, đây chỉ là việc giúp nhau về quê ăn tết nên suốt hành trình nếu xe bị hư, hoặc sự cố nào đó sẽ luôn có người giúp đỡ. Anh Lam thông tin, trong những ngày đầu, lượng người về quê bằng xe máy còn khá ít. Tuy nhiên, vào những ngày 25 – 28 tháng Chạp sẽ là cao điểm của nhóm khi đưa người về quê. Số lượng thành viên đăng ký về mỗi ngày đã vượt con số 200 xe máy. Tổng lượt đăng ký về lên hơn 500 người cùng về. "Đến trưa 21 tháng Chạp, đoàn hỗ trợ về quê cũng đã đến điểm cuối cùng ở TP.Buôn Ma Thuột, kết thúc hành trình trong ngày thứ 2. Những lúc này, chỉ cần thấy tin nhắn của những người đi chung đoàn thông báo đã về đến nhà an toàn tôi đều cảm thấy rất vui. Cũng như những năm qua, mọi người trên đường khi thấy chúng tôi chạy về đều nói đã thấy tết gần đến rồi", Lam bày tỏ.Còn Minh trước kia từng được nhóm đồng hương Đắk Lắk hỗ trợ đưa về quê bằng xe máy cách đây nhiều năm. Sau đó, Minh quay lại cùng nhóm để giúp đỡ những người đi xe máy mỗi khi tết đến. Lần này, Minh đưa mọi người về quê, sau đó trở lại Bình Dương làm việc. Đến ngày nghỉ tết chính thức, một lần nữa Minh vừa về nhà vừa giúp thêm người khác về quê ăn tết cùng gia đình. "Khi được giúp đỡ, đồng hành cùng mọi người về đến quê an toàn là tôi vui lắm. Trên hành trình tôi như được ăn tết cùng mọi người. Từng chặn nghỉ, rồi chạy dọc quốc lộ như có gì đó gắn kết tình người, tình đồng hương lại với nhau trong những ngày tết đến này", Minh cho biết.Vừa về đến nhà ở H.Ea H'Leo (Đắk Lắk) lúc 15 giờ 30, Dương Thị Thuỳ Trang Trường CĐ Y dược Hồng Đức, lập tức nhắn tin vào nhóm thông báo về đến nhà an toàn và cảm ơn mọi người. Trang cho biết vài ngày trước dự định chọn xe khách về nhà. Thế nhưng, khi biết được nhóm đồng hương này đã cùng bạn đăng ký tham gia. "Đây là năm đầu tiên tôi về quê ăn tết bằng xe máy. Dù cảm thấy mệt nhưng với tôi đây là một hành trình khá thú vị. Bởi mọi người vui vẻ hòa đồng, nhiệt tình. Điều này làm tôi gạt bỏ đi lo lắng trong suốt hành trình. Nó giống như đi phượt vậy, cho bản thân trải nghiệm khó quên trên hành trình về quê đón tết", Trang chia sẻ và nói thêm rằng dự định năm sau sẽ tiếp tục hành trình này. Để cảm nhận rõ hơn, trên mỗi cung đường cảnh quê hương trong những ngày cận tết thật đẹp.
Hàng chục người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp vào rạng sáng 29.1 tại sự kiện tụ hội của đạo Hindu là Maha Kumbh Mela ở miền bắc Ấn Độ, theo AP.Sau hơn 12 giờ kể từ khi thảm kịch xảy ra ở thành phố Prayagraj (bang Uttar Pradesh), các đội ngũ cứu hộ vẫn tiếp tục đưa thi thể các nạn nhân đến nhà xác bệnh viện của trường Y Moti Lal Nehru tại địa phương.Phía cảnh sát chưa công bố con số thương vong chính thức, nhưng Reuters dẫn 3 nguồn thạo tin tiết lộ số người chết đã gần chạm ngưỡng 40 người."Thêm nhiều xác người được đưa đến. Chúng tôi đếm được gần 40 thi thể ở đây (nhà xác)", theo một nguồn tin.Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chia buồn với thân nhân người bị hại, nhưng không đề cập số thương vong cụ thể.Ông Yogi Adityanath, Thủ hiến bang Uttar Pradesh nơi lễ hội diễn ra, cho biết cuộc giẫm đạp bắt đầu khi một số tín đồ tìm cách nhảy qua các rào cản được sắp xếp để quản lý đám đông.Lễ hội của đạo Hindu dự kiến thu hút khoảng 400 triệu người tham gia. Tính đến ngày 28.1, gần 200 triệu người đã đến nơi và hơn 57 triệu người hoàn thành nghi thức tắm nước sông Hằng vốn xem là con sông linh thiêng của Ấn Độ.Trong một diễn biến khác, một tai nạn máy bay đã xảy ra ở phi trường dầu mỏ của bang Unity thuộc Nam Sudan. Chiếc máy bay chở theo 21 người đang trên đường đến thủ đô Juba thì gặp nạn, theo Reuters dẫn lời Giám đốc Sở Thông tin bang Unity Gatwech Bipal.Ông Bipal cho biết các hành khách trên máy bay là công nhân dầu mỏ của tập đoàn GPOC, liên danh giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Dầu khí Nile thuộc sở hữu nhà nước Nam Sudan.Trong số những nạn nhân có 2 công dân Trung Quốc và một người Ấn Độ.Vẫn chưa rõ nguyên nhân rơi máy bay, cũng như các chi tiết liên quan. Chỉ có một người trên máy bay may mắn sống sót.
Bãi rác trước cổng trường học
Chiều 15.2, trao đổi với Thanh Niên, ông Bùi Ngọc Du, Chủ tịch UBND xã Hà Linh (H.Hương Khê, Hà Tĩnh), cho biết trên QL15 đoạn qua địa phương vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô tô và xe máy, khiến hai bà cháu tử vong.Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ 10 cùng ngày, xe ô tô 5 chỗ mang biển số 38H-4958 (chưa rõ danh tính người điều khiển) lưu thông trên QL15 theo hướng TT.Hương Khê (H.Hương Khê) đi TP.Hà Tĩnh, khi đến địa phận thôn 12 (xã Hà Linh) thì bị mất lái, lao sang bên trái đường, tông vào xe máy do bà Nguyễn Thị Đ. (58 tuổi, ngụ tại xã Phúc Đồng, H.Hương Khê) điều khiển, chạy theo chiều ngược lại, phía sau chở cháu ruột là Phan Văn Đăng K. (7 tuổi).Vụ tai nạn khiến cháu K. tử vong tại chỗ, bà Đ. được người dân đưa đi bệnh viện cấp cứu nhưng cũng không qua khỏi.Ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn, tài xế xe ô tô đã nhanh chóng rời khỏi hiện trường và chưa đến cơ quan công an trình diện.Tại hiện trường, chiếc ô tô và xe máy nằm sát mép đường QL15, đều bị hư hỏng nặng.Nhận được tin báo, lực lượng CSGT kiểm soát trật tự đường Hồ Chí Minh (Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh) phối hợp với Công an H.Hương Khê đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, tiến hành khám nghiệm để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.