Ô tô con bị xe tải đâm xoay ngang trên quốc lộ: Tài xế nào sai?
Bộ LĐ-TB-XH đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BHXH về BHXH tự nguyện.Theo cơ quan soạn thảo, từ năm 2021 trở lại đây, việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chững lại. Do đó, việc hỗ trợ tiền đóng là cần thiết để phát triển đối tượng tham gia BHXH đến năm 2030.Cơ quan soạn thảo đề nghị bổ sung nâng mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện và bổ sung nhóm đối tượng được hưởng mức hỗ trợ cao hơn.Theo khoản 2 điều 31 luật BHXH quy định, người tham gia BHXH tự nguyện được nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn. Mức hỗ trợ hiện nay đối với người tham gia BHXH tự nguyện là 99.000 đồng/tháng đối với người tham gia thuộc hộ nghèo và 82.500 đồng/tháng đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; 33.000 đồng/tháng đối với người tham gia khác.Tại dự thảo, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất 2 phương án quy định mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện theo hướng tăng mức hỗ trợ và mở rộng đối tượng được hỗ trợ.Phương án 1, tăng mức hỗ trợ từ 30% lên thành 50% đối với người tham gia thuộc hộ nghèo; tăng mức hỗ trợ từ 25% lên thành 40% đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; bổ sung đối tượng được hỗ trợ là người thuộc dân tộc thiểu số, với mức hỗ trợ 30%; tăng mức hỗ trợ từ 10% lên thành 20% đối với người tham gia khác.Đánh giá tác động của phương án 1, Bộ LĐ-TB-XH cho hay, ước tính tổng số tiền ngân sách nhà nước cần bố trí trong giai đoạn 2025 - 2030 để hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện là 19.784 tỉ đồng, tương đương với số người tham gia BHXH tự nguyện của năm 2030 là 5,8 triệu người.Đối với phương án này, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ phải đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất (của quỹ BHXH). Ngoài việc tham gia để hướng đến việc thụ hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất thì người tham gia còn được hưởng chế độ thai sản (do ngân sách nhà nước đảm bảo). Do đó, lợi ích của người lao động khi tham gia BHXH tự nguyện được tăng thêm nhiều hơn.Như vậy, mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ nghèo sẽ tăng thêm 66,67%; mức hỗ trợ đối với người tham gia thuộc hộ cận nghèo sẽ tăng thêm 60%; và đối tượng khác tăng thêm 100% so với quy định hiện hành. Ngoài ra, bổ sung đối tượng tham gia là người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có mức hỗ trợ bằng mức hỗ trợ của hộ nghèo; đối tượng là người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ ở mức cao hơn so với nhóm đối tượng là người tham gia khác.Phương án 2, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất giữ nguyên mức hỗ trợ theo quy định hiện hành, chỉ bổ sung thêm nhóm đối tượng tham gia là người dân tộc thiểu số được hỗ trợ ở mức cao hơn so với nhóm đối tượng khác và người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo có mức hỗ trợ bằng hộ nghèo.Đối với phương án 2, tổng kinh phí ngân sách nhà nước cần bố trí thêm để thực hiện việc bổ sung hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng bổ sung theo phương án này là 882 tỉ đồng, tương đương khoảng 150 tỉ đồng/năm.Theo cơ quan soạn thảo, phương án 2 về cơ bản chỉ tác động đến người tham gia là người dân tộc thiểu số, người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo cho nên khuyến khích đối tượng này tham gia BHXH. Tuy nhiên, việc tham gia của các đối tượng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Cạnh đó, trong giai đoạn này tác động của việc thực hiện chính sách theo phương án 2 đến hiệu quả phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn chưa cao.Ngoài áo dài, áo yếm sẽ là món đồ cho các nàng ghi điểm vào dịp tết
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
Bắn pháo hoa ở những địa điểm nào tại Lễ hội sông nước TP.HCM lần 2?
Bộ phim Na Tra 2 đang là chủ đề bàn tán của dân mạng xứ Trung cũng như báo chí nước này thời gian gần đây, và hiện tại liên quan đến một chi tiết ẩn gây chú ý: sự xuất hiện của gậy Kim Cô (hay còn gọi là gậy Như Ý) chớp nhoáng cuối phim. Sina viết: "Cuối phim xuất hiện cây gậy Kim Cô, sự có mặt của chi tiết thú vị này như hòn đá lớn làm xao động mặt nước yên tĩnh, đồng thời khiến khán giả đặt ra nhiều nghi vấn: Đại Thánh sẽ xuất hiện?".Trong nguyên tác Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không sau khi tìm thầy học đạo, dời núi khiển binh, đã xuống biển khơi để xin một vật về làm vũ khí. Đông Hải Long cung của các long vương có cây gậy do Thái Thượng Lão Quân khắc chế, là vật trên đời có một, vừa có thể phóng to vừa thu nhỏ được, tên là gậy Kim Cô. Sau khi có gậy trong tay, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, "chọc trời khuấy nước", xưng là Tề Thiên Đại Thánh. Từ phần phim đầu tiên là Na Tra (chiếu năm 2019), các nhà làm phim vẫn chưa cho xuất hiện cây gậy này, đồng thời cũng không nói gì đến nhân vật thần thoại Tôn Ngộ Không, thậm chí sự xuất hiện của các long vương - Ngao tộc cũng rất khác so với phiên bản Tây du ký. Phim Na Tra 2, cũng như phần đầu, được chuyển thể từ nguyên tác Phong thần diễn nghĩa của tác giả Hứa Trọng Lâm, một danh tác có từ đời Minh. Trong khi đó, bản phim truyền hình Tây du ký đã quá thành công của đạo diễn Dương Khiết, chiếu từ năm 1986, đã trở thành kỷ niệm và kinh điển đối với khán giả Trung Quốc, Việt Nam đến hôm nay, chuyển thể từ nguyên tác cùng thời của Ngô Thừa Ân. Hai pho truyện thần thoại yêu ma này cũng như hai nhân vật chính yếu trong đó là Tôn Ngộ Không và Na Tra có mối quan hệ tương hỗ. Trong đó, Tây du ký miêu tả kỹ chuyện Tôn Ngộ Không xuống Long cung đòi báu vật và giáp mặt với Na Tra tam thái tử. Thương hiệu Na Tra của đạo diễn Giảo Tử, mới nhất là phần 2 này, tuy không có nguồn tin nào xác nhận Tôn Ngộ Không xuất hiện nhưng chi tiết gậy Kim Cô trong phim đã khiến khán giả bàn tán sôi nổi. Báo chí xứ Trung phân tích, hai hình tượng Na Tra và Tôn Ngộ Không từ góc độ sáng tạo văn học vốn mang tính tương hỗ, "vừa là bạn vừa là thù", cùng chịu ảnh hưởng và bồi đắp cho nhau, nhưng với chi tiết gậy Kim Cô được trình làng, các nhà làm phim mở ra một khoảng không sáng tạo vô cùng lớn cho các phần phim Na Tra sau, nếu như họ tiếp tục cho "lăn bánh" phần 3. Nếu Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phần phim Na Tra tiếp theo, mối quan hệ của cặp đôi "kẻ tám lạng, người nửa cân" này hẳn sẽ rất hấp dẫn công chúng. Còn về phía các nhà sáng tạo, họ lại có thêm những cành nhánh để phát triển cho câu chuyện vốn đã rất thành công của mình. Chẳng hạn từ góc độ Na Tra, có thể thêm thắt các chi tiết về thầy trò Đường Tăng vào cũng như ngược lại, nhằm làm tăng kịch tính cho cả hai hình tượng trong tương lai. Na Tra là một nhân vật quan trọng trong Tây du ký, nhưng không phải chỉ vì lẽ đó mà có chi tiết vốn thuộc về Tôn Ngộ Không xuất hiện trong phim. Và cũng không phải gậy Kim Cô xuất hiện thì Tề Thiên Đại Thánh sẽ xuất hiện trong các phần phim sau. Có thể, đây là chi tiết "ôn cố tri tân", tức các nhà làm phim muốn tỏ sự kính trọng đối với nguyên tác Tây du ký kinh điển nói riêng và kho tàng văn học nói chung.
Chiều 8.1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nam).Theo quyết định, thời kỳ thanh tra 2 dự án từ 1.1.2014 đến 31.12.2024, khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.Thời hạn thanh tra là 40 ngày làm việc. Đoàn Thanh tra gồm 11 thành viên, do ông Ngô Đình Long, Phó vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ, làm trưởng đoàn.Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có quy mô 1.000 giường mỗi bệnh viện, với tổng mức đầu tư mỗi cơ sở lên tới hơn 4.500 tỉ đồng.Đây là các cơ sở được xây dựng với mục đích giảm tải nhu cầu khám chữa bệnh cho cơ sở 1 ở Hà Nội vốn đang quá tải.Cả hai cơ sở này được khởi công xây dựng vào cuối năm 2004. Đến tháng 10.2018, khu khám bệnh của 2 cơ sở này được khánh thành.Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 hoạt động được một thời gian ngắn đã dừng tiếp đón bệnh nhân. Riêng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 chỉ dừng lại ở việc cắt băng khánh thành, chưa tiếp nhận bệnh nhân.Đánh giá về 2 dự án này, Tổng Bí thư Tô Lâm từng nói, cả hai dự án được Nhà nước bỏ tiền ra xây cả chục năm rồi vẫn "treo", không đưa vào sử dụng, trong khi nếu của tư nhân thì họ thu hồi vốn xong rồi. Đây là tình trạng rất lãng phí, nếu do chính sách thì cần xem lại.Từ đó, Tổng Bí thư yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm. Nhà nước cấp như thế nào để lãng phí thế này? Doanh nghiệp hay ai được cấp, tại sao không làm? Nếu không làm thì Nhà nước thu lại theo quy định. Nếu bảo "tôi đang làm nhưng vướng", thì vướng chỗ nào phải tháo gỡ chỗ đó…Tại phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào cuối tháng 12.2024 vừa qua, Tổng Bí thư yêu cầu tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra đối với 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức.Cũng theo yêu cầu của Tổng Bí thư, kết luận thanh tra phải ban hành trước 31.3.2025 và triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động, không thể để kéo dài hơn nữa.
Lưu ý xét tuyển vào khối ngành xã hội nhân văn và sư phạm
Trong bối cảnh tỷ lệ ung thư trực tràng ở những người trẻ đang tăng ở mức báo động, theo báo cáo năm 2023 của Hiệp hội Ung thư Mỹ, thì bất cứ điều gì làm giảm nguy cơ loại ung thư này cũng đều rất quan trọng.Các nhà khoa học từ Trường Y tế Công cộng Harvard T.H Chan (Mỹ) đã phân tích dữ liệu sức khỏe được thu thập trong ít nhất 3 thập kỷ của 132.056 người tham gia. Các tác giả đã điều tra xem ăn sữa chua thường xuyên có giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng hay không, tập trung vào các khối u chứa vi khuẩn có lợi Bifidobacterium, cụ thể là 2 dạng ung thư đại tràng: Khối u dương tính với Bifidobacterium và khối u âm tính với Bifidobacterium, theo trang tin y khoa News Medical. Họ đã thu thập thông tin chi tiết về chế độ ăn uống, lối sống và sức khỏe của những người tham gia, bao gồm lượng sữa chua tiêu thụ.Các nhà nghiên cứu đã chia những người tham gia thành 2 nhóm: Tiêu thụ ít hơn 1 khẩu phần sữa chua mỗi tháng và tiêu thụ từ 2 khẩu phần sữa chua trở lên mỗi tuần.Kết quả đã phát hiện tiêu thụ 2 khẩu phần sữa chua trở lên mỗi tuần giúp giảm đến 47% nguy cơ ung thư đại tràng dương tính với Bifidobacterium, so với hiếm khi ăn sữa chua, theo News Medical.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng ung thư đại tràng xảy ra ở bên phải của ruột kết và có thể có nguy cơ tử vong cao hơn so với ung thư ở đại tràng xa bên trái.Mặc dù giảm nguy cơ ung thư đại tràng dương tính với Bifidobacterium, các phát hiện không tìm thấy mối liên hệ giữa tiêu thụ sữa chua và nguy cơ ung thư đại tràng nói chung. Các tác giả cho biết cần có thêm nhiều nghiên cứu về chủ đề này.Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Andrew T. Chan, bác sĩ tại Khoa Miễn dịch học và Bệnh truyền nhiễm, Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan, cho biết: Nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng ngày càng nhiều chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, hệ vi sinh đường ruột và nguy cơ ung thư đại trực tràng. Nó cung cấp thêm cho chúng tôi một hướng đi để điều tra vai trò cụ thể của các yếu tố này đối với nguy cơ ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi.Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sữa chua nguyên chất ít chất béo và không đường là lựa chọn lành mạnh nhất.