Tuyên dương thanh niên tiêu biểu trong phong trào tình nguyện tại Thừa Thiên - Huế
Nguyễn Việt Quang (26 tuổi), làm việc ở 15 Hàng Than, Q.Ba Đình, Hà Nội, cho biết mỗi khi bạn bè đến Hà Nội du lịch thì chàng trai này đều mời thưởng thức cà phê trứng. "Thức uống này có thể "kén" người sử dụng bởi lo ngại sẽ tanh. Tuy nhiên, khi đã uống thử thì bị chinh phục bởi vị béo ngậy, ngọt và thơm hơn so với các loại cà phê khác. Bản thân tôi cũng thích cà phê trứng vì mùi thơm của cà phê hòa quyện với lớp trứng. Uống có cảm giác rất tuyệt", Quang nói.Cách tránh bị lừa khi mua iPhone đã qua sử dụng
Với những đóng góp tích cực cho kinh tế TP.HCM và nền kinh tế Việt Nam, ACB được công nhận và đánh giá cao từ các cơ quan quản lý.Sự kiện ký kết được tổ chức trong khuôn khổ triển khai Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM với mục tiêu đẩy mạnh chương trình hỗ trợ lãi suất, đồng thời đánh dấu nỗ lực trong việc huy động và tối ưu nguồn vốn từ các tổ chức tài chính, nhằm thực hiện các dự án lĩnh vực ưu tiên phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội trọng điểm của thành phố.Đại diện ACB nhấn mạnh "Thỏa thuận hợp tác với HFIC đánh dấu bước phát triển chiến lược của ACB trong việc đồng hành cùng chính quyền TP.HCM thúc đẩy hạ tầng kinh tế - xã hội. Với vai trò tiên phong và cam kết dài hạn, ACB sẽ không ngừng đổi mới để đóng góp vào công cuộc thay đổi diện mạo kinh tế và sự phát triển bền vững, thịnh vượng của thành phố".Với năng lực tài chính vững mạnh và kinh nghiệm trong thị trường vốn, ACB sẽ phối hợp cùng HFIC triển khai các sáng kiến theo định hướng phát triển nguồn vốn của TP.HCM bao gồm: phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, huy động vốn cho các dự án PPP, đặc biệt tập trung vào hạ tầng giao thông, y tế, và giáo dục. Đây là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa TP.HCM trở thành Trung tâm tài chính quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng bền vững của địa phương.Năm 2024, tổng giá trị tổng giá trị sản phẩm địa phương (GRDP) của TP.HCM ước đạt 1,78 triệu tỉ đồng, đạt mức tăng 7,17%. Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết năm 2025, thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số, tối thiểu 10%. Để đạt được mục tiêu đó, ước tính cần 620.000 tỉ đồng vốn cho đầu tư phát triển. Đây là động lực quan trọng bên cạnh tiêu dùng, xuất khẩu, các nhân tố mới thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong tổng vốn đầu tư cần có, bên cạnh đóng góp từ ngân sách, huy động ngoài ngân sách cần khoảng 510.000 tỉ đồng trong đó hệ thống ngân hàng dự kiến cung ứng 370.000 tỉ đồng và 140.000 tỉ đồng còn lại đến từ nhiều nguồn như kiều hối, đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI),... và bao gồm chương trình hợp tác của HFIC và các ngân hàng. Lãnh đạo chính quyền thành phố cũng nhấn mạnh ngân hàng có vai trò then chốt, quyết định cho mục tiêu tăng trưởng của thành phố.Từ hợp tác với HFIC, ngân hàng ACB tiếp tục khẳng định uy tín và vị thế được công nhận từ các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương. Tại TP.HCM, ACB nằm trong nhóm ngân hàng đi đầu trong đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và nguồn thu cho ngân sách của thành phố. Theo đó, tháng 12.2024, UBND TP.HCM đã gửi bằng khen công nhận đóng góp tích cực ACB vào công tác chỉ đạo, quản lý thu và nộp ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2024. Trước đó, năm 2023 ACB đã đóng góp 5.214 tỉ đồng vào ngân sách Nhà nước, thuộc Top 3 ngân hàng tư nhân và Top 8 doanh nghiệp tư nhân đóng góp ngân sách lớn nhất năm.ACB cũng là một trong những thành viên năng động và tích cực trên thị trường trái phiếu chính phủ khi sở hữu một danh mục đầu tư trái phiếu lành mạnh hàng đầu thị trường, trong đó trái phiếu Chính phủ chiếm 85%, còn lại là trái phiếu các TCTD. Tất cả đều là tài sản có tính thanh khoản cao. Đầu tư vào trái phiếu chính phủ cũng mang về hiệu quả kinh doanh tích cực cho ACB, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid-19. Nhờ những đóng góp lớn trong tạo lập thị trường, tháng 11.2024 ACB đã được Bộ Tài Chính vinh danh là đơn vị có đóng góp tích cực cho sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ giai đoạn 2020-2024, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hãng hàng không Qatar tăng tần suất bay đến Việt Nam
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Ngày 10.1, UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Công ty Công ty CP Tập đoàn Việt Phát (chủ đầu tư) bấm nút khởi công dự án Trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê cù lao Phố (thuộc P.Hiệp Hòa, TP.Biên Hòa).Phát biểu tại buổi lễ, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết cù lao Phố là vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử người mang gươm đi mở cõi đất Phương Nam; vùng đất giao thoa nhiều nền văn hóa, tôn giáo; cũng từng là nơi có thương cảng sầm uất nhất đất phương Nam hàng trăm năm trước. "Tuy nhiên trong quá trình phát triển, cù Lao Phố đã đánh mất đi vị thế của mình, trở thành vùng đất ngủ quên giữa lòng đô thị Biên Hòa. Việc dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê được khởi động và dự kiến đi vào hoạt động vào 2027 sẽ đánh thức cù lao Phố, đưa vùng đất này phát triển xứng với tiềm năng vốn có ", ông Võ Tấn Đức nhấn mạnh.Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, dự án trung tâm thương mại và văn phòng cho thuê có quy mô là 11,66 ha, tổng diện tích sàn xây dựng lên đến 24,5ha, tổng vốn đầu 6.111 tỉ đồng, dự kiến đón khoảng 10 triệu lượt khách tham quan mua sắm/năm.Cù lao Phố có diện tích gần 700 ha, được bao bọc bởi 2 nhánh của sông Đồng Nai. Cù lao Phố trước đây từng là thương cảng sầm uất của khu vực Đàng Trong (vùng lãnh thổ Đại Việt do chúa Nguyễn kiểm soát, xác định từ sông Gianh, Quảng Bình trở vào Nam). Hiện đây được xem vùng đất có vị trí địa lý thuận lợi để Đồng Nai phát triển thương mại và dịch vụ.
Làm giàu từ nuôi 'thảo trùng đại dương'
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.