Giá xăng dầu hôm nay 11.5.2024: Mất hơn 1 USD sau một đêm
Một sứ mệnh được trông đợi sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng. Nhưng tên lửa khổng lồ mới của NASA đã bị trì hoãn và chi phí ngày càng tăng.Giờ đây, Tổ hợp Phóng Không gian, hay SLS, có thể là mục tiêu của tỉ phú Elon Musk khi ông thay mặt cho Tổng thống Donald Trump tìm cách tiết kiệm chi phí cho chính phủ Mỹ.Ông Musk thường xuyên chỉ trích SLS là lỗi thời. Ông nói cứ nghĩ về tên lửa này là ông “buồn”.SLS chậm tiến độ nhiều năm và đội ngân sách. Hiện tại, ước tính mỗi lần phóng có thể tốn tới 4 tỉ USD, mà tên lửa lại không thể tái sử dụng. Trong khi đó, các đối thủ - bao gồm dự án “Starship” do công ty SpaceX của tỉ phú Musk phát triển - chẳng những rẻ hơn mà còn tái sử dụng được.SLS cuối cùng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2022, đưa một tàu vũ trụ không người lái của NASA bay quanh mặt trăng.NASA cho biết SLS đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng vài năm tới.Những người ủng hộ như cựu phi hành gia Bob Cabana cho biết đây là tên lửa duy nhất hiện có đủ lớn để thực hiện nhiệm vụ.Nếu tỉ phú Musk muốn hủy bỏ SLS, thì đây có thể là bài kiểm tra mức độ quyền lực hiện tại của ông.Chương trình tên lửa SLS đang tạo ra khoảng 28.000 việc làm tại Mỹ, tập trung ở các thành trì của đảng Cộng hòa là Alabama và Texas. SLS là sản phẩm của các công ty lớn Boeing và Northrop Grumman. Chính vì vậy, SLS có “đồng minh” trong quốc hội Mỹ.Việc hủy bỏ cũng sẽ ảnh hưởng cuộc đua lên mặt trăng của NASA, khi Trung Quốc đã đặt mục tiêu bay lên mặt trăng vào năm 2030.Ông Musk cũng có thể phải đối mặt với những cáo buộc về xung đột lợi ích, nếu việc hủy bỏ SLS lại có lợi cho các công ty của chính vị tỉ phú này.Và điều đó có nghĩa là quyết định cuối cùng nằm ở chính Tổng thống Trump. Những người ủng hộ SLS cho rằng chủ nhân Nhà Trắng sẽ không hủy bỏ tên lửa nếu ông vấn muốn là vị tổng thống chứng kiến người Mỹ hạ cánh trên mặt trăng lần tới.Xe điện Kia EV9 2024 'cháy hàng' ở Hàn Quốc, cùng phân khúc VinFast VF9
Theo thông tin từ Booking.com, giải thưởng Traveller Review Awards lần thứ 13 vinh danh hơn 1,71 triệu đối tác du lịch trên toàn cầu, bao gồm 1.711.539 cơ sở lưu trú, 1.329 công ty cho thuê xe và 124 đơn vị cung cấp dịch vụ taxi. Đây là cột mốc kỷ lục, tăng 16% so với năm trước. Việt Nam cũng ghi nhận bước tiến đáng kể với 13.003 đối tác đoạt giải, trong đó 6.502 đơn vị thuộc danh mục "Chỗ nghỉ như ở nhà", phản ánh xu hướng du lịch cá nhân hóa và trải nghiệm chân thực. Lọt vào danh sách những địa danh thân thiện nhất thế giới, tỉnh Kiên Giang đã khẳng định vị thế là điểm đến hàng đầu của du lịch Việt Nam. Những năm qua, các đơn vị lưu trú tại Kiên Giang không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho du khách trải nghiệm trọn vẹn và đáng nhớ. Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, từ kiến trúc chỗ nghỉ, trải nghiệm ẩm thực phong phú cho đến phong cách phục vụ hiếu khách và dịch vụ tận tâm từ cộng đồng địa phương, đã giúp vùng đất này tạo dựng dấu ấn mạnh mẽ trong lòng du khách quốc tế. Giữa bối cảnh du lịch toàn cầu ngày càng đề cao trải nghiệm cá nhân hóa và dịch vụ chất lượng, việc Kiên Giang được vinh danh trong Traveller Review Awards 2025 là rất đáng quan tâm. Với sự công nhận này, Kiên Giang không chỉ ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới mà còn góp phần đưa du lịch Việt Nam trở thành điểm đến đáng nhớ trên hành trình khám phá của du khách bốn phương.Danh sách "Những địa danh thân thiện nhất thế giới năm 2025" gồm nhiều điểm đến trải dài khắp các châu lục, từ những vùng đất giàu truyền thống văn hóa đến những thiên đường du lịch nổi tiếng: Osijek-Baranja (Croatia), Kakheti (Georgia), Madeira (Bồ Đào Nha), Misiones (Argentina), Graubünden (Thụy Sĩ), South Australia (Úc), Bretagne (Pháp), Baja California Sur (Mexico) và đặc biệt là Kiên Giang (Việt Nam) cùng Drenthe (Hà Lan).Bên cạnh đó, danh sách "Những thành phố thân thiện nhất thế giới năm 2025" cũng tôn vinh nhiều điểm đến hấp dẫn: Sigiriya (Sri Lanka), Cazorla (Tây Ban Nha), Urubici (Brazil), Taupo (New Zealand), St. Augustine (Mỹ), Orvieto (Ý), Manizales (Colombia), Quedlinburg (Đức), Ko Lanta (Thái Lan), Chester (Vương quốc Anh)…
Cặp vợ chồng cùng đương đầu bạo bệnh, sửa nhà 'đẹp như mơ'
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.
Ra đi với ước vọng sầu riêng
Ở ngày thi đấu trước đó xảy ra sự cố VĐV Vũ Sơn Tùng sau khi thua trận đã đến phòng trọng tài bày tỏ thái độ bức xúc với giám sát trọng tài chưa làm đúng nhiệm vụ làm ảnh hưởng đến trận đấu. Cụ thể VĐV Vũ Sơn Tùng cho rằng giám sát trọng tài can thiệp chưa đúng vào quyết định bóng trong/ngoài (in/out). Ngoài ra khi có CĐV có hành vi gây ức chế với VĐV đang thi đấu, VĐV phản ánh với trọng tài, giám sát trọng tài, đề nghị mời CĐV này ra ngoài nhưng bị từ chối. VĐV đến từ Hải Phòng có những lời lẽ khiếm nhã khi trao đổi với giám sát trọng tài, đoạn clip về sự việc được chia sẻ trên rất nhiều diễn đàn pickleball để lại những bình luận trái chiều. Trao đổi với Thanh Niên hôm nay, ông Mạc Xuân Tùng - phụ trách bộ môn pickleball Cục TDTT Việt Nam, thành viên ban tổ chức cho biết: "Sáng nay ban tổ chức, ban điều hành giải cùng đại diện CLB Dương Cao Kawin, VĐV Vũ Sơn Tùng cùng giám sát trọng tài đã ngồi lại trao đổi với nhau trên tinh thần hòa giải, rút kinh nghiệm, chia sẻ để cùng nhau mang lại thành công cho bộ môn thể thao mới pickleball. Phía VĐV Vũ Sơn Tùng thừa nhận có lời lẽ chưa chuẩn mực do bức xúc với giám sát trọng tài. Phía giám sát trọng tài cũng cho biết sẽ rút kinh nghiệm để làm tốt hơn. Mọi việc đã được giải quyết êm đẹp". VĐV Vũ Sơn Tùng tiếp tục tranh tài nội dung đôi nam lứa tuổi U.19+, đứng cùng Đinh Bá Trọng giành quyền vào bán kết trước khi dừng bước trước đôi Phúc Huỳnh/Vinh Hiển. Giải vô địch pickleball quốc gia 2025 cũng kết thúc hôm nay với chiến thắng áp đảo thuộc về các VĐV CLB D-Joy.