Trao tiền bạn đọc giúp các hoàn cảnh thương tâm
Sau thành công của mùa giải này, Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM đã quyết định thành lập CLB bóng đá cựu sinh viên Khoa học (US Alumni Football Club - USA FC).'Chia tay' Nissan, MG, Tan Chong trở lại Việt Nam phân phối ô tô Trung Quốc
Thất bại 0-1 trước HAGL tối 24.1 chưa loại CLB Hà Nội khỏi đường đua vô địch V-League. Thầy trò HLV Lê Đức Tuấn chỉ kém Thanh Hóa 5 điểm, trong khi mùa giải còn tới quá nửa chặng đường. Tuy nhiên, màn thể hiện của đội Hà Nội trong 3 trận gần nhất, đặc biệt ở trận thua tối qua, nằm dưới mức kỳ vọng. CLB Hà Nội chỉ mất 7 phút để... tự bắn vào chân với pha vào bóng non nớt dẫn đến thẻ đỏ của Vũ Đình Hai. Cầu thủ sinh năm 2000 khoác áo đội Hà Nội đá V-League từ mùa trước. Đặc biệt khi HLV Daiki Iwamasa nắm quyền, Đình Hai được ra sân thường xuyên trong vai trò hậu vệ (tổng 22 trận ở V-League 2023 - 2024). Tuy nhiên, như thế vẫn là không đủ với cầu thủ năm nay đã 25 tuổi, nhưng vốn kinh nghiệm rất mỏng. Sự non kém ấy thể hiện ở tình huống vào bóng bằng gầm giày vào thẳng cổ chân Văn Sơn, khiến Đình Hai phải "đi tắm sớm".Việc sử dụng những gương mặt thiếu từng trải như Đình Hai đã nằm trong dự kiến của ban lãnh đạo CLB Hà Nội. Quan trọng là, lứa cầu thủ chủ chốt của đội bóng thủ đô có gánh vác được tập thể. Trong thất bại trước HAGL, đối thủ vừa thua 3 trận sân khách gần nhất trước khi "hành quân" đến Hàng Đẫy tối qua, câu trả lời đã rõ ràng.Dù tung ra sân đội hình với 5 nhà vô địch AFF Cup 2024 như Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Thành Chung, Phạm Xuân Mạnh, Nguyễn Hai Long và Phạm Tuấn Hải, CLB Hà Nội vẫn không áp đảo được tập thể HAGL vốn đang chật vật ở giữa bảng. Thậm chí, các tuyển thủ quốc gia còn là nguyên nhân dẫn đến thất bại. Duy Mạnh phạm lỗi vụng về trong vòng cấm khiến chủ nhà chịu phạt đền. Còn Tuấn Hải là tác quả của cú đá phạt đền dội xà phút 90+11, trực tiếp tước đi cơ hội cuối cùng để CLB Hà Nội ăn tết với 1 điểm giắt túi. Nghịch lý của CLB Hà Nội là dù có nhiều tuyển thủ vô địch AFF Cup 2024, nhưng đội bóng của ông Lê Đức Tuấn lại chơi thiếu đường nét sau khi guồng quay bóng đá nội trở lại. CLB Hà Nội hòa 0-0 trong 90 phút rồi bị Đồng Tháp loại khỏi vòng 16 đội Cúp quốc gia. Sau chiến thắng 2-0 trước Đà Nẵng, đội Hà Nội về lại vòng xoáy khó khăn bằng thất bại đầu tiên trước HAGL trên sân nhà sau nhiều năm. Thực tế, việc sở hữu nhiều tuyển thủ quốc gia chưa chắc là... điều thuận lợi cho CLB Hà Nội. Duy Mạnh, Thành Chung, Hai Long hay Tuấn Hải đều đã căng mình tập luyện và thi đấu 8 trận trong chưa đầy 1 tháng qua. Chuỗi hành trình "leo núi" ở sân chơi Đông Nam Á đã bào mòn thể lực của nhiều tuyển thủ. Minh chứng là khi trở lại từ AFF Cup, các tuyển thủ Việt Nam chỉ đá tròn vai, thậm chí mắc lỗi.Dù vậy, bất ổn của đội Hà Nội không đến từ yếu tố này. Từ đầu mùa, CLB Hà Nội chưa thể hiện được triết lý kiểm soát và tấn công áp đảo như giai đoạn đỉnh cao (2016 - 2022). Cá tính và phương pháp huấn luyện của "thuyền trưởng" Lê Đức Tuấn chưa mang lại hiệu quả. Đội Hà Nội vẫn nỗ lực kiểm soát bóng, đẩy đội hình tấn công, nhưng chất lượng và ý tưởng chơi bóng không còn dồi dào như trước. Vỏn vẹn 13 bàn sau 11 trận (trung bình 1,18 bàn/trận), đứng thứ 6 ở V-League, cùng số cơ hội tạo ra chỉ ở mức vừa phải, là những gì ban huấn luyện đội Hà Nội phải nghiên cứu thêm.Song, không thể trách mình HLV Lê Đức Tuấn. Khi lứa Văn Quyết, Hùng Dũng chuẩn bị bước qua bên kia sườn dốc, những Duy Mạnh, Thành Chung, Tuấn Hải hay Hai Long ổn định nhưng chưa bứt phá, CLB Hà Nội đang gặp trục trặc chuyển giao. Chất lượng ngoại binh kém, các tài năng trẻ cũng thiếu ấn tượng đang là trở ngại khiến đội bóng thủ đô chậm bước.CLB Hà Nội còn thời gian sửa sai, nhưng Văn Quyết cùng đồng đội cần nhanh chóng hành động. Cơn nóng giận của HLV Lê Đức Tuấn cần được "chuyển hóa" thành nỗ lực đưa đội vượt khó, thay vì chỉ đổi lấy tấm thẻ vàng như trận đấu hôm qua. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Phụ nữ làm báo duyên dáng, thướt tha áo dài trong ngày Quốc tế phụ nữ 8.3
Các thành viên của CLB bóng rổ Saigon Heat mới đây đã tham gia giải chạy gây quỹ từ thiện Color Run For Smiles. Đây là giải chạy nằm trong chuỗi các hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa của đơn vị Operation Smile Vietnam, với hành trình mang đến nhiều nụ cười cho các em bé có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời thắp sáng tương lai cho trẻ em Việt Nam.
Chiều 6.1, thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có thông báo kết luận cho ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, nghỉ hưu trước tuổi.Trước đó, ông Nguyễn Văn Thành, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, có đơn tự nguyện gửi cấp trên xin được nghỉ hưu trước tuổi, xin thôi giữ các chức vụ liên quan.Tại cuộc họp ngày 2.1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã xem xét đơn của ông Thành, tờ trình của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ngãi và tờ trình của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Ngãi về công tác cán bộ, trong đó có nội dung liên quan đến ông Thành. Đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã có thông báo kết luận về trường hợp ông Thành. Theo đó, thống nhất cho ông Thành thôi chức Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi theo Nghị định 178/2024 của Chính phủ, thôi tham gia thành viên UBND tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2021 - 2026.Ngoài ra, sau khi thông qua Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi cũng cho ông Thành thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2020 - 2025 cùng các chức vụ trong Đảng kể từ ngày có quyết định cho ông Thành thôi giữ chức giám đốc sở nói trên có hiệu lực. Trước đó, tỉnh Quảng Ngãi có kế hoạch tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại các cơ quan cấp tỉnh, trong đó sẽ sáp nhập Sở TT-TT tỉnh Quảng Ngãi và Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi. Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi sẽ do phó giám đốc đơn vị này điều hành cho đến khi sáp nhập với Sở TT-TT tỉnh Quảng Ngãi.Cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi đang thực hiện các thủ tục theo quy định đối với ông Thành, thời gian trước ngày 15.1.Theo tìm hiểu của Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Thành (57 tuổi) được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi vào tháng 4.2016. Trong thời gian đương nhiệm, ông Thành có nhiều sai phạm trong công tác và bị tố cáo. Vì vậy qua thanh tra, kiểm tra, ngày 15.11.2024 UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Thành. Đến ngày 31.12.2024, Tỉnh ủy Quảng Ngãi có quyết định thi hành kỷ luật khiển trách về mặt Đảng đối với ông Thành.Tỉnh ủy Quảng Ngãi cho rằng, với trách nhiệm là Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Văn Thành thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, để xảy ra vi phạm trong thực hiện quy chế làm việc của Đảng ủy sở và Sở KH-CN; vi phạm các quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.Những vi phạm của ông Thành làm ảnh hưởng xấu đến bản thân, tổ chức Đảng, cơ quan nơi đang sinh hoạt và công tác.
Ngư dân mất tích trên biển: Tàu ứng cứu cũng suýt gặp nạn
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.