$614
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của M8M. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ M8M.Chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, đỉnh Fansipan đã chính thức đón đợt tuyết rơi đầu tiên của năm mới Ất Tỵ vào ngày 26.1.2025. Càng về đêm, nhiệt độ tiếp tục giảm sâu, tuyết rơi dày hơn và đến sáng 27.1, cả một vùng rừng Hoàng Liên từ độ cao 2.800 mét đến đỉnh Fansipan đã được phủ một lớp tuyết trắng tinh khôi.Cảnh tượng ngoạn mục khi cả không gian rộng lớn của nóc nhà Đông Dương chìm trong lớp tuyết trắng khiến nhiều du khách không khỏi xuýt xoa, trầm trồ. Tuyết phủ lên Đại tượng Phật A Di Đà và lắng đọng trên quần thể tâm linh Fansipan, khiến khung cảnh vốn đã tuyệt đẹp này càng trở nên huyền ảo, mơ màng như chốn bồng lai tiên cảnh.Sáng 27.1, cáp treo Sun World Fansipan Legend đã đưa những du khách đầu tiên lên đỉnh, để họ tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh ấn tượng này. Nhiều người không khỏi phấn khích, tranh thủ ghi lại những khoảnh khắc tuyệt vời bằng máy ảnh và điện thoại, hoặc tham gia ném bóng tuyết, nặn người tuyết.Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia dự báo những ngày tới miền Bắc sẽ chìm sâu trong không khí lạnh. Mưa tuyết tại Fansipan sẽ còn tiếp diễn. Nhiệt độ ở đỉnh núi sẽ duy trì ở mức -5 độ đến 0 độ, tạo điều kiện lý tưởng để du khách tiếp tục trải nghiệm tuyết rơi chỉ có tại miền núi phía Bắc Việt Nam.Đặc biệt, dù thời tiết trên đỉnh lạnh giá, không khí vui xuân dưới chân núi lại vô cùng ấm áp, trời hửng nắng. Chỉ còn vài ngày nữa, Fansipan sẽ tổ chức Hội xuân Mở Cổng Trời, với vô vàn hoạt động đặc sắc đậm đà bản sắc văn hóa Tây Bắc, như chợ phiên vùng cao với sự tham gia của 100 nghệ nhân bản địa, các lễ hội dân tộc thiểu số vào cuối tuần, cùng nghi lễ thượng cờ 3 lần mỗi ngày trong những ngày đầu năm mới. Với sự xuất hiện của tuyết rơi và hàng loạt hoạt động vui xuân sôi động, Fansipan chắc chắn sẽ là điểm đến tuyệt vời để du khách đón một cái Tết thật đặc biệt. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của M8M. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ M8M.Sau hơn 10 ngày nghỉ tết với những buổi ăn chơi, họp mặt gia đình và giấc ngủ kéo dài đến trưa, Nguyễn Hoàng Nam (25 tuổi), giám sát quy trình chế biến thực phẩm tại H.Nhà Bè, TP.HCM, cảm thấy uể oải và chưa sẵn sàng quay lại công việc.Công việc của Nam là giám sát quá trình chế biến thực phẩm nên yêu cầu sự tỉnh táo và tập trung tối đa để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt 8 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, sự thay đổi đột ngột từ không khí nghỉ ngơi, thư giãn sang môi trường làm việc căng thẳng khiến Nam cảm thấy bị "sốc".Rời nhà từ tỉnh Sóc Trăng lên Bình Dương vào mùng 4 (tức ngày 1.2), để chuẩn bị đi làm lại vào mùng 6 (ngày 3.2), Nguyễn Thị Kim Nguyên (27 tuổi), làm việc tại Bình Dương, cảm thấy tiếc nuối vì "còn tết". "Mình rời đi khi những cây mai trước nhà đang trổ đẹp, bánh mứt còn ê hề. Thật sự không có tinh thần trở lại làm việc", Nguyên nói. Bắt đầu ngày làm việc đầu tiên, Nguyên cùng đồng nghiệp cắn hạt dưa, lì xì chúc tết… thay vì toàn tâm tập trung vào công việc.Trở lại làm việc vào mùng 7 tết (ngày 4.2), Nguyễn Chí Kiên (24 tuổi), làm thiết kế đồ họa tại TP.Cần Thơ, cảm thấy thiếu động lực và mệt mỏi: "Dù đã ngồi trước máy tính cả buổi, mình vẫn không thể nảy ra bất kỳ ý tưởng mới nào. Sau kỳ nghỉ dài, mình đã quen với nhịp sống nghỉ ngơi, ăn uống thoải mái, nên bây giờ rất khó để lấy lại sự tập trung".Huỳnh Tấn Đạt, nghiên cứu sinh Trường ĐH Công nghệ Sydney, Úc, cho biết việc bắt đầu lại công việc sau kỳ nghỉ tết có thể là một thách thức lớn nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Thay vì "chạy nước rút" ngay vào đúng hôm đi làm, Đạt khuyên mọi người nên bắt đầu từ vài ngày trước, đặc biệt là thiết lập lại nhịp sinh hoạt."Việc thức dậy đúng giờ, sắp xếp công việc cá nhân và tập trung vào các mục tiêu nhỏ trong tuần đầu tiên sẽ giúp bạn dần làm quen lại với guồng quay công việc. Đừng dồn hết tất cả mọi việc vào một lần, mà hãy chia nhỏ ra", Đạt chia sẻ.Theo Đạt, việc sử dụng các phương pháp quản lý thời gian như pomodoro (làm việc tập trung trong 25 phút rồi nghỉ ngắn) hay quy tắc 80/20 (tập trung vào 20% công việc quan trọng nhất, vì chúng sẽ mang lại 80% hiệu quả) sẽ giúp nâng cao hiệu suất mà không gây căng thẳng quá mức.Đạt cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết nối lại với đồng nghiệp để tái tạo cảm hứng. Tham gia các cuộc họp nhóm, trò chuyện về công việc và cuộc sống sẽ giúp tạo sự gắn kết, giúp bạn dễ dàng hòa nhập lại với môi trường làm việc.Đạt khuyến cáo không nên ép bản thân vào một lịch trình làm việc quá nghiêm ngặt ngay lập tức. Thay vào đó, nên điều chỉnh từ từ như duy trì thói quen ngủ đúng giờ, dậy sớm hơn một chút mỗi ngày để cơ thể dần thích nghi với nhịp sinh học mới.Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thế Huy, Phó giám đốc Công ty TNHH truyền thông, tư vấn và đào tạo Ý Tưởng Việt (TP.HCM), cho biết cảm giác mệt mỏi và thiếu động lực khi quay lại công việc sau kỳ nghỉ dài là hiện tượng hoàn toàn bình thường, đặc biệt ở giới trẻ.Theo thạc sĩ Huy, sau một kỳ nghỉ dài, não bộ của chúng ta đã quen với nhịp sống thoải mái và ít căng thẳng. Quay lại công việc, với áp lực và khối lượng công việc tồn đọng, có thể khiến bạn cảm thấy bị "sốc". Điều này gây ra hiện tượng "post-holiday blues" (cảm giác buồn chán sau kỳ nghỉ), khi cơ thể và tinh thần chưa kịp thích nghi với nhịp làm việc mới."Hiện tượng này là kết quả của sự gián đoạn trong nhịp sinh học và sụt giảm dopamine - chất dẫn truyền thần kinh, liên quan đến động lực, cảm giác hứng thú", thạc sĩ Huy giải thích. Do đó, thay vì ép bản thân quay lại ngay lập tức, thạc sĩ Huy khuyên việc khởi động lại công việc nên bắt đầu từ những nhiệm vụ đơn giản, dễ dàng thực hiện. Điều này sẽ kích thích não bộ tiết ra dopamine, từ đó giúp tái tạo động lực và giảm căng thẳng.Theo thạc sĩ Huy, hãy tự thưởng cho bản thân sau mỗi nhiệm vụ hoàn thành để duy trì động lực làm việc. Một không gian làm việc gọn gàng và mới mẻ cũng giúp bạn dễ dàng thích nghi với áp lực công việc, đồng thời kích thích sự sáng tạo. Trước khi quay lại công việc hãy tạo một ngày đệm. Dành một ngày trước khi đi làm để điều chỉnh lại thói quen và sắp xếp công việc sẽ giúp bạn quen dần lại với nhịp độ công việc mà không bị áp lực quá lớn."Kết nối với đồng nghiệp và quản lý kỳ vọng cá nhân sẽ giúp giảm căng thẳng, tạo sự gắn kết, dần làm quen với nhịp độ công việc sau kỳ nghỉ tết. Đừng đặt kỳ vọng quá cao vào bản thân ngay lập tức. Hãy cho mình thời gian để làm quen lại với nhịp độ công việc và đạt được năng suất tối đa", thạc sĩ Huy nói. ️
Ngày 30.12, Công an H.Hiệp Đức (Quảng Nam) cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt để tạm giam đối với Nguyễn Phước Anh (46 tuổi, ở khối phố Bình Hòa, TT.Tân Bình, H.Hiệp Đức) để điều tra về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.Trước đó, vào ngày 29.10, cháu T. (5 tuổi, ở TT.Tân Bình) chơi trốn tìm ở khu vực xung quanh nhà tại khối phố Bình Hòa. Thấy vậy, Nguyễn Phước Anh đã có hành vi xâm hại tình dục cháu T.Theo Công an H.Hiệp Đức, vì bị can ngoan cố không nhận tội nên lực lượng công an phải củng cố hồ sơ, chứng cứ để đấu tranh trong một khoảng thời gian dài, Nguyễn Phước Anh mới thừa nhận hành vi đồi bại. Đến ngày 27.12, Viện KSND H.Hiệp Đức phê chuẩn quyết định khởi tố bị can để thực hiện lệnh bắt để tạm giam đối với Nguyễn Phước Anh.Vụ xâm hại tình dục nêu trên đang được Công an H.Hiệp Đức tiếp tục điều tra, làm rõ. ️
Theo TechRadar, người dùng iPhone đang 'than trời' vì lỗi báo thức trên thiết bị của họ. Nhiều người cho biết báo thức không kêu đúng giờ, thậm chí có trường hợp kêu muộn hàng giờ hoặc im lặng hoàn toàn. Vấn đề này đã kéo dài suốt một năm qua, gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dùng.Trên diễn đàn Reddit, nhiều người dùng chia sẻ trải nghiệm 'dở khóc dở cười' với lỗi báo thức iPhone. Có người cho biết họ đã bị trễ giờ làm, muộn buổi học vì báo thức không đổ chuông. Thậm chí, có ý kiến cho rằng lỗi này đã tồn tại từ thời iOS 9 (năm 2015).Đây không phải lần đầu tiên lỗi báo thức iPhone được báo cáo. Cách nay 9 tháng, Apple từng thừa nhận vấn đề và hứa hẹn sẽ sớm khắc phục. Tuy nhiên, đến nay, lỗi này vẫn chưa được giải quyết triệt để.Nhiều người cho rằng tính năng Attention Aware trên iOS 17, cho phép giảm âm lượng thông báo khi người dùng nhìn vào màn hình, có thể là nguyên nhân gây ra lỗi. Tuy nhiên, việc iPhone không thể phân biệt được khi nào người dùng đang ngủ khiến tính năng này trở nên 'vô dụng' trong trường hợp này.Lỗi báo thức gây ra sự thất vọng và bức xúc trong cộng đồng người dùng iPhone. Họ cho rằng đây là một trong những tính năng cơ bản nhất của điện thoại và Apple cần phải có trách nhiệm khắc phục sự cố ngay lập tức.Hiện tại, Apple vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào về vấn đề này. Người dùng chỉ còn biết hy vọng Apple sẽ sớm giải quyết triệt để lỗi báo thức khó chịu này. ️