Phong cách gợi cảm, sang trọng của ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung
Thông tin tới báo chí chiều 20.3, Bộ Tài chính cho biết, ngày 11.3, bộ này đã có Tờ trình số 64/TTr-BTC trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa.Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất cơ chế phối hợp quản lý giữa các cơ quan như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường, đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính - tiền tệ.Ở góc độ chính sách thuế, theo Bộ Tài chính, hệ thống pháp luật về thuế hiện hành đã có quy định mang tính bao quát, đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện việc thu thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được mua bán, tiêu dùng trong lãnh thổ Việt Nam cũng như các doanh nghiệp, cá nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam. Trong đó, tập trung vào các sắc thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chuyên ngành liên quan đến tài sản số vẫn chưa có quy định rõ việc xác định và phân loại các tài sản số cũng như hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các loại tài sản này, qua đó làm cơ sở cho việc áp dụng các chính sách thuế tương ứng. Theo đó, trường hợp pháp luật chuyên ngành về tài sản số xác định rõ được bản chất, đồng thời cho phép tài sản số được kinh doanh, mua bán như là một loại tài sản thì sẽ thực hiện nghĩa vụ thuế theo các quy định của pháp luật về thuế.Bộ Tài chính thông tin, hoạt động phát hành và giao dịch tài sản mã hóa đang phát triển nhanh chóng cả về khối lượng phát hành, giá trị giao dịch và mức độ phức tạp. Các hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa đang diễn ra sôi động, đa dạng, thu hút số lượng lớn người tham gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ, thương mại, an ninh của một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.Việc triển khai thí điểm cho phép các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tính khả thi và điều kiện triển khai thực tiễn, giảm thiểu tối đa các hành vi bất hợp pháp như "rửa tiền" và tài trợ khủng bố, bảo vệ nhà đầu tư, tạo tiền đề phát triển thị trường tài chính minh bạch, an toàn, bền vững.Ngày 3.3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa.Tại kết luận cuộc họp, Thường trực Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ trình Chính phủ ban hành nghị quyết thí điểm để áp dụng trên phạm vi toàn quốc, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, khuyến khích đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phù hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.Đua thuyền Việt Nam xuất sắc đoạt 2 suất tham dự Olympic Paris
Những phút cuối trên sân Việt Trì đêm 29.12 đã diễn ra với nhiều cảm xúc trái ngược, trong đó hình ảnh Hồ Tấn Tài bị đau phải rời sân bằng cáng đã khiến nhiều CĐV lo lắng.Đến sáng nay, các bác sĩ đội tuyển Việt Nam đã đưa hậu vệ sinh năm 1997 đi chụp MRI để xác định mức độ chấn thương gặp trong trận đấu tối qua. Rất may là kết quả chụp MRI đã xác định anh thoát khỏi những tiên liệu xấu nhất. Theo đó, Tấn Tài chỉ bị đụng dập dây chằng chéo trước gối phải, may mắn không phải xử lý phẫu thuật.Dù không thể thi đấu 2 trận chung kết AFF Cup 2024 cùng đội tuyển Việt Nam, nhưng Hồ Tấn Tài sẽ không phải thực hiện phẫu thuật, dự kiến mất khoảng 6 đến 8 tuần điều trị hồi phục.Với chẩn đoán này, cầu thủ của CLB Bình Dương sẽ có thể thi đấu ở giai đoạn lượt về V-League 2024-2025 vào tháng 2.2025. Hy vọng rằng cầu thủ quê Bình Định sẽ nhanh chóng trở lại sân cỏ để cống hiến cho đội bóng đất Thủ cũng như đội tuyển Việt Nam trong tương lai.Trước đó, Văn Toàn dù bị đau ở trận cuối vòng bảng thắng Myanmar 5-0, sớm xác định không thể thi đấu tiếp tại AFF Cup 2024 vẫn theo chân đội tuyển Việt Nam sang Singapore ở trận bán kết lượt đi ngày 26.12.Dự kiến Văn Toàn sẽ cùng Hồ Tấn Tài tiếp tục cổ vũ cho các đồng đội ở trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 trên sân Việt Trì ngày 2.1.2025 tới. Đặc biệt, HLV Kim Sang-sik muốn 2 cầu thủ này tiếp tục được chăm sóc và điều trị với tiêu chuẩn cao nhất tại đội tuyển Việt Nam.Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Giải pháp năng lượng cho châu Âu từ thị trấn ở Bỉ
Trong khi các nghiên cứu trước đây cho thấy ăn cá giúp giảm mức độ khuyết tật ở những người mắc bệnh đa xơ cứng (MS), thì ít nghiên cứu nào khám phá liệu nó có thực sự làm chậm quá trình tiến triển của bệnh hay không.Để điều tra vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.719 bệnh nhân MS mới được chẩn đoán - trung bình 38 tuổi - từ nghiên cứu Điều tra dịch tễ học về bệnh đa xơ cứng (EIMS) của Thụy Điển.Trong khi đó, các nhà nghiên cứu theo dõi tiến triển bệnh của từng người tham gia trong tối đa 15 năm bằng thang đánh giá tình trạng khuyết tật mở rộng (EDSS) - công cụ dùng để đo mức độ khuyết tật ở bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng.Kết quả đã phát hiện ra rằng ăn càng nhiều cá nạc và cá béo càng giúp giảm nguy cơ bị khuyết tật nghiêm trọng cho bệnh nhân MS.Cụ thể, những người tiêu thụ nhiều cá nhất đã giảm 44% nguy cơ khuyết tật nghiêm trọng và giảm 45% nguy cơ khuyết tật độ 3 và giảm 43% nguy cơ tiến triển thành khuyết tật độ 4 so với những người ăn ít hoặc không ăn cá, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Sau 5 năm, có 288 người tăng lượng cá tiêu thụ và 124 người giảm lượng cá tiêu thụ.Kết quả cho thấy những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 - 3 lên 5 - 6 trong vòng 5 năm sau khi phát bệnh đã giảm 20% nguy cơ khuyết tật nặng so với những người tiếp tục ăn ít hoặc không ăn cá.Đáng chú ý, những người tăng lượng cá tiêu thụ từ điểm 2 lên 5 - 6, đã giảm đến 56% nguy cơ bị khuyết tật nặng so với những người vẫn ăn ít cá nhất.Các nhà nghiên cứu giải thích rằng sở dĩ ăn cá làm được điều kỳ diệu này là nhờ các chất dinh dưỡng chống viêm và bảo vệ não trong cá. Điều này cho thấy chế độ ăn uống đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát MS và các bệnh tương tự.Mặc dù axit béo omega-3, chủ yếu có trong cá béo, có thể góp phần làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nhưng taurine, một loại axit amin có nhiều trong cá và hải sản, cũng góp phần quan trọng vào tác dụng này.Các tác giả đã kết luận rằng kết quả đã nhấn mạnh vai trò tiềm tàng của chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ cá, như một chiến lược điều trị bổ sung cho bệnh MS, theo ScitechDaily.Tuy nhiên, họ cũng cho biết cần nhiều nghiên cứu thêm để xác nhận các phát hiện và khám phá các cơ chế sinh học.Bệnh đa xơ cứng (MS) là căn bệnh trong đó hệ thống miễn dịch tấn công lớp vỏ bảo vệ bao phủ các sợi thần kinh. Từ đó làm gián đoạn sự giao tiếp giữa não và các bộ phận còn lại của cơ thể. Cuối cùng, căn bệnh này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các sợi thần kinh.Bệnh có thể gây tê liệt, yếu, khó hoặc không thể đi lại, mất thị lực và các triệu chứng khác. Một số người bệnh nặng có thể mất khả năng tự đi lại hoặc không thể di chuyển. Không có cách chữa khỏi bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, có những phương pháp điều trị giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sau các cơn, làm chậm quá trình tiến triển bệnh và kiểm soát các triệu chứng, theo phòng khám Mayo Clinic (Mỹ).
Chiều 27.2, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, công tác khen thưởng năm 2024, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025 và công bố các chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), chuyển đổi số (DTI) và năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI) năm 2024.Đến dự hội nghị có Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được, Trưởng ban Thi đua khen thưởng Trung ương Phạm Huy Giang.Theo đó, UBND Q.Bình Tân được xếp hạng nhất về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), đánh dấu 4 năm liên tiếp địa phương này đứng đầu trong khối UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Xếp sau lần lượt là UBND các quận Phú Nhuận, 6, 8, 11, Gò Vấp và Tân Phú.Trong nhóm sở, ban, ngành, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Sở Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, Văn phòng UBND TP.HCM, Sở Nội vụ, Sở GD-ĐT, Sở Y tế, Sở Công thương và Sở An toàn thực phẩm.Ở khối ngành dọc, Công an TP.HCM đạt xếp hạng cao nhất, kế đến là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Chỉ số Chuyển đổi Số (DTI) giúp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. TP.HCM bắt đầu xếp hạng DTI cho quận, huyện và TP.Thủ Đức từ năm 2023.Năm 2024, ở nhóm đơn vị cung cấp dịch vụ công, Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp đứng đầu, tiếp theo là Sở TT-TT, Sở Nội vụ, Sở GTVT, Sở Y tế và Sở GD-ĐT.Đối với nhóm đơn vị không cung cấp dịch vụ công, Văn phòng UBND TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Ban Dân tộc TP.HCM và Thanh tra TP.HCM.Đối với các đơn vị ngành dọc, Công an TP.HCM xếp hạng nhất và tiếp theo là Kho bạc Nhà nước chi nhánh TP.HCM.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức, UBND Q.Phú Nhuận tiếp tục giữ vị trí số một năm thứ hai liên tiếp. Theo sau đó là các UBND Q.1, TP.Thủ Đức, Q.Bình Tân, Q.10, Q.8, Q.7.Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương (DDCI), TP.HCM triển khai lần đầu vào năm 2022 để đánh giá hiệu quả quản lý và điều hành kinh tế của các cơ quan hành chính.Đối với ngành dọc, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM dẫn đầu, tiếp theo là Bảo hiểm Xã hội TP.HCM, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Công an TP.HCM và Hải quan TP.HCM.Đối với nhóm sở, ban, ngành, điểm số trung bình tăng so với năm trước, đứng đầu là Sở Khoa học và Công nghệ, kế tiếp là Ban Quản lý khu nông nghiệp công nghệ cao, Sở TT-TT, Sở NN-PTNT và Sở Du lịch.Đối với nhóm UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Q.Phú Nhuận giữ vững vị trí số một năm thứ ba liên tiếp. Theo sau đó là Q.6, Q.11, H.Cần Giờ, Q.8.Theo UBND TP.HCM, năm 2024, TP.HCM triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, bám sát nhiệm vụ trọng tâm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.Điển hình, với phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" do Chính phủ phát động ở giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, TP.HCM đã cấp 105.333 thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí hơn 100 tỉ đồng để hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo. Đồng thời, số hộ nghèo, cận nghèo giảm 16.900 hộ.Hay đối với phong trào thi đua "Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", TP.HCM đã xây dựng, sửa chữa 575 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình chính sách (vượt 75 căn so với kế hoạch).Ở cấp địa phương, TP.HCM đã đạt được nhiều nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, như đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đạt 7,17%, tổng thu ngân sách của TP.HCM hơn 508.500 tỉ đồng (vượt 5,3% dự toán và là lần đầu tiên nguồn thu vượt 500.000 tỉ đồng).TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh thi đua giai đoạn 2023 - 2025, hướng đến cải thiện các chỉ số PAR Index, PCI, PAPI, SIPAS, DTI và đặt mục tiêu vào top 10 địa phương dẫn đầu cả nước về cải cách hành chính vào năm 2025.Ngoài ra, TP.HCM cũng tập trung nâng cao chất lượng cơ chế một cửa, triển khai đô thị thông minh, chính quyền điện tử và khuyến khích người dân tham gia giám sát, kiểm tra để nâng cao hiệu quả quản lý hành chính.
Cụ ông U90 tỏ tình với vợ ngọt ngào trên chuyến bay Vietjet ngày Valentine
Đại diện Cục CSGT cho biết, hiện nhiều tỉnh, thành phố ở miền Bắc tiếp tục có sương mù, mưa, nồm ẩm khiến đường trơn trượt gây mất an toàn giao thông. Do vậy, việc lưu thông của các phương tiện trên các cung đường đèo, đồi núi vốn đã nguy hiểm lại càng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn.Để đảm bảo an toàn giao thông, đại diện Cục CSGT khuyến cáo, tài xế cần chú ý kiểm tra kỹ phương tiện và định hình lộ trình trước khi xuất phát, cần đảm bảo sức khỏe, tỉnh táo khi lái xe.Cạnh đó, khi di chuyển trên đường miền núi đồi dốc, cong cua, trơn trượt, tầm nhìn bị hạn chế, lái xe cần chú ý quan sát, giảm tốc độ, điều khiển xe tốc độ thấp ngay cả khi lên và xuống dốc, bật đèn sương mù, đèn gầm, đi số thấp (nếu là phương tiện sử dụng số sàn), chú ý không rà phanh liên tục trừ khi gặp những tình huống khẩn cấp.Đại diện Cục CSGT lưu ý tài xế cần hết sức cẩn thận nếu đường trơn trượt, sương mù dày đặc. Nên hạn chế hoặc có thể ngừng lưu thông trong điều kiện này. Đồng thời, đại diện Cục CSGT cũng khuyến cáo tài xế cần tuyệt đối tuân thủ hiệu lệnh của người chỉ huy giao thông.Trước đó, khoảng 23 giờ 30 ngày 21.2, ông N.Đ.H (42 tuổi, trú Hà Nội) lái xe khách mang biển số 26F - 009.XX lưu thông trên QL6, hướng Sơn La - Hà Nội. Khi đến Km235+100, đoạn thuộc địa phận H.Yên Châu (Sơn La) đã xảy ra va chạm với xe đầu kéo lưu thông theo hướng ngược lại. Vụ tai nạn khiến 6 người chết và 9 người bị thương.Bước đầu cảnh sát xác định xe khách đi đến đoạn đường vòng cua, mặt đường trơn trượt, không làm chủ được tốc độ khiến phần đuôi xe văng vào đầu ô tô đầu kéo. Qua kiểm tra tài xế xe khách cũng không vi phạm nồng độ cồn và ma túy.Cũng trong đêm 21.2, tại QL37, đoạn qua H.Bắc Yên (Sơn La) xảy ra vụ xe tải trong lúc xuống dốc không làm chủ được tốc độ cộng với đường trơn trượt đã lật đè vào xe bán tải đang lên dốc, sau đó lao xuống ven đường khiến ít nhất 2 người bị thương.