$933
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vndoc lớp 4. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vndoc lớp 4.Sau khoảng thời gian đầu nghỉ việc, Nguyễn Trọng Nhân toàn lực tập trung vào công việc kinh doanh ổn định hơn và cuộc sống của anh may mắn cũng đi vào guồng khá nhanh. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của vndoc lớp 4. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ vndoc lớp 4.Sáng 12.2, sau khi nghe các tờ trình tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án luật Sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tổ chức Quốc hội và luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).Góp ý dự án luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) tại tổ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) nói, dự thảo luật như một "cuộc cách mạng" trong công tác xây dựng, ban hành văn bản pháp luật khi rút ngắn thời gian từ khi khởi thảo cho tới lúc thông qua từ 22 tháng xuống còn 10 tháng. "Thậm chí theo quy trình rút gọn chỉ còn 2 tháng", bà Hoa nói, cho rằng việc thay đổi này đáp ứng thực tiễn diễn biến nhanh hiện nay.Cũng đánh giá việc rút ngắn, linh hoạt việc soạn thảo, ban hành văn bản pháp luật là thay đổi lớn trong dự án luật sửa đổi lần này, song quyền Chủ tịch UBND Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chỉ ra, việc này cũng có "mặt mất" là rủi ro chất lượng văn bản pháp luật sẽ thấp."Khi ban hành ra sẽ lại có nhiều vướng mắc thực thi do quy định chưa hết các trường hợp hoặc ngôn từ chưa minh bạch. Chưa đánh giá kỹ tác động nên đưa ra quyết định cực đoan. Làm gấp nên người dân và doanh nghiệp không có thời gian chuẩn bị thích ứng, gây xáo trộn sản xuất, thương mại, đời sống", ông Đồng nêu các rủi ro có thể phải đối mặt khi rút ngắn thời gian xây dựng, ban hành văn bản.Cùng đó, ông Hà Sỹ Đồng nhìn nhận, việc rút ngắn thời gian lấy ý kiến, tham vấn, đăng tải công khai cũng làm giảm cơ hội tham gia ý kiến, thậm chí không cho phép tham vấn ý kiến khi thực hiện theo thủ tục rút gọn. Ông Đồng đề nghị, việc đăng tải công khai các dự thảo và lấy ý kiến cần phải được làm kỹ để bổ khuyết cho những rủi ro của quy trình linh hoạt.Đại biểu Phan Đức Hiếu (đoàn Thái Bình) thì tán thành khi dự thảo luật bổ sung quy định nâng cao chất lượng báo cáo đánh giá tác động chính sách. Tuy nhiên, ông đề nghị bổ sung yêu cầu cơ quan thẩm định phải đánh giá chất lượng của báo cáo đánh giá tác động chính sách, vì không thẩm định thì vẫn là hình thức.Thảo luận tại tổ TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đề nghị quán triệt tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", giao thẩm quyền nhiều hơn cho HĐND cấp tỉnh trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Theo ông Mãi, tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm" mà Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định cần được cụ thể hóa ngay ở khâu xây dựng thể chế. "Cần giao thêm thẩm quyền cho HĐND cấp tỉnh; mở rộng năng lực xây dựng chính sách cho chính quyền địa phương. Đây là việc hoàn toàn khả thi đối với những địa phương như Hà Nội, TPHCM", ông nói.Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhìn nhận, T.Ư không nên "ôm" quyền, đặc biệt là trong việc ban hành những văn bản, nhằm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc phát sinh thường xuyên trong thực tế.Ông phân tích, ngay cả kinh phí xây dựng pháp luật của địa phương, vốn không lớn, cũng được quy định là vừa thực hiện theo cơ chế khoán sản phẩm, vừa theo luật Đầu tư công, dẫn đến nhiều khó khăn, chậm trễ."Kinh phí xây dựng pháp luật không lớn nên làm theo quy định về chi thường xuyên thôi. Giờ vài trăm triệu cũng phải đấu thầu, khám sức khỏe cho cán bộ cũng đấu thầu. Một bệnh viện ở Bình Dương trúng thầu, thế là cán bộ TP.HCM rồng rắn lên Bình Dương để khám", ông Mãi phản ánh.Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM nói, kinh phí xây dựng, ban hành một nghị quyết của HĐND cấp tỉnh chỉ có 30 triệu đồng, mà thực hiện theo luật Đầu tư công thì phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục.Một nội dung khác cũng khiến bà Hạnh băn khoăn là dự thảo luật không quy định rõ việc HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù. Trong 3 năm qua, TP.HCM ban hành 30 nghị quyết về chính sách đặc thù. Tuy nhiên, nay dự thảo hiện hành lại không quy định rõ là tới đây HĐND thành phố có được ban hành chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương hay không. "Tôi đọc hết hồ sơ chưa hiểu lý do vì sao không quy định HĐND ban hành nghị quyết về chính sách đặc thù, trong khi hình thức văn bản pháp quy này rất cần thiết", bà Hạnh phát biểu. ️
Hoạt động tặng quà tết là sự kiện thường niên đầy ý nghĩa, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với người lao động. Với phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có tết", sự kiện này mang lại niềm vui và ấm áp cho mọi gia đình. Đây không chỉ là món quà vật chất mà còn là sự động viên tinh thần, khích lệ mọi người vượt qua khó khăn. Ngày 16.1, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã tham dự chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" với công nhân viên chức, người lao động Hải Phòng. Cùng dự có Phó chủ tịch thường trực Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương.Phát biểu tại chương trình, Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gửi lời chúc tết tới công nhân, viên chức, người lao động Hải Phòng; đồng thời biểu dương chính quyền và tổ chức công đoàn thành phố trong những năm qua, đặc biệt là năm 2024 đã luôn quan tâm đến đời sống cán bộ công chức, viên chức, người lao động.Tại chương trình, Phó thủ tướng cùng lãnh đạo TP.Hải Phòng, Tổng LĐLĐ Việt Nam trao đại diện 100 suất quà tết tặng công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn thành phố.Dịp tết nguyên đán năm nay, UBND TP.Hải Phòng dành 10 tỉ đồng tặng 5.000 suất quà cho người lao động, các cấp công đoàn thành phố phối hợp với người sử dụng lao động chi tiền thưởng tết, sử dụng kinh phí, đoàn phí công đoàn chăm lo cho công nhân lao động, nhất là công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí là trên 1.850 tỉ đồng. Nguồn kinh phí chăm lo tết cho người lao động năm nay tăng 40% so với năm trước.Cùng ngày, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng ông Nguyễn Đức Thịnh, Trưởng ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân lao động, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Yên.Từ nguồn quỹ xã hội LĐLĐ tỉnh, nguồn tài chính công đoàn và các nguồn vận động, các cấp công đoàn tỉnh Phú Yên đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà đoàn viên, công nhân, viên chức, người lao động, ngư dân có hoàn cảnh khó khăn trong dịp lễ, tết, Tháng Công nhân năm 2024, với hơn 49.500 suất quà, trị giá hơn 12,8 tỉ đồng.Qua hơn 1 tháng phát động, Chương trình "Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng" năm 2025 đã nhận được sự ủng hộ của 27 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, với 969 suất quà, tổng số tiền 777 triệu đồng.Tại chương trình, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo tỉnh Phú Yên và đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đã trao 200 suất quà tết, mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt cùng túi quà trị giá 300.000 đồng cho đoàn viên, người lao động.Trong sáng nay 16.1, thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư T.Ư Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đã đến trao quà tết tại Hà Tĩnh. Cùng tham dự buổi làm việc và trao quà tết có ông Nguyễn Xuân Hùng, Phó chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam. Dịp này, đoàn công tác tặng 200 suất quà cho gia đình chính sách, 200 suất quà cho gia đình nghèo, 200 suất quà cho gia đình công nhân gặp hoàn cảnh khó khăn ở Hà Tĩnh.Trước đó, ngày 15.1, tại Ninh Thuận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Phó chủ tịch thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương đã thăm, tặng quà 200 công nhân, người lao động làm việc tại Khu công nghiệp Du Long (H.Thuận Bắc).Gửi lời chúc mừng năm mới tới toàn thể công nhân, lao động trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hy vọng những suất quà sẽ là nguồn động viên giúp anh chị em công nhân, lao động đón tết vui vẻ, đầm ấm. Bà Thanh mong muốn đội ngũ công nhân, lao động tiếp tục là lực lượng đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, tham gia với chủ doanh nghiệp trong lao động sản xuất, xây dựng mối quan hệ hài hòa, tiến bộ... ️
Lê Nguyễn Thùy Dương, thủ khoa học sinh giỏi quốc gia môn ngữ văn năm học 2024-2025, cho biết, niềm đam mê trong học tập của em một phần được bồi đắp từ văn chương, nhưng phần lớn được nuôi dưỡng bởi những người thân trong gia đình và các thầy cô giàu tâm huyết mà em từng gặp. "Ngay từ nhỏ ba mẹ em đã hướng cho em và chị gái song sinh của em là Lê Nguyễn Ánh Dương (học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu- ĐH Quốc gia TP.HCM), đạt giải ba môn văn quốc gia năm nay, rằng giáo dục là con đường dẫn con người đến cuộc sống tốt đẹp hơn và nuôi dưỡng niềm tin đó trong lòng em từ thời thơ ấu. Trong một số tác phẩm văn chương, các nhân vật nữ mà em yêu thích cũng có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có liên quan mật thiết đến quyền và vị thế của phụ nữ. Sức sống của các nhân vật đó và hy vọng của gia đình em mang lại cho chúng em khát vọng và niềm say mê với việc học", Thùy Dương chia sẻ."Vậy nên em nghĩ rằng để học tốt môn ngữ văn, điều quan trọng nhất là trân trọng những trải nghiệm của mình - trong văn chương và trong cuộc sống và truyền tải chúng một cách chân thành, phù hợp trong bài làm của mình. Đây cũng là điều các giáo viên hướng dẫn lưu ý với em và các bạn trong suốt quá trình học tập'', Thùy Dương nói thêm. Thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chia sẻ về kỷ niệm đáng nhớ nhất với em trên hành trình đọc và học văn, có lẽ chính là những giờ ngủ trưa hồi tiểu học. Dương cho biết, em không có thói quen ngủ trưa vì đã ngủ đủ vào buổi tối rồi. Nằm yên không biết làm gì, em mượn những quyển sách từ thư viện nhỏ trong lớp để đọc. "Những tuyển tập truyện cổ tích do thầy Nguyễn Ngọc Ký sưu tầm và viết lại, những trang thơ cũ của nhà thơ Trần Đăng Khoa… đó là những "giấc mơ trưa" của em, là khoảnh khắc chính thức đánh dấu sự tìm đến văn chương của em. Lúc đó em không tìm đến văn chương vì một mục đích cụ thể nào như để học giỏi văn, để tiếp thu kiến thức… em chỉ đến vì một hứng thú vô tư. Có lẽ văn chương sẽ đồng hành lâu với độc giả khi chúng ta xây dựng một mối liên kết hồn nhiên với nó", nữ sinh Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong kể lại.Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nàoThực tế cho thấy, học sinh hiện nay bị tác động nhiều bởi các thiết bị công nghệ, có phần xa rời với việc đọc sách. Dẫn đến sợ, ngại môn văn, không có vốn từ, cảm xúc để viết. Thế nên Thùy Dương chia sẻ với các bạn cách học văn một cách nhẹ nhàng nhất. Theo Dương, hãy bắt đầu từ những điều mình yêu thích trong văn học như các thể loại hay nội dung mà mình yêu thích. Nội dung của văn học thể hiện tất cả các phương diện đời sống. Do đó, ta có thể bắt đầu tự mình tìm đọc những tác phẩm nói về lĩnh vực, đề tài mình yêu thích.Vận dụng những kỹ năng và kiến thức trong văn học vào đời sống hàng ngày; từ việc đọc các văn bản thông tin thông thường đến các bài luận xin học bổng... Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đặt trọng tâm vào tính ứng dụng của văn học, đây là một lợi thế rất lớn giúp các bạn trẻ tiếp thu văn học tốt hơn.Trí tuệ nhân tạo (AI) hay công nghệ là xu thế phát triển của thời đại, nên ta phải tận dụng nó để phục vụ cho việc học văn, thậm chí làm cho việc học văn trở nên thú vị, sinh động hơn. AI có thể là một trợ lý ảo hay một nơi cung cấp những ý kiến khác để ta tham khảo, xem xét, chắt lọc, từ đó có sự soi chiếu đa dạng vào những văn bản đã học. AI cũng có thể vẽ tranh minh họa cho các tác phẩm, sơ đồ hóa nội dung bài học... làm cho môn văn trở nên thú vị hơn rất nhiều.Theo Thùy Dương, việc đọc sách không chỉ giúp ta rèn luyện khả năng đọc hiểu, tăng vốn từ, mà còn giúp ta tích lũy kiến thức về mọi mặt của đời sống. Quan trọng hơn, việc đọc và suy ngẫm về điều viết trong sách sẽ mang đến cho ta một sự trải nghiệm gián tiếp mà qua đó sẽ giúp mỗi người trở nên trưởng thành hơn rất nhiều. ''Việc đọc sách cũng là điều kiện tiên quyết làm nên một người học sinh giỏi không chỉ trong môn ngữ văn mà là bất cứ môn học nào'', thủ khoa môn ngữ văn của kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhận xét.''Đối với sách chuyên ngành, nên chọn và tìm hiểu về các tác giả cơ bản, phải đọc trước; sau đó đọc sâu rộng hơn theo mục tiêu học tập cũng như sở thích của bản thân. Còn sách thường thức, ta nên tìm nguồn sách trước hết từ sự giới thiệu của các nhà chuyên môn, các giải thưởng hay các bảng xếp hạng uy tín. Vì những căn cứ đó đã giúp sàng lọc trước, chọn trước cho mình những tác phẩm được xem là có giá trị'', Thùy Dương phân tích thêm.Là một giáo viên, với tôi hạnh phúc nhất là khi được chúc mừng học sinh của mình thành công, đây là niềm vui thật lớn, vỡ òa hạnh phúc. Chúng tôi đã từng có học sinh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, nhưng đây là lần đầu tiên có kết quả tuyệt vời, thủ khoa môn văn quốc gia, lại là học sinh lớp 11 CV1.Từ khi các em bước vào ngôi trường mơ ước của mình, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, học sinh lớp 10 chuyên ngữ văn rất hào hứng với môi trường học tập mới. Khi được nghe tôi kể về truyền thống học tập của học sinh trường chuyên, em nào cũng tràn đầy sự quyết tâm và khao khát học giỏi. Trong đó có Lê Nguyễn Thùy Dương học rất giỏi môn ngữ văn, chữ viết rất đẹp.Trong thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy Dương có năng khiếu học văn, cách viết của em rất nhẹ nhàng mà sâu sắc, những tầng nghĩa hiểu biết của em rất phong phú cho thấy sự nghiền ngẫm, học tập rất nghiêm túc. Nên dù mới vào lớp 10 em Thùy Dương đã thi đậu vào đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia, điều này chưa có đối với môn ngữ văn trước đó. Tiếp đến em Thùy Dương đạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic truyền thống 30/4.Khi những kết quả tốt đẹp đó đến với mình, Dương càng chăm học hơn, tôi rất hài lòng về khả năng tập trung trong học tập của em.Mỗi khi em nghe giảng bài, tôi quan sát thấy em lắng nghe chăm chú, say mê để rồi từ đó em phát hiện ra một ý hay, làm giàu cho kho tàng trí tuệ của mình, thêm được một cách diễn đạt thu hút hơn. Đọc bài em viết, tôi rất vui khi em hiểu vấn đề một cách sâu sắc và chọn cách thể hiện bài văn một cách linh hoạt, sáng tạo nên bài văn của em thường nổi bật nhất trong lớp. Tôi rất hài lòng khi biết em đọc rất nhiều sách và độ khó được nâng cao dần lên, mỗi cuốn sách giúp cho trải nghiệm của em sâu sắc và tư duy tiến bộ lên mỗi ngày. Có thể nói trong quá trình trao đổi hàng ngày, sống cùng với nhân vật, cùng cảm nhận những lời văn hay, cùng cảm được cái day dứt của tác giả… đã nuôi dưỡng tình yêu của em với môn văn một cách liền mạch như hơi thở trong cuộc sống, giản dị mà hữu ích.Thùy Dương là một học sinh chuyên văn rất ngoan, em đọc từng trang văn một cách thấm thía. Tôi hay khích lệ em, lời khen chân thành và đúng lúc cho các em thêm nhiều nhiệt huyết và niềm tin. Dương cũng sẵn sàng chia sẻ trao đổi kinh nghiệm học tập của mình với bạn bè mà vẫn giữ được nét riêng của chính mình. Em nhìn thấy tâm huyết của thầy cô trong việc trao truyền kiến thức, rất trân trọng điều này và đã quyết tâm thực hiện ước mơ như một lời biết ơn thiết thực nhất. Tôi trân quý tấm lòng của em với văn chương, tôi hay nói với em, ai có lòng biết ơn sẽ có đủ đầy mọi điều trong cuộc sống.Giáo viên Nguyễn Thị Ái Vân, Tổ trưởng tổ ngữ văn Trường chuyên Lê Hồng Phong ️