Suzuki Jimny độ phong cách xe dã ngoại tại Việt Nam
HLV Huỳnh Quốc Anh là câu chuyện về cầu thủ tài năng, đứng lên từ những sai lầm bồng bột tuổi trẻ trong "đại án Bacolod" ở SEA Games 2005, trở lại mạnh mẽ và làm lại sự nghiệp với đỉnh cao là danh hiệu Quả bóng vàng Việt Nam 2012 khi giúp CLB Đà Nẵng vô địch V-League và Siêu cúp Việt Nam 2012.Sau khi treo giày, "cu Tí" theo nghiệp gõ đầu trẻ ở các đội nhí U.15 và U.17 Đà Nẵng, trước khi chuyển sang Quảng Nam làm trợ lý cho HLV Văn Sỹ Sơn.Mùa bóng này, Quốc Anh chấp nhận rời vùng an toàn, nhận lời mời của người đồng đội cũ ở đội tuyển quốc gia, quyết định Nam tiến đến TP.Đồng Xoài làm "phó tướng" cho HLV Nguyễn Anh Đức.Sau khi HLV Nguyễn Anh Đức quyết định rút lui khỏi chiếc ghế thuyền trưởng CLB Bình Phước vì tự nhận "chưa hoàn thành nhiệm vụ", lãnh đạo đội bóng có biệt danh "Chiến binh xanh" đã vận động Quốc Anh tiếp tục ở lại.Thậm chí, bầu Sơn đã tin tưởng trao vai trò tạm quyền cho cựu Quả bóng vàng Việt Nam 2012, thay vì những trợ lý Nhật Bản như Ohara Kazunori hay Ueno Nobuhiro.Thuận lợi của Quốc Anh là anh hiểu biết rõ và có tiếng nói với những cầu thủ nội trong đội bóng như Tấn Trường, Tuấn Tài, Thanh Bình, Ngọc Đức… Đặc biệt, anh có sức ảnh hưởng lớn đến nhạc trưởng Hoàng Minh Tâm vốn là người Đà Nẵng và từng đeo băng thủ quân đội bóng sông Hàn, hay cựu cầu thủ CLB Quảng Nam Huỳnh Tấn Sinh.Sau trận hòa 2-2 giữa CLB Bình Phước và PVF-CAND ở vòng đấu trước, 2 đội bóng giàu tham vọng này đang tạm so kè quyết liệt nhau ở vị trí nhì bảng với cùng 21 điểm. Mọi chuyện đều có thể xảy ra trong 10 vòng đấu còn lại của mùa giải.Do vậy, việc bầu Sơn bổ nhiệm Huỳnh Quốc Anh vào vai trò HLV trưởng tạm quyền được kỳ vọng sẽ giữ được sự ổn định cho đội bóng, hướng đến 3 điểm trong cuộc hành quân đến Bà Rịa - Vũng Tàu ngày 8.3 tới.Được biết, CLB Bình Phước đang cân nhắc kỹ càng để tìm ra "chiến tướng" phù hợp cho giai đoạn sắp tới, với hàng loạt ứng cử viên sáng giá như Lê Huỳnh Đức, Trương Việt Hoàng, Phan Thanh Hùng, Võ Đình Tân...Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vnHoàng Anh Gia Lai của bầu Đức chào bán thành công 130 triệu cổ phiếu riêng lẻ
Sáng 18.1 tại Công viên hữu nghị Suối Nguồn (giao lộ Hoàng Sa - Lê Văn Lương - Lương Hữu Khánh, P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng) diễn ra lễ trồng cây hữu nghị. Đây là một trong số những sự kiện đồng hành trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn các thành phố hữu nghị hợp tác do UBND TP.Đà Nẵng tổ chức, diễn ra từ ngày 16 - 18.1 với chủ đề "Gặp gỡ Đà Nẵng 2025 - Hội tụ và lan tỏa".Ông Hồ Kỳ Minh, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Đà Nẵng, cho biết với mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài, bền vững, đoàn kết, hội tụ và cùng nhau phát triển, UBND thành phố xây dựng Công viên hữu nghị Suối Nguồn. Đây là con suối có nguồn nước từ đỉnh bán đảo Sơn Trà, chảy ra biển Đà Nẵng (còn gọi là Suối Đá). Tham dự lễ trồng cây có hơn 150 đại biểu của 50 địa phương đến từ 24 quốc gia. Các đại biểu đã trồng hơn 50 cây dầu rái, là loài cây có sức sống mãnh liệt, mạnh mẽ. Số cây này tượng trưng cho hơn 50 địa phương của 24 quốc gia trên thế giới mà TP.Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ."Trồng cây không chỉ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan mà còn xây dựng biểu tượng của sự kết nối hòa bình - hữu nghị với các quốc gia và dân tộc trên thế giới. Chăm sóc cây ngày càng phát triển là trách nhiệm của tất cả chúng ta, cũng như như việc duy trì, nâng cao hiệu quả mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa TP.Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố của các quốc gia trên thế giới", ông Hồ Kỳ Minh nói.Phó chủ tịch thường trực UBND thành phố cũng kỳ vọng, với tiền đề mối quan hệ hữu nghị bền chặt với các tỉnh, thành phố trên thế giới, TP.Đà Nẵng sẽ đón nhận sự quan tâm, chia sẻ, hợp tác của các địa phương ngày càng sâu, rộng hơn nữa trong nhiều lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, thành phố thông minh, công nghệ thông tin, công nghệ cao, công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, quy hoạch và quản lý đô thị, nguồn nhân lực chất lượng cao, du lịch…Ông Kim Soon Ho, Quận trưởng Gurye (tỉnh Jeollanam, Hàn Quốc), cho biết từ tháng 1.2024, quận Gurye đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác và là địa phương kết nghĩa với Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng). Ông cảm thấy rất vinh dự khi được tham gia Diễn đàn các thành phố hữu nghị hợp tác và nhất là được trồng cây hữu nghị tại TP.Đà Nẵng. Ông hy vọng cây trồng lần này ngày càng cao lớn, phát triển để tình hữu nghị 2 quận ngày càng thắt chặt, phồn vinh."Sau khi kết nghĩa và ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Q.Sơn Trà, từ năm 2025, tại quận Gurye chúng tôi xây dựng mô hình biểu trưng của Q.Sơn Trà về cầu Rồng, còn tại Q.Sơn Trà cũng chuẩn bị xây dựng mô hình biểu trưng của Q.Gurye đồng thời trồng cây sơn thù du xung quanh. Vì đối với quận Gurye, cây sơn thù du là loài cây đặc trưng. Trong năm 2025, hai quận còn trao đổi thanh thiếu niên với nhiều hoạt động liên quan giáo dục, chương trình giao lưu. Hai quận còn có những kinh nghiệm phát triển kinh tế và du lịch; chúng tôi thường xuyên chia sẻ, trao đổi, học hỏi nhau để cùng phát triển thịnh vượng thời gian sắp tới", ông Kim Soon Ho nói.Bán đảo Sơn Trà được xem là lá phổi xanh của TP.Đà Nẵng, đóng vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu, đa dạng sinh học với hơn 1.000 loài thực vật, hơn 500 loài động vật; trong đó, có hơn 20 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
'Tự hào quê hương' - tiếng nói chung NTK Việt mang đến sàn diễn quốc tế
Tết đó, tôi được ăn… thịt heo rừng tại cơ quan Tiểu ban tuyên truyền Binh vận (B6) của tôi. Số là trước tết, anh Chín Thế, người quản lý rất giỏi săn bắn và bẫy heo rừng, vẫn nhiều đêm không đi săn thì gài bẫy. Có một đêm, anh Chín Thế đi kiểm tra mấy cái bẫy loại lớn chuyên gài heo rừng, và phát hiện một chú heo rừng to bự mắc bẫy. Bẫy dính vào chân, làm sao gỡ? Con heo rừng này rất can đảm, nó đã cắn vào chân mắc bẫy, sẵn sàng chịu mất một chân để thoát thân, nhưng chưa kịp thì bị anh Chín Thế phát hiện. Thế là xong!Cơ quan tôi hồ hởi vô cùng vì "chiến lợi phẩm" này. Những anh chuyên làm thịt heo nhanh chóng vào cuộc, và chẳng mấy chốc, con heo rừng đã thịt ra thịt, xương ra xương. Đúng 29 tết, nồi chảo của cơ quan được huy động để nấu các món ngon lành, và chú lính trẻ ít kinh nghiệm làm đầu bếp là tôi chỉ chờ vào cuộc… nhậu.Mùng 3 tết, tôi đạp xe sang "cứ" văn nghệ thăm anh Diệp Minh Tuyền và các bạn. Tình cờ lại gặp nhà văn Nguyễn Đình Thi vừa từ Hà Nội vượt Trường Sơn vô. Chuyện trò vui vẻ một lúc, thấy ban văn nghệ hơi… nghèo, tôi rủ anh Diệp Minh Tuyền cùng vài anh bạn đạp xe sang cơ quan tôi chơi. Nghĩ tới nồi thịt heo rừng còn đầy ắp ở cơ quan mình, tôi rủ mấy anh sang ăn. Lại lên xe đạp, phải 3 tiếng đồng hồ mới về tới cơ quan tôi. Anh Chín Thế rất vui khi tôi đón mấy nhà văn, nhà thơ về "xóm Binh vận", nên hô chị nuôi sửa soạn mâm chén cùng rượu đế chúc mừng năm mới. Nồi cháo đầu heo rừng thật tuyệt, húp tới đâu biết tới đó. Nhà thơ Diệp Minh Tuyền vui quá, không hề khách khí.Rồi tôi nhớ…Tháng 5.1975 tại Sài Gòn. Thành phố vừa qua khỏi cảnh binh đao còn vui hơn tết. Tôi thấy những cuộc diễu hành tự phát có kèm văn nghệ múa hát, kể cả múa lân, của thanh niên, học sinh sinh viên Sài Gòn trong những ngày hòa bình đầu tiên. Sự hồn nhiên, trong sáng của những "đám rước hòa bình" trên đường phố ấy khiến tôi ngạc nhiên không dứt. Tháng 5.1975, Sài Gòn tưng bừng lên đủ thứ, tùm lum lên đủ thứ. Và tôi, suốt ngày rong ruổi trên đường phố, làm không ra làm (vì công việc cơ quan đã hoàn thành), chơi không ra chơi, mà ăn lại càng… ngẫu hứng, nghĩa là tới bữa đâu ăn đó, đâu cũng gặp bạn bè, đâu cũng được bà con Sài Gòn hồ hởi cho... nhậu. Tết là như thế, chứ còn gì!Và tôi nhớ…Món vịt quay chợ Cũ mà "Tết Hòa bình" tháng 5.1975 tôi được ăn.Hồi ấy, nếu hỏi chợ Cũ ở đâu, có chết tôi cũng không biết. Nhưng bạn tôi, Tám Nhân, thì biết. Vì anh là sinh viên Sài Gòn tham gia hoạt động nội thành rồi lên chiến khu, ở đó chúng tôi quen và chơi thân với nhau. Một bữa chiều, Tám Nhân rủ tôi và nhà thơ Ngô Thế Oanh tới nhà Chú Hỏa chơi. Tôi cứ tưởng "chú Hỏa" là chú của… Tám Nhân, chứ đâu biết chú Hỏa là một trong những người giàu nhất Sài Gòn từ hồi Pháp thuộc qua thời Mỹ chiếm. Nghe Tám Nhân kể trên đường đi ông "chú Hỏa" này là người Tiều, từng sở hữu tới 20% địa ốc ở Sài Gòn. Giàu cỡ đó thì quá cỡ thợ mộc rồi. Tôi với Ngô Thế Oanh cứ hớn hở theo Tám Nhân tới nhà chú Hỏa. Tới nơi mới biết đây không phải là nhà, mà là… lâu đài. Một lâu đài đúng nghĩa, to và sang trọng hết cỡ. Không được gặp chú Hỏa, vì hóa ra, ông đã mất lâu rồi. Con cháu ông cũng không còn ở lâu đài này nữa. Chỉ có mấy anh vệ binh giải phóng đang canh gác. Thấy chúng tôi tới chơi, anh em rất mừng. Chúng tôi nói muốn gặp vệ binh Lương Minh Cừ, là nhà thơ trẻ của quân Giải phóng mà chúng tôi quen, nhưng anh em nói Cừ đi… nhậu đâu đó, chưa về. Anh em mời chúng tôi vào thăm lâu đài, và… nhậu chơi. Gì chứ đề nghị thứ hai này thì chúng tôi quá hưởng ứng, nên vui vẻ theo anh em vào thăm lâu đài. Rồi anh em lấy từ hầm rượu nhà chú Hỏa mấy chai rượu Tây. Thoạt Tám Nhân nói chợ Cũ gần đây có món vịt quay kiểu Tàu là nổi tiếng nhất và anh xung phong đi mua. Chúng tôi chọn bàn nhậu là một góc cầu thang nhà chú Hỏa. Nói là góc cầu thang nhưng thú thật, đời tôi chưa bao giờ ngồi ở một chỗ "sạch sẽ và sáng sủa" (chữ dùng của văn hào E.Hemingway) như thế. Cầu thang lát đá cẩm thạch, là loại vật liệu tôi chỉ mới đọc trong sách chứ chưa bao giờ thấy. Với Ngô Thế Oanh chắc cũng vậy, vì chúng tôi vừa từ sình lầy Đồng Tháp hay núi rừng miền Trung bước tới Sài Gòn. Khi Tám Nhân mua vịt quay về, mâm nhậu lập tức được bày ra ngay trên góc cầu thang lát đá cẩm thạch. Chúng tôi hớn hở nâng ly, mừng hội ngộ. Nào ai ngờ được mình còn có một buổi chiều như thế, uống rượu Tây với vịt quay chợ Cũ ngay trong lâu đài chú Hỏa.Sau này, nếu ai hỏi tôi: "Trong những ngày hòa bình đầu tiên ấy, anh thích nhất món ăn nào của Sài Gòn?", tôi sẽ trả lời ngay, không do dự: "Vịt quay chợ Cũ". Tôi chỉ nhớ mỗi món đó, dù đã ăn không ít món ngon Sài Gòn trong những ngày này. Hóa ra, ẩm thực luôn gắn với "đối tượng cùng ăn", với không gian và thời điểm. Một khi nó đã thành ký ức, thì chắc chắn là nó… ngon rồi. Chưa hết đâu bạn.Sắp Tết Đinh Tỵ 1977, tôi đang ở Hà Nội, tranh thủ chạy về quê Mộ Đức thăm thầy má tôi, cũng chỉ nghĩ ở quê vài ngày rồi trở ra Hà Nội, nhưng thầy má tôi giữ thằng con lại thêm một ngày, để gọi là "ăn tết trước". Ngày đó, thầy má tôi mới từ Hà Nội về quê, nhà còn rất tạm bợ, gọi là đón tết cho vui, tình cảm là chính, chứ có gì đâu mà "ăn".Rồi tôi lại tất tả chạy ra Hà Nội để sau tết tổ chức… cưới vợ.Năm 1976 là "năm Bính" của tôi. Vậy mà có những chuyện lớn tôi tính được và hoàn thành cơ bản trong năm này. Đầu tiên là chuyện viết trường ca. Rồi tới chuyện tình yêu và cưới vợ. Cô gái tôi yêu và yêu tôi đã chấp nhận sẽ đi suốt đời với một anh lính-nhà thơ nghèo là tôi. Tôi đưa em về ra mắt thầy má vào mùa hè 1976 và được thầy má hân hoan đồng ý.Vậy là Tết Đinh Tỵ 1977, vợ chồng tôi chính thức ăn tết tại Hà Nội ở nhà bà chị tôi. Chúng tôi lo đám cưới, một đám cưới cực giản dị, tổ chức vào mùng 6 Tết Đinh Tỵ, mượn nhà bà ngoại Nguyễn Đình Chính (con trai Nguyễn Đình Thi), một căn hộ nhỏ ở khu tập thể Trung Tự, làm địa điểm tổ chức. Đám cưới của chúng tôi thật nhiều hoa, toàn hoa đẹp Ngọc Hà, và thật nhiều bạn, toàn là bạn văn chương hồn nhiên vui nổ trời, dù cỗ chỉ có lạc rang và rượu đế. Món quà cưới duy nhất vợ chồng tôi nhận được từ một anh bạn làm ở Báo Phụ nữ là một… chiếc chậu thau bằng nhôm. Hồi đó là vậy, không biết "phong bì" là cái gì. Nhưng thật vui, thật hạnh phúc. Coi như tôi đã được "ăn tết hai miền" Quảng Ngãi và Hà Nội, rồi được làm đám cưới ngay tại thủ đô. Còn gì hơn nữa! Tổng kết lại, năm 1974 ăn tết trong rừng chiến khu, tháng 5.1975 "ăn Tết Hòa bình" tại Sài Gòn, rồi đầu năm 1977 ăn Tết Đinh Tỵ kiêm… cưới vợ tại Hà Nội. Ba cái tết, vui cả ba năm luôn!
Trong một tuyên bố hôm nay, Công ty bất động sản Trung Quốc Vanke cho hay CEO Zhu Jiusheng (Chúc Cửu Thắng) đã nộp đơn xin từ chức... vì lý do sức khỏe" và ông này "sẽ không còn giữ bất kỳ vị trí nào trong công ty", theo AFP.Tuy nhiên, Vanke không xác nhận hay phủ nhận thông tin ông Zhu bị giới chức "đưa đi" trước đó. Báo Trung Quốc Economic Reporter hôm 17.1 dẫn các nguồn tin khẳng định ông Zhu đã bị "giới chức an ninh đưa đi", nhưng không nêu rõ liệu ông có bị bắt giữ chính thức hay không.Bài báo của Economic Observer không nêu rõ ông Zhu có thể bị cáo buộc đã phạm tội gì. Vào thời điểm đó, Economic Observer loan tin các cuộc gọi và tin nhắn gửi cho ông Zhu và những người thân cận với ông đều không được trả lời.Công ty Vanke được niêm yết tại Hồng Kông, thuộc sở hữu một phần của chính quyền thành phố Thâm Quyến và là công ty bất động sản lớn thứ tư của Trung Quốc theo doanh số bán hàng vào năm ngoái, theo công ty nghiên cứu CRIC.Cùng với những ông trùm bất động sản khác ở Trung Quốc, Vanke đối mặt cuộc khủng hoảng nợ kéo dài nhiều năm và hôm nay 27.1, một hồ sơ nộp lên Sở giao dịch Hồng Kông, công ty đã cảnh báo về khoản lỗ ròng khoảng 45 tỉ nhân dân tệ (6,2 tỉ USD) vào năm ngoái."Công ty xin lỗi sâu sắc về khoản lỗ này và sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy cải thiện hoạt động kinh doanh", Vanke nhấn mạnh trong một tuyên bố riêng, theo AFP.
Nghỉ lễ 30.4 - 1.5: CSGT TP.HCM huy động 100% quân số, phạt nghiêm nồng độ cồn
Năm 2025, với cảm hứng từ linh vật rắn, Đường hoa xuân Tiền Giang hứa hẹn sẽ tiếp tục trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn bậc nhất của người dân và du khách khi đến tỉnh dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang, đặc trưng xuyên suốt của đường hoa là lấy cảm hứng từ linh vật con giáp của năm. Dù thông điệp của đường hoa mỗi mùa mỗi khác, nhưng tất cả đều chung một trục xuyên suốt đó là nơi gặp gỡ, hội ngộ, lan tỏa tình thân, giữ gìn nét truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mong ước một năm mới phát triển, thuận lợi, hanh thông. Qua nhiều lần tổ chức tại Quảng trường Hùng Vương, các đường hoa đã thu hút được đông đảo công chúng, khách tham quan đến trẩy hội hoa xuân, vui chơi, giải trí, check-in.Đường hoa xuân Tiền Giang năm 2025 không chỉ đơn thuần là một không gian lễ hội rực rỡ sắc màu, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật sống động, tái hiện linh hồn và khát vọng của mảnh đất sông nước. Mỗi đại cảnh, mỗi chi tiết nhỏ đều mang trong mình những câu chuyện, những thông điệp ý nghĩa, góp phần tạo nên một bức tranh toàn cảnh về văn hóa, con người và tầm nhìn phát triển của tỉnh nhà.Ngoài ra, tại Đường hoa xuân Tiền Giang còn có Đại cảnh Thành phố hiện đại - Net Zero gắn với "Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050" và "Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050", được tạo hình với mô hình năng lượng điện gió, các mảng xanh, cho thấy sự quyết tâm của tỉnh nhà trong việc hội nhập và phát triển. Đại cảnh Nét đẹp miền sông nước ấn tượng với mô hình thuyền hoa và trái cây, tái hiện văn hóa chợ nổi đặc trưng của miền Tây Nam bộ. Bên cạnh đó, các tiểu cảnh như: Mái che nón lá, sân khấu đờn ca tài tử, con đường ánh sáng, không gian sách... đều mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Chợ hoa xuân tại Đường hoa không chỉ là nơi mua bán mà còn là điểm đến để người dân vui xuân, thưởng ngoạn, dịp tết.