GSM ra mắt nền tảng công nghệ đa dịch vụ riêng cho chủ xe VinFast
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.Bạn trai gây tranh cãi vì đăng ảnh Halle Berry khỏa thân
Chiều 3.3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định kết thúc hoạt động Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh; đồng thời kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau.Theo quyết định của Tỉnh ủy Cà Mau, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh chính thức kết thúc hoạt động. Cùng ngày, UBND tỉnh ban hành quyết định kiện toàn tổ chức Bệnh viện đa khoa Cà Mau, trong đó thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc bệnh viện.Cụ thể, Ban giám đốc bệnh viện gồm giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Các phòng chức năng có 9 phòng; các khoa lâm sàng là 24 khoa; các khoa cận lâm sàng là 4 khoa; các khoa không giường bệnh 4 khoa.Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, nhấn mạnh: "Việc kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh và thành lập Khoa Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trực thuộc Bệnh viện đa khoa Cà Mau là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, tinh gọn bộ máy nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả. Đây không chỉ là sự sắp xếp lại tổ chức mà còn hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cán bộ trên địa bàn tỉnh".Ông Luân bày tỏ sự tin tưởng, với sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, cùng quyết tâm của ngành y tế và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ y, bác sĩ, Khoa Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ sẽ hoạt động hiệu quả, đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ tốt hơn không chỉ cho đội ngũ cán bộ mà còn cho nhân dân tỉnh Cà Mau.Việc sắp xếp lại tổ chức y tế đợt này thể hiện quyết tâm của tỉnh trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ thống y tế địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Du lịch Hồ Tràm 'sống khỏe' dịp lễ 30.4
Lingo giành chiến thắng trong hạng mục Sức khỏe Công nghệ số ở sự kiện triển lãm công nghệ tiêu dùng nổi tiếng thế giới CES tổ chức mới đây tại Mỹ. Công nghệ giúp người dùng theo dõi chỉ số đường huyết và cung cấp thông tin tình trạng sức khỏe một cách chi tiết và cá nhân hóa. Người dùng đeo cảm biến sinh học trên cánh tay trong 14 ngày, truyền dữ liệu liên tục đến ứng dụng trên điện thoại thông minh. Ứng dụng giải mã ngôn ngữ cơ thể và cung cấp thông tin về phản ứng của người dùng đối với thực phẩm, hoạt động thể chất và căng thẳng hàng ngày. Nhờ đó, người dùng có thể áp dụng thói quen lành mạnh, điều chỉnh trao đổi chất và cải thiện bao gồm cả sức khỏe thể chất và tinh thần.Công nghệ thiết bị đeo theo dõi sức khỏe không ngừng mở ra những hiểu biết mới về sức khỏe. Các nhà khoa học Abbott đã khám phá cách theo dõi liên tục chỉ số đường huyết, tiết lộ xu hướng chuyển hóa trong cơ thể, giúp người dùng áp dụng thói quen lành mạnh hơn và cải thiện sức khỏe một cách tổng quát.Quy mô thị trường thiết bị đeo để theo dõi sức khỏe được dự báo sẽ tăng thêm 26,56 tỷ đô la Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 23,31% từ năm 2023 đến năm 2028. Thị trường đang có sự tăng trưởng đáng kể do người tiêu dùng ngày càng chú trọng vào việc quản lý sức khỏe và duy trì lối sống lành mạnh. Ông Olivier Ropars, Phó Chủ tịch bộ phận kinh doanh Lingo của Abbott, cho biết, chỉ số đường huyết rất quan trọng vì phản ánh phản ứng của cơ thể đối với dinh dưỡng và lối sống. Bộ theo dõi sức khỏe cá nhân Lingo theo dõi liên tục chỉ số đường huyết và chuyển dữ liệu thành thông tin có giá trị, thu hẹp khoảng cách giữa phòng ngừa và điều trị. Công nghệ này giúp người dùng làm chủ lối sống lành mạnh và kiểm soát sức khỏe chủ động.Lingo, cùng với danh mục các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Abbott, bao gồm dinh dưỡng, thuốc, chẩn đoán và thiết bị y tế, giúp mọi người sống trọn vẹn hơn ở mọi giai đoạn của cuộc sống.Một sản phẩm khác của Abbott, thiết bị đo và theo dõi đường huyết liên tục FreeStyle Libre, đã cách mạng hóa cách hàng triệu người trên thế giới quản lý bệnh tiểu đường. FreeStyle Libre đã được Abbott ra mắt tại Việt Nam năm 2021, là một trong những nỗ lực của công ty không ngừng đưa ra các giải pháp chăm sóc sức khỏe trong suốt 30 năm hiện diện tại đây.Năm 2022, bộ thiết bị được trao giải Prix Galien Golden Jubilee cho "Công nghệ Y khoa tiên tiến nhất trong 50 năm qua". Đây là giải thưởng danh giá được đánh giá tương đương với giải Nobel trong nghiên cứu dược phẩm sinh học, ghi nhận những sáng kiến đột phá xuất sắc nhất giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người.Bên cạnh những đột phá về công nghệ theo dõi sức khỏe, xét nghiệm và hỗ trợ chẩn đoán, Abbott cũng đóng góp những sáng tạo có ý nghĩa trong quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm. Bệnh Còn ống động mạch là một trong những bệnh lý tim mạch thuộc nhóm bốn bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất, cùng với đái tháo đường, ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính. Sáng chế đột phá Amplatzer Piccolo Occluder của Abbott là thiết bị giúp điều trị còn ống động mạch ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh. Amplatzer Piccolo Occluder vốn được phát triển cho người lớn, được các nhà khoa học và kỹ sư của Abbott nghiên cứu để áp dụng công nghệ đột phá này trong điều trị cho trẻ sinh non. Hiện nay, với kích thước chỉ bằng hạt đậu, thiết bị này có thể đóng các lỗ thủng trong tim của trẻ sơ sinh, mở ra vô vàn cơ hội sống cho những bệnh nhi dễ tổn thương nhất.Không chỉ dừng lại ở đó, Abbott còn phát triển hệ thống hỗ trợ quyết định lâm sàng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp thông tin hữu ích giúp nhân viên y tế nâng cao khả năng quản lý và đưa ra giải thích lâm sàng tốt hơn. Abbott và quỹ từ thiện Abbott Fund, tài trợ và quyên góp sản phẩm với tổng giá trị lên đến 280 tỉ đồng (khoảng 12 triệu đô la Mỹ) để giải quyết các thách thức sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, tập trung vào việc cải thiện dinh dưỡng, đào tạo nhân viên y tế, củng cố hệ thống y tế, hỗ trợ các chuyên gia y tế ở tuyến đầu trong đại dịch Covid-19 và mở rộng giáo dục cộng đồng.Những nỗ lực của Abbott không ngừng khẳng định vai trò tiên phong về công nghệ, góp phần định hình tương lai của ngành y tế và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Phản hồi từ người hâm mộ trên khắp châu Á rất nhanh chóng và lẫn lộn. Một số bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với cặp đôi. Nhưng nhiều người khác lại phản ứng với sự giận dữ.
7 điều khiến hành khách trên chuyến bay khó chịu nhất
Ngày cưới là sự kiện trọng đại nên nhiều cặp đôi muốn trở thành ngày có nhiều kỷ niệm đặc biệt. Những đám cưới độc lạ không chỉ thể hiện phong cách của cô dâu, chú rể mà còn mang lại trải nghiệm đáng nhớ cho tất cả khách mời.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip ghi lại khoảnh khắc hàng xóm, khách mời đến chung vui với cô dâu, chú rể và chụp hình kỷ niệm với cặp đôi tại cổng cưới làm bằng trái cây, rau củ. Ai nấy đều cho rằng, cổng cưới vừa độc lạ vừa không lãng phí vì mọi người có thể sử dụng được sau bữa tiệc.Nhân vật chính trong đám cưới đặc biệt trên là chú rể Hoàng Minh Hóa và cô dâu Võ Nguyễn Hồng Nga (cùng 29 tuổi). Đám cưới được tổ chức tại nhà trai ở H.Phù Cát, Bình Định ngày 20.11.Anh Hóa cho biết: "Lúc đầu tôi nghĩ làm cổng cưới bằng hoa hình rồng phượng nhưng sau nghĩ lại sau đám cưới sẽ phải gỡ bỏ, rất lãng phí. Vì vậy, tôi chuyển sang trang trí bằng rau củ, chắc chắn sẽ rẻ hơn hoa tươi vào dịp này. Hơn nữa, sau bữa tiệc khách mời có thể mang rau củ về nhà xào nấu, xem như lộc trong đám cưới". Nhà chú rể Lê Xuân Tùng và cô dâu Nguyễn Thị Thu Uyên, cùng ở xã Liên Sơn, H.Tân Yên, Bắc Giang chỉ cách nhau 200 m nên đã dùng xe rùa chở tráp trong lễ hỏi. Xuân Tùng cho biết, ý tưởng dùng xe rùa làm phương tiện chở tráp sang nhà gái hỏi cưới là của bà ngoại anh. Quãng đường 200 m không phải quá xa nhưng dàn bê tráp đi bộ sẽ rất mỏi nên bà nghĩ ra cách đó. Các thành viên trong gia đình chú rể đều đồng tình thực hiện để đám cưới có thêm kỷ niệm đặc biệt."Nhà tôi quen với một đơn vị chuyên lắp ráp xe rùa nên hôm đó đã đến mượn 7 chiếc về chở 7 tráp sính lễ. Vì họ đã sơn sẵn màu đỏ rất đẹp nên tôi không cần phải trang trí thêm nhiều. Mọi thứ diễn ra suôn sẻ, hôm đám hỏi nhà gái, cô dâu và quan khách đều bất ngờ, cho rằng ý tưởng vừa độc đáo, vừa thiết thực", chú rể chia sẻ.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về đám cưới "có một không hai" khi có tới 3 cô dâu là 3 chị em ruột. Trên sân khấu, 3 cặp đôi cùng cắt bánh, cùng uống rượu giao bôi, cùng chụp chung những bức hình kỷ niệm… khiến ngày vui càng trở nên ý nghĩa.Những nhân vật chính trong câu chuyện trên là các cặp đôi: Kiều Nhi (chị cả, 28 tuổi) và chú rể Quốc Hiếu (29 tuổi); chị hai Tuyết Nhi (26 tuổi) và chú rể Gia Thịnh (27 tuổi); cô em út Hoàng Duyên (24 tuổi) và chú rể Anh Quốc (29 tuổi). Gia đình nhà gái ở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng.Mạng xã hội chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới chú rể tự tay thực hiện "nghi thức" nhúng lẩu thịt bò cho vợ ăn trước sự háo hức, bất ngờ của khách mời tham dự. Phía dưới bình luận, nhiều người cho rằng điều này hợp lý vì cô dâu, chú rể trong đám cưới phải lo nhiều việc nên dễ đói bụng, việc nhúng lẩu thịt bò vừa thiết thực, vừa dễ thương.Nhân vật chính trong câu chuyện trên là chú rể Nguyễn Duy Tùng (30 tuổi) và cô dâu Trần Thị Hoa (26 tuổi), ở H.Mê Linh, Hà Nội.Anh Tùng cho biết, "nghi thức" đặc biệt này gắn liền với kỷ niệm anh và vợ quen nhau. Hơn nữa, hiện đang kinh doanh các nhà hàng lẩu nên cũng muốn giới thiệu về nghề của mình đến với khách mời có mặt tại đám cưới.Vào ngày trọng đại của cô em gái ruột, anh Nguyễn Trường Lý (36 tuổi), quê ở Bình Phước đã lên ý tưởng trang trí một bối cảnh cưới đậm nét vùng quê Nam bộ. Hình ảnh rặng tre, những chiếc lu đựng nước, bồ đựng lúa, xe đạp cũ, bông thiên điểu… xuất hiện trong đám cưới, tạo nên một bối cảnh vô cùng gần gũi, mộc mạc."Đầu tiên, để có một chiếc cổng cưới đẹp, tôi đã tự tay trồng, chăm sóc để làm sao cho lá chuối thật tươi tốt và canh cho cây ra hoa, kết trái đúng thời điểm em gái lấy chồng. Các loại hoa được trang trí trong đám cưới cũng một tay tôi trồng", anh Lý cho biết.Đa số những vật dụng để trang trí đều là cây nhà lá vườn, được anh Lý trồng và sưu tầm từ trước. Một vài món như vỉ phơi bánh tráng, giỏ đệm… thì được anh đặt mua.Dân mạng chia sẻ những hình ảnh về một đám cưới... lạ khi chú rể mang tráp trà sữa sang nhà cô dâu để hỏi cưới và để lại những bình luận thú vị và thắc mắc ý nghĩa đằng sau những tráp hỏi cưới độc lạ này.Chú rể Nguyễn Việt An (33 tuổi, ở Hà Nội) cho biết, sính lễ của gia đình mang sang nhà gái vẫn đầy đủ theo truyền thống gồm trầu cau, rượu thuốc, trái cây, bánh phu thê, bánh cốm… Tráp trà sữa anh mang đến chỉ là tráp phụ, mọi người có thể nghĩ đơn giản đó là một loại trà hay đồ uống khác."Nhiều người thắc mắc tới lễ gia tiên trong ngày cưới nhưng chỗ mình bàn thờ nhỏ, người lớn thường xếp một ít trầu cau, bánh trái… Cả hai họ đều rất vui vẻ, phấn khích vì ý tưởng khá lạ của hai vợ chồng", anh An cho hay.