Zingplay - 15 năm xây dựng và lan tỏa niềm vui
"Bữa cơm ấm áp cùng chồng" cũng được dienmayxanh.com gợi ý làm quà. Đây có vẻ là một ý tưởng tốt, bữa cơm ấm áp nấu món anh ấy thích, vun đắp tình cảm, cùng anh ấy tâm sự, kể cho nhau những vui buồn trong cuộc sống, thì còn gì bằng.Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đưa billiards Việt Nam lần đầu vào tốp 3 thế giới
Anh hùng lao động Thái Hương: Top 50 phụ nữ châu Á có ảnh hưởng lớn
Các chuyên gia từ Đại học East Anglia (Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) nói với báo Independent rằng nỗ lực để có tuổi thọ cao hơn chỉ bằng cách thực hiện một vài thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn kéo dài tuổi thọ mà không bị căng thẳng hay tốn kém.Mặc dù chúng có vẻ là những mục tiêu riêng biệt nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ và cùng nhau giúp chúng ta cải thiện sức khỏe tổng thể.Tiến sĩ Tamsin Lewis, bác sĩ chuyên khoa tuổi thọ bày tỏ quan điểm với Independent rằng: "Bạn càng có nhiều cơ bắp thì khả năng chống lão hóa của bạn càng tốt".Bên cạnh việc luyện tập duy trì khối lượng cơ bắp góp phần làm bạn có sức mạnh, chuyên gia này cũng khuyên chúng ta thực hiện song song với các bài tập tim mạch cường độ thấp, đi bộ đường dài nhanh, đạp xe hoặc chạy nước rút giúp tăng hiệu quả tim mạch.Hai hoạt động trên là "hai trong số những yếu tố dự báo tuổi thọ mạnh nhất", theo tiến sĩ Tamsin Lewis.Tiến sĩ Tamsin Lewis cũng cho biết: "Rối loạn chuyển hóa làm tăng tốc độ lão hóa, do đó, việc duy trì mức glucose ổn định và độ nhạy insulin cao là điều không thể bàn cãi".Chuyên gia này khuyên chúng ta cần lên kế hoạch ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát lượng đường trong máu và insulin. Cụ thể, ăn uống theo kỷ luật giờ giấc, vận động sau bữa ăn (kể cả đi bộ nhanh 10 phút) và chế độ ăn ít thực phẩm chế biến sẵn đều có ích.Bà Tamsin Lewis còn nhấn mạnh trước khi chúng ta sử dụng các chất bổ sung khác thì phải thực hiện những điều cơ bản như ngủ đủ giấc, vận động và ưu tiên protein.Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kết nối xã hội đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Cải thiện các kết nối xã hội sẽ cải thiện chứng trầm cảm và lo âu, giảm mức độ căng thẳng, tăng cảm nhận hạnh phúc.Tiến sĩ Mohammed Enayat, bác sĩ đa khoa và là người sáng lập HUM2N, một phòng khám kéo dài tuổi thọ ở London (Anh), nói với Independent rằng: "Nếu bạn xem xét bằng chứng từ các 'khu vực xanh' trên khắp thế giới (nơi mọi người được cho là sống lâu hơn mức trung bình), chúng đã chỉ ra rằng các kết nối xã hội là động lực chính giúp kéo dài tuổi thọ".Chuyên gia này khuyên hãy xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, tham gia các hoạt động cộng đồng, nuôi dưỡng mối quan hệ với gia đình và bạn bè nhằm thúc đẩy sức khỏe tổng thể và tuổi thọ.Để cải thiện tuổi thọ, việc giải quyết các vấn đề như quá trình viêm trong cơ thể và căng thẳng oxy hóa là rất quan trọng.Tiến sĩ Mohammed Enayat cho rằng: "Nhiều loại thực phẩm từ thực vật chứa nhiều loại polyphenol và chất dinh dưỡng bio-flavonoid có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm".Thậm chí, thực phẩm có nguồn gốc thực vật cũng có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột bằng cách nuôi dưỡng lợi khuẩn, mà "sức khỏe đường ruột rất quan trọng để cải thiện sức khỏe toàn thân và tuổi thọ của một người", theo tiến sĩ Mohammed Enayat.
Tiếp tục kế hoạch triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025, trong đó tập trung đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực công, hành chính công, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, thanh toán qua Cổng dịch vụ công quốc gia...
Đường hỏng nặng, đi lại nguy hiểm
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.