Hàng ngàn người hâm mộ Madonna tụ tập trên bãi biển Copacabana để xem hòa nhạc
Những bài học tưởng chừng chỉ có cấp tiểu học, nhưng học sinh lớn nhất trong lớp cũng vừa bước qua tuổi 33. Không lương, không thưởng, không đồng nghiệp, chỉ có sự cần mẫn và yêu học sinh là thứ mà giữ "bà giáo" hằng ngày đến với lớp học tình thương. Bằng tất cả sự thấu cảm của mình, "bà giáo" đã mở ra cuộc đời mới cho nhiều học sinh "đặc biệt" trong lớp học đặc biệt của mình.Cổ đông lớn liên quan ông Bùi Thành Nhơn tiếp tục đăng ký bán cổ phiếu Novaland
Ban tổ chức đã bắt đầu tiếp nhận hồ sơ dự thi từ ngày 29.2 và dự kiến sẽ công bố phương án đoạt giải vào cuối tháng 5.2024.
TP.HCM ra 'tối hậu thư' với nhà thầu Thuận An
Loại thực phẩm này thường chứa nhiều natri, calo, đường và chất béo chuyển hóa.
Khách hàng mua ô tô điện tại Việt Nam trong thời gian tới không phải lo lắng mất thêm tiền để đóng lệ phí trước bạ, khi mới đây đề xuất về việc tiếp tục áp dụng mức thu lệ phí trước bạ với ô tô điện chạy pin ở mức 0% đã được Chính phủ thông qua.Cụ thể, ngày 1.3, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 10/2022/NĐ-CP. Nghị định mới sửa đổi bổ sung điểm c khoản 5 Điều 8 Nghị định 10/2022/NĐ-CP về lệ phí trước bạ như sau: "Đối với ô tô điện chạy pin, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực đến hết ngày 28.2.2027, lệ phí trước bạ lần đầu được áp dụng mức thu 0%".Như vậy, theo quy định mới trong vòng 2 năm tới người mua ô tô điện tại Việt Nam sẽ không phải mất thêm tiền để đóng lệ phí trước bạ. Tuy nhiên, quy định mới tại Nghị định số 51/2025/NĐ-CP, chính sách này chỉ áp dụng "ô tô điện chạy pin". Nói một cách dễ hiểu chỉ những mẫu ô tô thuần điện chạy bằng pin mới được hưởng ưu đãi này, các mẫu ô tô hybrid hay Plug-in hybrid (hybrid cắm sạc) vẫn đóng lệ phí trước bạ theo quy định.Hiện tại, ở Việt Nam có khoảng 32 mẫu mã ô tô điện chạy bằng pin thuộc nhiều phân khúc và thương hiệu khác nhau. Trong đó, những mẫu ô tô điện chạy pin có giá thấp nhất là Wuling Mini EV (từ 197 - 231 triệu đồng) và VinFast VF 3 (giá từ 299 triệu đồng). Bên cạnh đó, một số mẫu ô tô điện hạng sang có giá bán hàng tỉ đồng như Audi e-Tron GT (3,95 - 4,99 tỉ đồng), Mercedes EQE SUV (giá 3,999 tỉ đồng), Porsche Taycan (giá từ 4,62 - 9,51 tỉ đồng), Mercedes Maybach EQS SUV (giá từ 7,61 tỉ đồng).Với việc được miễn lệ phí trước bạ, khách hàng mua các dòng ô tô điện hạng sang sẽ tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng khi làm thủ tục đăng ký, ra biển để xe lăn bánh. Trong khi đó, chính sách này sẽ không tác động đến giá niêm yết của ô tô điện.Dù vậy, việc tiếp tục áp dụng chính sách miễn lệ phí trước bạ với ô tô chạy pin được các nhà sản xuất, phân phối ô tô điện nhận định sẽ tiếp tục tạo tạo động lực thúc đẩy doanh số bán ô tô điện tại Việt Nam đồng thời thu hút người dân chuyển từ ô tô động cơ đốt trong sang sử dụng ô tô điện.Những năm gần đây, doanh số bán ô tô điện tại Việt Nam đã có những bước tăng trưởng nhất định, cho thấy người Việt ngày càng quan tâm, chọn mua ô tô điện để sử dụng. Nếu như trong năm 2022, số lượng xe ô tô điện chạy pin đăng ký lệ phí trước bạ lần đầu là 4.040 xe, bình quân 404 xe/tháng. Năm 2023, là 29.281 xe, thì đến năm 2024 số lượng xe ô tô điện chạy pin đăng ký lệ phí trước bạ lần đầu đã lên đến 79.781 xe, tăng gấp 2,72 lần so với năm 2023.
Quà sinh nhật của Công Phượng: 86 phút đá chính!
Kể từ khi nhậm chức vào ngày 20.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump hầu như ngày nào cũng đe dọa đánh thuế lên một nước nào đó. Tương tự nhiệm kỳ 1 của ông Trump, thuế quan giờ đây lại trở thành món vũ khí kinh tế để ông đạt được các mục tiêu chính sách đối ngoại từ thương mại đến nhập cư, theo AFP.Trong số các nước bị ông Trump nhắc tên có cả đồng minh và đối tác thương mại lớn như Canada và Mexico, các đối thủ như Nga và Trung Quốc và các nền kinh tế nhỏ hơn Mỹ như Đan Mạch và Colombia.Mới đây nhất, chính quyền Mỹ hôm 26.1 công bố thuế suất và lệnh trừng phạt mới đối với Colombia vì nước này không nhận công dân bị trục xuất từ Mỹ. Tổng thống Colombia Gustavo Petro sau đó chấp nhận nhận về những người nhập cư bị trục xuất và Mỹ rút lại thuế suất.Theo tờ The Washington Post, nhiều tổng thống Mỹ liên tiếp đã tăng cường vận dụng sức mạnh kinh tế trong những thập niên qua nhưng chính quyền Tổng thống Trump nhiệm kỳ 2 đã đưa cách tiếp cận đó lên mức độ mới khi ông sẵn sàng nhắm đến các nước đồng minh vì những bất đồng chính sách thông thường, hay thậm chí vì những mong muốn liên quan chuyện lãnh thổ.Ông John Creamer, nhà ngoại giao kỳ cựu từng là Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bình luận: "Đây là việc thi hành hung hăng sức mạnh kinh tế của Mỹ theo cách chúng tôi chưa từng thấy trong thời gian rất dài, ít nhất là từ thời hậu Thế chiến 2"."Không quá khó khăn để thấy rằng ông Trump đang tái định nghĩa chính sách đối ngoại của Mỹ. Trước đây, các tổng thống Mỹ sử dụng công cụ thương mại khi xử lý các vấn đề thương mại. Nhưng với tư cách là người đàm phán tối cao, tôi chắc là ông Trump đã tự hỏi 'Vì sao chúng ta không sử dụng tất cả công cụ để đảm bảo đạt được mục tiêu của mình?'", cựu trợ lý cấp cao Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Juan Cruz nói với The Washington Post.Theo giới quan sát, còn quá sớm để khẳng định liệu cách tiếp cận của ông Trump có thành công hay không, nhưng ít nhất nó cho thấy nhà lãnh đạo không ngần ngại sử dụng công cụ này để đạt được điều ông muốn.Ông Eddy Acevedo, chánh văn phòng và là cố vấn cao cấp của Trung tâm Woodrow Wilson, viện nghiên cứu chính sách tại Washington D.C, cho biết Tổng thống Colombia Petro đã nhanh chóng nhận ra rằng Mỹ có nhiều đòn bẩy để mặc cả hơn so với Colombia và quyết định liều lĩnh của ông có thể gây thiệt hại cho đất nước. "Chỉ riêng năm ngoái, ông Petro không gây khó khăn gì khi nhận về 14.000 người Colombia bị trục xuất từ Mỹ", ông Acevedo cho biết thêm.Các cố vấn của ông Trump vui mừng vì Colombia đã xuống nước và cho rằng đó là bằng chứng của việc lãnh đạo Mỹ có thể tiếp tục cách tiếp cận trên để đạt được chiến thắng về chính sách. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc gây sức ép như trên có thể sẽ phản tác dụng, làm phơi bày một số mâu thuẫn trong mục tiêu chính sách của ông Trump.Canada, Mexico và Trung Quốc là 3 đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, xuất khẩu hơn 2.000 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ sang Mỹ mỗi năm, chiếm khoảng 2/3 lượng nhập khẩu của Mỹ. Việc đánh thuế lên các nước này sẽ làm gia tăng giá cả, ảnh hưởng người tiêu dùng nội địa cũng như lời hứa kiểm soát lạm phát của ông Trump.Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, các quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ lo ngại việc lạm dụng trừng phạt kinh tế có thể khiến vũ khí này kém hiệu quả khi khuyến khích các nước thiết lập mạng lưới tài chính nằm ngoài sự kiểm soát của Mỹ. Việc cấm vận và thuế quan cũng sẽ khiến các đồng minh của Mỹ mạnh dạn hơn trong việc thắt chặt quan hệ kinh tế với đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, giúp họ bớt bị ảnh hưởng từ đòn đáp trả tài chính của Washington. "Chúng ta sẽ chờ xem liệu chiến thuật này có hiệu quả hay không. Một khi đã bóp cò, bạn phải chấp nhận hậu quả", cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Caleb McCarry nói.