Khởi công dự án NƠXH lớn nhất Khánh Hòa
Sau giai đoạn đầu của V-League 2024 - 2025, cả CLB Hải Phòng và Quảng Nam đều không có phong độ cao. Trong khi Hải Phòng đang xếp thứ 12 với 7 điểm thì Quảng Nam cũng chẳng khá hơn khi cũng chỉ có 8 điểm sau 1 chiến thắng, 5 trận hòa và 3 thất bại. Với những màn trình diễn không mấy ấn tượng từ đầu giải, hai đội bóng lúc này đều đang nằm trong nhóm "cầm đèn đỏ". Chính vì thế, màn so tài tối 19.1 được xem là trận cầu 6 điểm, có thể sẽ ảnh hưởng tới cuộc đua trụ hạng của hai đội. Với việc được thi đấu trên sân nhà, CLB Hải Phòng được đánh giá cao hơn. Dù vậy, sức mạnh của đội bóng do HLV Chu Đình Nghiêm dẫn dắt vấp phải nghi ngờ khi một loạt trụ cột vắng mặt. Bộ đôi tiền vệ Quốc Trung và Ngọc Nam nhận đủ thẻ phạt, không thể ra sân. Trong khi đó, chốt chặn đáng tin cậy trong khung gỗ là thủ thành Đình Triệu cũng gặp chấn thương sau AFF Cup 2024 và dự kiến phải sau 2 tuần nữa mới trở lại tập luyện.Với lợi thế sân nhà, CLB Hải Phòng nhập cuộc tự tin, tràn lên tấn công ngay sau tiếng còi khai cuộc. Như thường lệ, đội bóng của HLV Chu Đình Nghiêm sử dụng nhiều bóng dài và những quả tạt từ hai biên để tận dụng khả năng không chiến của các tiền đạo. Lucao và Triệu Việt Hưng được bố trí chơi ở hàng tiền vệ, đóng vai trò quan trọng trong cách đá này của Hải Phòng. Phút 13, Lucao và Triệu Việt Hưng có pha phối hợp đẹp mắt, mở ra cơ hội ghi bàn cho CLB Hải Phòng. Đáng tiếc, sau 2 cú dứt điểm liên tiếp, mảnh lưới của CLB Quảng Nam vẫn không rung lên.Bắt đầu từ phút 20, CLB Hải Phòng sử dụng nhiều tình huống phối hợp nhóm nhỏ ở trung lộ. Dù vậy, cách đá này của đội chủ sân Lạch Tray thiếu tốc độ cũng như sự đột biến, không mang đến sự hiệu quả. Ngoài ra, hàng thủ của CLB Quảng Nam cũng giữ cự ly và bọc lót cho nhau tốt, khiến Hải Phòng gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận vòng cấm. Dù cầm bóng nhỉnh hơn (gần 60%) nhưng Lucao và các đồng đội không có thêm bất kỳ cú đá nguy hiểm nào về phía khung thành CLB Quảng Nam.Bên kia chiến tuyến, hàng công của CLB Quảng Nam cũng hoạt động không tốt, chấp nhận khép lại hiệp 1 với tỷ số hòa 0-0. Tình huống nguy hiểm nhất mà đội khách tạo ra ở hiệp đấu đầu tiên diễn ra ở phút 11 khi Charles Atshimene xâm nhập vòng cấm, bật cao đánh đầu đưa bóng đi vọt xà trong gang tấc. Sang hiệp 2, CLB Hải Phòng và Quảng Nam chọn cách đá cởi mở, giúp trận đấu trở nên sôi động hơn. Ngay những phút đầu hiệp, CLB Quảng Nam bất ngờ đẩy cao đội hình, liên tục uy hiếp khung thành Hải Phòng với những tình huống tấn công nguy hiểm phía cánh phải. Phút 50, Quảng Nam có cơ hội rõ rệt để mở tỷ số nhưng bộ 3 ngoại binh là Hyuri, Charles Atshimene và Alain lại “thi nhau” bỏ lỡ. Trong khi đó, phía CLB Hải Phòng, ở phút 61, Triệu Việt Hưng cũng không ghi bàn dù có cơ hội sút bóng từ khoảng cách chỉ hơn 10 m. Đến phút 69, Lucao nỗ lực dứt điểm ở góc hẹp nhưng vẫn không thắng được thủ thành của Quảng Nam.Tấn công nhiều nhưng không thể ghi bàn, CLB Hải Phòng phải trả giá bằng bàn thua ở phút 76. Trong pha phản công nhanh ở trung lộ, Ngọc Tiến bất ngờ xâm nhập vòng cấm và dễ dàng đệm bóng ở khoảng cách gần, giúp CLB Quảng Nam dẫn 1-0.Nhận bàn thua, CLB Hải Phòng phải đẩy cao sức ép để tìm bàn gỡ. Tuy nhiên, đội chủ nhà không có tình huống tấn công nguy hiểm nào ở những phút cuối và phải kết thúc trận đấu với kết quả thua 0-1 trước Quảng Nam.“Phơi áo” ngay trên sân Lạch Tray, CLB Hải Phòng chỉ có 7 điểm sau 10 trận đấu, tiếp tục đứng ở vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó, trận thắng quan trọng này giúp thầy trò HLV Văn Sỹ Sơn có 11 điểm, leo lên vị trí thứ 9.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnBáo động tăng lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc
Xây tổ ấm trên cành yêu đương
Anh hùng lao động Thái Hương: Top 50 phụ nữ châu Á có ảnh hưởng lớn
Với kích thước chênh lệch không quá lớn, không gian nội thất hai mẫu xe này gần như tương đương nhau về độ rộng rãi và phần lớn đều dùng vật liệu nhựa, kết hợp một số chi tiết bọc da để trang trí. Mỗi mẫu xe có một kiểu thiết kế, bố trí nội thất khác nhau nhưng đều rất thời trang, hiện đại.
Theo Sohu, sau khi Triệu Lộ Tư thừa nhận rằng cô đã phải chịu sự bất công kể từ khi bước chân vào làng giải trí, người hâm mộ của cô lên tiếng đòi lấy lại công bằng cho thần tượng của mình. Trong bối cảnh đó, Vu Chính và nhiều người trong ngành khẳng định những gì Triệu Lộ Tư nói là sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho rằng cô đang giả vờ đáng thương để gây sự chú ý."Ai đang nói dối trong trò hề này? Triệu Lộ Tư có thực sự đúng hay đó là một sự "cường điệu" được lên kế hoạch kỹ lưỡng"?, trên trang cá nhân của mình, biên kịch Vu Chính gay gắt khi đề cập đến câu chuyện Triệu Lộ Tư bị trầm cảm.Biên kịch nổi tiếng tỏ ra vô cùng bất bình khi bị fan của "mỹ nhân xuyên không" vu khống trên mạng, đồng thời kêu gọi Triệu Lộ Tư lên tiếng làm rõ. "Cô và những người bạn của mình phàn nàn về sự bất công trên mạng xã hội nhưng không bao giờ nêu tên cụ thể. Kết quả là những người không liên quan như Lí Vi, Từ Dĩ Nhược và tôi đã vướng vào vòng xoáy của dư luận và phải hứng chịu "bạo lực mạng" không đáng có", Vu Chính bức xúc bày tỏ.Trước sự việc, Triệu Lộ Tư vẫn giữ im lặng. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng nếu "mỹ nhân xuyên không" thực sự phải chịu bất công thì cô nên dũng cảm nói ra sự thật, thay vì để những người vô tội phải chịu trách nhiệm. Trước đó, Lí Vi - cộng sự cũ của Triệu Lộ Tư cũng bất ngờ vướng vào vòng xoáy dư luận sau khi "mỹ nhân xuyên không" tiết lộ mình từng bị quản lý cũ đánh. Nguyên nhân là do một số cư dân mạng phát hiện ra rằng Lí Vi từng nhấn nút thích những bình luận tiêu cực về Triệu Lộ Tư. Trong một khoảng thời gian, Lí Vi trở thành một trong những "thủ phạm" bị cư dân mạng nghi ngờ. Trước những lời buộc tội áp đảo, Lí Vi đã phải đứng ra làm rõ, cho rằng mình chỉ lỡ like và sau đó khi bị fan của Triệu Lộ Tư xúc phạm.Ngay khi vụ việc của Lí Vi còn chưa lắng xuống thì một số nguồn tin cho rằng người đánh "mỹ nhân xuyên không" thực ra chính là quản lý cũ của cô - Từ Dĩ Nhược. Mặt khác, có người khẳng định Từ Dĩ Nhược mới là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh cãi này. Từ Dĩ Nhược cho biết, sau khi Triệu Lộ Tư trở nên nổi tiếng nhưng cô không thu hút được các nhà sản xuất dẫn đến việc cô bị công ty bỏ rơi, trầm cảm và thất nghiệp suốt nửa năm.
Tặng khu vui chơi cho bệnh nhi ở Hà Tĩnh
Hội thảo diễn ra ngày 15.3, tại tỉnh Bến Tre do Ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, Học viện Chính trị quốc gia HCM và Tỉnh ủy Bến Tre phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh nữ tướng Nguyễn Thị Định.Tham dự hội thảo có bà Nguyễn Thị Kim Ngân, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; các nguyên phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đặng Thị Ngọc Thịnh, đại diện lãnh đạo, mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Thành ủy TP.HCM, Tỉnh ủy Tây Ninh, Tỉnh ủy Đồng Tháp, Tỉnh ủy Bình Phước, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Quân khu 9 và thân nhân gia đình nữ tướng Nguyễn Thị Định, đại diện đội quân tóc dài huyền thoại...Bà Hồ Thị Hoàng Yến, quyền Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, khẳng định nữ tướng Nguyễn Thị Định không chỉ là người phụ nữ tiên phong trên mặt trận đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là công tác tổ chức, xây dựng lực lượng và lãnh đạo phong trào phụ nữ. Bà Nguyễn Thị Định cũng là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ về tinh thần yêu nước, sự kiên trung và ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt Nam. Nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những phụ nữ tiêu biểu của thời đại Hồ Chí Minh, là một vị tướng kiên cường, nhà lãnh đạo tài ba, có uy tín lớn, được đồng chí, đồng đội, nhân dân, chiến sĩ và phụ nữ cả nước, cũng như bạn bè quốc tế tin yêu, cảm phục, kính trọng. Dù ở bất cứ đâu, trên bất cứ cương vị công tác nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nữ tướng Nguyễn Thị Định vẫn luôn kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thậm chí hy sinh, mất mát, đau thương của người vợ, người mẹ và phấn đấu, hoạt động không mệt mỏi cho đến lúc cuối đời. Tinh thần cống hiến trọn đời của nữ tướng Nguyễn Thị Định vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự phát triển của đất nước, vì sự phát triển, tiến bộ của phụ nữ luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo.Trong 72 năm tuổi đời, bà Nguyễn Thị Định có 56 năm hoạt động cách mạng liên tục, suốt đời kiên cường phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng phụ nữ, với đức tính khiêm tốn, nhân hậu, giản dị, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân.Nhắc đến Bến Tre là nhắc đến phong trào Đồng khởi năm 1960, một dấu ấn lịch sử quan trọng mở đầu cho cao trào đấu tranh vũ trang của nhân dân miền Nam. Nhắc đến phong trào Đồng khởi ở Bến Tre thì không thể nào không nhắc đến nữ tướng Nguyễn Thị Định, một trong những nhà lãnh đạo trực tiếp của phong trào này. Theo bà Yến, nữ tướng Nguyễn Thị Định là một trong những người con ưu tú của quê hương Bến Tre - Đồng khởi.Theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư, tổng hợp từ hơn 80 báo cáo tham luận, ý kiến phát biểu tại hội thảo, với cách tiếp cận khoa học, khách quan, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, luận giải sáng tỏ về cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến to lớn của nữ tướng Nguyễn Thị Định, người cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng và Cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Bến Tre. Từ khi là một chiến sĩ cộng sản tham gia trong phong trào Việt Minh khởi nghĩa giành chính quyền, đến khi đảm nhận trọng trách là Phó bí thư, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, bà Nguyễn Thị Định đã cùng Tỉnh ủy nắm bắt tình hình, triển khai sáng tạo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa II) và chủ trương của Xứ ủy Nam bộ và Liên Tỉnh ủy miền Trung Nam bộ để kịp thời phát động và chỉ đạo phong trào Đồng khởi - Bến Tre, mở đầu Phong trào Đồng khởi toàn miền Nam, đưa cách mạng miền Nam bước vào giai đoạn đấu tranh mới, chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang chủ động tiến công. Nữ tướng Nguyễn Thị Định trở thành linh hồn của phong trào Đồng khởi - Bến Tre và "đội quân tóc dài" huyền thoại.Sau phong trào Đồng khởi, trên cương vị Khu ủy viên Khu 8, Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng T.Ư Cục và Quân ủy Miền xây dựng, hoàn thiện đường lối chiến tranh; nhiều lần trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch quan trọng góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Từ sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong Đảng và bộ máy Nhà nước. Ở cương vị nào, bà cũng luôn nỗ lực và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, trên cương vị là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước, nữ tướng Nguyễn Thị Định đã góp phần quan trọng vào đổi mới hoạt động của Quốc hội và Hội đồng Nhà nước, nâng cao năng lực điều hành, quản lý của bộ máy Nhà nước, đặc biệt là tham gia đóng góp xây dựng Hiến pháp 1992, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.Ông Huỳnh Thành Đạt khẳng định bà Nguyễn Thị Định là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực, hình ảnh tiêu biểu và cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Kế thừa tinh thần Đồng khởi, học tập và noi theo tấm gương cao đẹp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, Đảng bộ và nhân dân Bến Tre đã đoàn kết, không ngừng nêu cao ý thức tự lực, tự cường, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, vận dụng sáng tạo phương châm "Hai chân - Ba mũi" tiếp tục đẩy mạnh một cách toàn diện phong trào "Đồng khởi mới", phấn đấu xây dựng Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của ĐBSCL vào năm 2025 và của cả nước vào năm 2030 như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15.3.1920, tại xã Lương Hòa, H.Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre trong gia đình nông dân giàu truyền thống yêu nước. Bà tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ như: Ủy viên Ban Chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh; Đoàn trưởng Phụ nữ cứu quốc tỉnh Bến Tre; Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre; Khu ủy viên Khu VIII, Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Khu VIII; Hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam; Phó tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Định được phong quân hàm thiếu tướng vào tháng 4.1974, là nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau ngày đất nước thống nhất, nữ tướng Nguyễn Thị Định được giao đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước: Ủy viên BCH T.Ư Đảng (khóa IV, V, VI); Đại biểu Quốc hội (khóa VI, VII, VIII); Thứ trưởng Bộ Thương binh - Xã hội; Phó chủ tịch, Bí thư Đảng đoàn và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước; Phó chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ dân chủ thế giới; Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Cuba. Nữ tướng Nguyễn Thị Định mất ngày 26.8.1992. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" vào ngày 30.8.1995.