Nhiều nơi ở Trung Quốc thành 'thị trấn ma' sau khi Foxconn rời đi
Trong buổi ghi hình chương trình Gala Việc tử tế với chủ đề Yêu lắm Việt Nam ơi do VTV tổ chức, hàng loạt nghệ sĩ thân thuộc của miền Bắc đã có dịp hội tụ để tôn vinh những "người hùng thầm lặng" có đóng góp thiện nguyện nổi bật, giúp đỡ cộng đồng trong năm 2024. Các nghệ sĩ Minh Hòa, Nguyệt Hằng, diễn viên Anh Thơ, Thanh Hương, Quách Thu Phương, Thục Anh, Sỹ Hưng, vợ chồng diễn viên Minh Tiệp... đều mặc áo dài do Ngọc Hân thiết kế tại buổi quay hình. Những mẫu áo dài này nằm trong hai bộ sưu tập mới nhất của nàng hậu. Hồi cuối tháng 12.2024, Ngọc Hân từng giới thiệu 4 mẫu áo dài trong bộ sưu tập lấy cảm hứng từ tranh của họa sĩ Lê Thiết Cương tại triển lãm nghệ thuật Tết Tỵ của nhóm G39. Họa sĩ Lê Thiết Cương vốn kỹ tính, cầu toàn nên việc anh đồng ý cho nàng hậu sử dụng hình ảnh của 15 bức tranh để in lên áo dài là một ưu ái không hề nhỏ. Ngọc Hân cảm thấy mình may mắn khi được họa sĩ Lê Thiết Cương yêu mến dù cả hai mới quen biết 2 năm và cộng tác cùng nhau trong một vài dự án mỹ thuật. Bộ sưu tập áo dài của Ngọc Hân có chất liệu chủ đạo là cotton lóng (được đặt sản xuất riêng) và lụa. Đây là hai chất liệu thân thiện môi trường, tạo cảm giác dễ chịu cho người mặc. Ngoài các thiết kế dành cho phái đẹp, cô còn có các mẫu cho nam giới, trẻ em và phụ kiện khăn bằng chất liệu voan tơ mềm mại. Với tone màu pastel (vàng, hồng) cùng hình ảnh cầu Long Biên, phố cổ… hay hình con rắn (con vật biểu tượng của năm Ất Tỵ), mỗi thiết kế áo dài đều mang đậm dấu ấn văn hóa Hà thành, đồng thời ẩn chứa những thông điệp nhân văn về cuộc sống, con người. Dù cách tân về phom dáng hay sáng tạo các chi tiết hiện đại trên tay áo, hàng cúc… thì áo dài Ngọc Hân vẫn luôn giữ được nét truyền thống đặc trưng. Đây cũng là định hướng mà nàng hậu theo đuổi từ khi trở thành nhà thiết kế thời trang.Trường Sa mãi trong tim người Việt: Đất thiêng ngút ngàn trên Biển Đông
Từ nguồn hỗ trợ của các nhà tài trợ, nhà hảo tâm, trong đó có Tập đoàn T&T Group; cũng như sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị địa phương, đến nay hàng ngàn căn nhà Đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được xây dựng mới và bàn giao cho người dân. Theo số liệu của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên, sau 9 tháng triển khai và tổ chức thực hiện chương trình Nhà Đại đoàn kết, 5.000 căn nhà mới đã hoàn thành, bàn giao cho người dân đưa vào sử dụng. Trong đó, 1.818 nhà xây, 1.894 nhà gỗ truyền thống, 1.288 nhà khung sắt. Tổng kinh phí thực hiện làm nhà là trên 489 tỉ đồng. Trong đó, chương trình Nhà Đại đoàn kết hỗ trợ 250 tỉ đồng; các hộ gia đình đối ứng bằng tiền 166,2 tỉ đồng; các hộ gia đình tự chuẩn bị được vật liệu quy ra tiền, trị giá trên 56,2 tỉ đồng; huy động ngày công lao động, quy đổi với trên 17 tỉ đồng.
Vết thương hở là gì và cách vệ sinh vết thương hở hằng ngày
Ngày 20.2, tại kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026) thông qua nghị quyết thành lập 5 sở: Nội vụ, Tài chính, Xây dựng, KH-CN, Nông nghiệp và Môi trường.Theo đó, Sở Nội vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Nội vụ và Sở LĐ-TB-XH. Về cơ cấu tổ chức, sau sắp xếp, Sở Nội vụ có 7 phòng, 2 ban và 3 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Tài chính trên cơ sở hợp nhất Sở KH-ĐT và Sở Tài chính. Sau sắp xếp, Sở Tài chính có 11 phòng và 2 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Thành lập Sở KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT. Sau sắp xếp, Sở KH-CN có 7 phòng và 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Xây dựng trên cơ sở hợp nhất Sở Xây dựng và Sở GTVT. Sau sắp xếp Sở Xây dựng có 10 phòng và 11 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở.Thành lập Sở Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở hợp nhất Sở NN-PTNT và Sở TN-MT. Sau sắp xếp, Sở Nông nghiệp và Môi trường có 6 phòng, 5 chi cục và 6 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Tại kỳ họp, các đại biểu đã bỏ phiếu bầu các Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng, gồm: ông Nguyễn Hữu Lợi, Giám đốc Sở Nội vụ (nguyên Giám đốc Sở Nội vụ); ông Phạm Nam Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (nguyên Giám đốc Sở TN-MT); ông Nguyễn Hà Nam, Giám đốc Sở Xây dựng (nguyên Chánh văn phòng UBND TP); ông Lê Đức Viên, Giám đốc Sở KH-CN (nguyên Giám đốc Sở KH-CN); bà Trần Thị Thanh Tâm, Giám đốc Sở Tài chính (nguyên Giám đốc Sở KH-ĐT).Các đại biểu cũng bỏ phiếu bầu Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Lê Tự Gia Thạnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng (nguyên Chủ tịch UBND Q.Hải Châu).HĐND TP.Đà Nẵng cũng miễn nhiệm chức danh Ủy viên UBND TP.Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Đăng Huy, nguyên Giám đốc Sở GTVT; ông Nguyễn Đăng Hoàng, nguyên Giám đốc Sở LĐ-TB-XH; ông Phùng Phú Phong, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng; ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Giám đốc Sở Tài chính; ông Nguyễn Quang Thanh, nguyên Giám đốc Sở TT-TT; ông Bùi Hồng Trung, nguyên Giám đốc Sở GTVT.Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND TP.Đà Nẵng cũng bỏ phiếu bầu ông Đoàn Ngọc Hùng Anh giữ chức Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng khóa X (nhiệm kỳ 2021 - 2026). Trước khi hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng, ông Đoàn Ngọc Hùng Anh đảm nhận vị trí Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy.Ông Đoàn Ngọc Hùng Anh (57 tuổi, quê quán xã Điện Tiến, TX.Điện Bàn, Quảng Nam) từng đảm nhiệm các chức danh: Trưởng ban Dân vận; Chánh văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND TP.Đà Nẵng; Phó trưởng ban quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng; Phó chủ tịch UBND Q.Sơn Trà. Như vậy, đến thời điểm hiện tại, HĐND TP.Đà Nẵng khóa X có các lãnh đạo chủ chốt, gồm: ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng; ông Trần Phước Sơn, Phó chủ tịch Thường trực HĐND TP.Đà Nẵng và tân Phó chủ tịch HĐND TP.Đà Nẵng Đoàn Ngọc Hùng Anh.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Ngoại binh giải bóng rổ VBA hào hứng học tiếng Việt
Sáng 6.2, giá xăng dầu giữ đà giảm, dầu Brent giảm 1,59 USD, tương đương 2,09%, xuống 74,61 USD/thùng; trong khi dầu WTI cũng giảm 1,67 USD, tương đương 2,3%, xuống 71,03 USD/thùng.Sau khi Mỹ áp thuế 10% đối với hàng nhập từ Trung Quốc, chính thức có hiệu lực từ ngày 4.2, cùng ngày, Trung Quốc cũng công bố mức thuế 10% đối với dầu thô, 15% đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than đá nhập khẩu từ Mỹ.Những đòn áp thuế và trả đũa của các nền kinh tế lớn đã khiến thị trường dầu thế giới biến động liên tục. Trong phiên, có thời điểm giá dầu WTI trượt dốc mất tới 3%. Các nhà phân tích thị trường nhiên liệu cho rằng, việc Trung Quốc trả đũa bằng áp thuế cao đối với sản phẩm dầu và khí đốt của Mỹ khiến nhu cầu các mặt hàng này sẽ chuyển hướng sang một thị trường khác.Trong một diễn biến khác, trước tuyên bố "gây sức ép tối đa" đối với Iran của Tổng thống Mỹ, mới đây, Tổng thống Iran cũng đáp trả bằng lời kêu gọi các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đoàn kết chống lại các lệnh trừng phạt có thể có của Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã đẩy kim ngạch xuất khẩu dầu của Iran xuống gần mức 0 sau khi áp đặt lại lệnh trừng phạt, nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của nước này.Các nhà phân tích bày tỏ lo lắng nếu lệnh trừng phạt này được áp dụng trở lại, nguồn cung có thể bị đứt gãy, đẩy giá dầu tăng. Theo ước tính của EIA, xuất khẩu dầu của Iran thu được 53 tỉ USD vào năm 2023 và năm 2024, nước này đạt sản lượng được OPEC cho là cao nhất kể từ năm 2018.Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu sẽ được liên Bộ Tài chính - Công thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều nay (ngày 6.2). Dù giá xăng dầu thế giới tuần trước giảm, nhưng những phiên giao dịch vừa qua, giá dầu có xu hướng tăng, nên nhiều khả năng giá trong nước sẽ được điều chỉnh trái chiều. Theo dự báo, giá xăng có thể giảm nhẹ, dầu tăng nhẹ. Mức tăng giảm dao động trên dưới 100 đồng/lít/kg.