Nhớ mùa hoa tết quê tôi
Bộ GD-ĐT vừa có thông tin cụ thể hơn ngay sau khi Bộ Chính trị đồng ý với đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập.Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.Hiện nay đã có 10 tỉnh/thành phố miễn học phí mầm non, phổ thông cho năm học 2024 - 2025 là Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí.Bộ GD-ĐT thông tin, nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỉ đồng/năm học (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách T.Ư sẽ phải thực hiện ít hơn số này). Trên thực tế, ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc T.Ư theo thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.Dự kiến tác động của chính sách khi được áp dụng, Bộ GD-ĐT cho rằng học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề dư luận xã hội quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Việc mở rộng đối tượng miễn học phí ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc miễn học phí đối với học sinh cấp trung học phổ thông có thể ảnh hưởng tới định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong việc học lên trung học phổ thông hay học nghề.Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT đánh giá việc thực hiện chính sách miễn học phí sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với sự ưu việt của chế độ, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển.Như Thanh Niên đã thông tin, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước, thực hiện từ năm học 2025 - 2026.Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện quyết định nêu trên.Khám phá ZingPlay Land: Không gian giải trí liên kết hàng chục tựa game
Mục tiêu của SHB khẳng định bước tiến mạnh mẽ, mở rộng quy mô để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng lớn của nền kinh tế; đồng thời gia tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập quốc tế và đáp ứng lợi ích, mong muốn của cổ đông.
Mang màu sắc vào nội thất, tận hưởng sự ấm áp với nghệ thuật ghép vải quilt
Sáng 7.2, Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị công bố quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh, Đảng bộ UBND tỉnh Quảng Nam.Tại hội nghị, ông Phan Văn Bình, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kết thúc hoạt động của Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn (gồm 11 tổ chức Đảng), Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh.Bên cạnh đó là quyết định thành lập Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh và thành lập Đảng bộ UBND tỉnh trực thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, quyết định chuyển giao tổ chức đảng, đảng viên.Hội nghị cũng công bố quyết định chỉ định Ban chấp hành Đảng bộ các cơ quan tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 gồm 22 người, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 9 người. Ông Nguyễn Đức Dũng, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025. Ông Lê Trí Thanh (Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh) và bà Nguyễn Thị Hà (Phó bí thư thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh) được chỉ định giữ chức Phó bí thư.Ban chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 được chỉ định gồm 21 người, Ban Thường vụ Đảng ủy gồm 6 người.Ông Lê Văn Dũng, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND Quảng Nam, được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy UBND tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025; ông Phan Thái Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh và Nguyễn Xuân Đức, Phó bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Quảng Nam (cũ), được chỉ định giữ chức phó bí thư.Phát biểu giao nhiệm vụ, ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết thời gian qua tỉnh đã triển khai quyết liệt các đề án, phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy đồng thời hoan nghênh sự vào cuộc quyết liệt của các sở, ngành trong việc thực hiện Nghị quyết 18.Theo ông Triết, 2 đảng bộ mới thành lập có vai trò, vị trí chức năng, nhiệm vụ rất quan trọng, có vai trò lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp, tham mưu lãnh đạo tỉnh trong phát triển kinh tế - xã hội.Để đi vào hoạt động ngay và phát huy hiệu quả, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam yêu cầu thường trực 2 đảng bộ sớm kiện toàn bộ máy, ổn định công việc, tổ chức hoạt động sau ngày 15.2. Đồng thời, chuyển giao các tổ chức cơ sở đảng, khẩn trương xây dựng quy chế làm việc của 2 đảng bộ."Đây là mô hình mới, khối lượng công việc sẽ lớn hơn, yêu cầu quan trọng công việc cao hơn, yêu cầu cán bộ phải phát huy tinh thần đoàn kết nhất trí, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ công việc", ông Triết yêu cầu.Ông Triết đề nghị các cơ quan, đơn vị tập trung chuẩn bị tốt công tác tổ chức đại hội Đảng các cấp và thực hiện các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Thường xuyên theo dõi, rà soát, kịp thời nắm bắt, tham mưu tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện, bảo đảm bộ máy mới đi vào hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt. Tuyệt đối không để gián đoạn trong công việc, góp phần tham mưu cũng như triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh Quảng Nam.
Ngày 31.1, UBND tỉnh Bình Định cho biết, tỉnh này vừa đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng dự án cầu An Lão với tổng kinh phí 129 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước do tỉnh quản lý và các nguồn vốn hợp pháp khác, thời gian thực hiện từ năm 2025 - 2027.Cụ thể, cầu An Lão được xây dựng dài 436 m, rộng 12 m, điểm đầu thuộc xã An Hòa, điểm cuối thuộc xã An Tân (H.An Lão, Bình Định), là công trình giao thông cầu đường bộ cấp 3.UBND tỉnh Bình Định giao Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Bình Định chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện các bước hồ sơ, thủ tục đầu tư, trình cơ quan thẩm quyền thẩm định, phê duyệt để triển khai thực hiện dự án cầu An Lão.Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án xây dựng khu tái định cư Vĩnh Lợi, H.Phù Mỹ (Bình Định) với tổng kinh phí gần 100 tỉ đồng. Thời gian thực hiện từ năm 2024 - 2027, nguồn vốn từ vốn đầu tư công của tỉnh Bình Định, dự án do Ban Quản lý dự án NN-PTNT tỉnh Bình Định làm chủ đầu tư.Mục tiêu đầu tư dự án là xây dựng cơ sở hạ tầng để bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi di dời tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và các khu vực lân cận về neo đậu tại khu vực đầm Đề Gi; từng bước hoàn thiện hạ tầng, bổ sung quỹ đất ở cho địa phương, kết nối các khu dân cư hiện hữu đã có tạo nên không gian mới, hình thành các khu dân cư có cơ sở hạ tầng đồng bộ. Khu tái định cư Vĩnh Lợi được xây dựng với diện tích xây dựng 6,21 ha (có 226 lô đất ở tái định cư), gồm các hạng mục: San nền mặt bằng, hệ thống giao thông kết nối, hệ thống giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống cấp nước và phòng cháy chữa cháy, hệ thống cây xanh cảnh quan, hệ thống cấp điện và chiếu sáng.Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu UBND H.Phù Mỹ quản lý vận hành công trình sau khi thi công xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng.
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 4.9.2022
Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy khi điều chuyển một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ LĐ-TB-XH về Bộ Nội vụ vừa có họp tổng hợp sơ bộ kết quả bước đầu sắp xếp, tổ chức bộ máy.Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ), cho biết kết quả bước đầu tổng hợp nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi cho công tác sắp xếp, bố trí nhân sự, nhất là người đứng đầu khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức đã có trên 60 cán bộ, công chức viết đơn tình nguyện nghỉ sớm.Trong đó, có những cán bộ là vụ trưởng sinh năm 1967 còn trên 4 năm công tác. Đây là những tấm gương cán bộ, Đảng viên gương mẫu đã chủ động xin nghỉ công tác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp bộ máy, tạo điều kiện để thế hệ kế cận tiếp nối công việc, vận hành thông suốt bộ máy.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Chỉ đạo đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần gương mẫu, chia sẻ công việc với tổ chức trong bối cảnh sắp xếp, bố trí cán bộ và tạo điều kiện, cơ hội để bố trí cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo bộ trưởng biểu dương, tôn vinh và ghi nhận.Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, chặt chẽ, công tâm, khách quan, minh bạch được quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là những đơn vị thuộc diện sắp xếp; đồng thời, yêu cầu các đơn vị này cần tiếp tục bám sát vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư, Chính phủ và quy định của pháp luật để triển khai và tránh bỏ sót nhiệm vụ.Hiện Bộ Nội vụ có 20 đơn vị; theo định hướng chuyển 2 đơn vị sang Ủy ban Dân tộc và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ còn 18 đơn vị.Cơ cấu tổ chức của Bộ LĐ-TB-XH gồm 21 đơn vị, theo định hướng chuyển chức năng, nhiệm vụ và đơn vị tương ứng sang Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc thì Bộ LĐ-TB-XH còn 17 đơn vị. Sau sắp xếp tinh gọn bộ máy, giữ nguyên tên Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ được Bộ Tư pháp thẩm định hồi tháng 1. Sau khi sắp xếp, hợp nhất Bộ Nội vụ có 23 đơn vị đầu mối, giảm 12 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm 35%).Trong đó, hợp nhất 9 đơn vị thuộc 2 bộ có chức năng tham mưu tổng hợp chung, gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước và lao động, Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động, Trung tâm Công nghệ thông tin.Hợp nhất, sắp xếp 6 đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức lại thành 3 đơn vị thuộc bộ, gồm: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Cục An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội.Duy trì 11 đơn vị, gồm 7 đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và 4 đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH.