'Đảo Côn Lôn' ghi trong bộ sử 'Đại Nam thực lục' có phải Côn Đảo ngày nay?
Hệ thống VFCS được xây dựng theo các tiêu chuẩn và yêu cầu của Hệ thống chứng chỉ rừng quốc tế (PEFC), được PEFC công nhận, cho phép sử dụng nhãn mác và vận hành từ năm 2019. Đến nay, cả nước đã có khoảng 435.000 ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 150.000 ha chứng chỉ rừng VFCS/PEFC.Thủ quân đội tuyển bóng rổ Việt Nam giúp Thang Long Warriors đánh bại Cantho Catfish
Theo báo cáo gần đây từ Cimigo, nhóm người trẻ (24-44 tuổi) thường lựa chọn các môn thể thao cường độ cao. Trong khi, nhóm trung niên (45-55 tuổi) ưu tiên vận động nhẹ nhàng hơn thông qua đi bộ, yoga. Đáng chú ý, trong số người được khảo sát, 73% người đang sở hữu smartwatch nhằm theo dõi sức khỏe và hoạt động thể chất. Con số này cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của công nghệ trong chăm sóc sức khỏe cá nhân cũng như xu hướng đầu tư vào chăm sóc bản thân của người Việt ngày càng gia tăng."Sự bùng nổ của smartwatch không đơn thuần chỉ là xu hướng, mà đó là dấu hiệu cho thấy người Việt đang thực sự chú tâm và đầu tư vào sức khỏe của mình một cách nghiêm túc", ông Ivan Lai, Giám đốc Garmin Việt Nam nhận định.Theo Straits Research, smartwatch hỗ trợ đo lường lượng oxy tiêu thụ tối đa (VO2 max), khối lượng tập luyện (Training Load) hay độ bão hòa oxy trong máu (SpO2), cùng nhịp tim, biến thiên nhịp tim (HRV), chỉ số căng thẳng, giúp đảm bảo an toàn sức khỏe khi tập luyện cường độ cao. Những chỉ số này cho phép người dùng theo dõi thể trạng, điều chỉnh cường độ tập luyện phù hợp, tối ưu hiệu suất và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường, giúp họ kiểm soát quá trình rèn luyện và nâng cao sức khỏe một cách hiệu quả. Điều này thúc đẩy các hãng công nghệ không ngừng cải tiến sản phẩm để đáp ứng nhu cầu người dùng. Đơn cử, Garmin đã phát triển Garmin Coach - huấn luyện viên ảo giúp cá nhân hóa lộ trình tập luyện và nâng cao thành tích.Không chỉ hỗ trợ theo dõi sức khỏe, smartwatch còn trở thành người bạn đồng hành trong cuộc sống hiện đại. Thiết bị này giúp người dùng quản lý thời gian, sắp xếp công việc và thực hiện các giao dịch thông minh, mang đến sự tối ưu trong lối sống bận rộn.Hòa mình vào xu hướng thanh toán không tiền mặt, một trong những phương thức phổ biến nhất hiện nay là Garmin Pay, chỉ cần " một chạm - trả", giao dịch sẽ nhanh chóng thực hiện ngay trên cổ tay, hiện tính năng này đã hỗ trợ 11 ngân hàng tại Việt Nam.Không chỉ giúp theo dõi hoạt động thể chất, smartwatch còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ - yếu tố quyết định đến sức khỏe tổng thể. Theo Cimigo, 81% người Việt ưu tiên giấc ngủ đầy đủ để duy trì thể lực và tinh thần minh mẫn.Để làm rõ hơn về mối liên hệ mật thiết giữa giấc ngủ, hoạt động thể chất và mức độ hạnh phúc. Cũng như khám phá cách smartwatch có thể đóng góp vào hành trình sống khỏe mạnh hơn. Gần đây, Garmin đã hợp tác với Đại học Harvard và Đại học Oxford để nghiên cứu sâu hơn về yếu tố quyết định đến hạnh phúc và sức khỏe tinh thần, từ đó giúp người dùng tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng cuộc sống. Kết quả bước đầu nghiên cứu cho thấy giữa giấc ngủ, luyện tập thể dục và hạnh phúc có mối liên kết mật thiết. Những yếu tố này góp phần duy trì sự ổn định cảm xúc và tác động trực tiếp đến mức độ hài lòng của mỗi cá nhân. Để làm rõ hơn về nghiên cứu này, hiện nay, Nghiên cứu Sức khỏe và Hạnh phúc đang mở rộng quy mô hơn 10.000 người trên toàn thế giới, người dùng có thể đăng ký tham gia tại đây.Ngoài ra, vào ngày 26.3 tới, Garmin sẽ sự kiện trực tuyến Garmin Health Webinar, tại đây khách mời tham dự sẽ cơ hội gặp gỡ các giáo sư từ Harvard - Oxford và cập nhật những phát hiện khoa học mới nhất về sức khỏe. Đăng ký tham gia tại đây.Theo Imarc Group, thị trường smartwatch tại Việt Nam dự kiến tăng trưởng 25,2% mỗi năm đến 2033. Theo ước tính từ ECDB, riêng doanh thu từ kênh bán hàng trực tuyến có thể đạt 79,6 triệu USD vào năm 2025 và tiếp tục tăng trưởng 9,8% mỗi năm giai đoạn 2025-2029. Nếu tính cả kênh bán lẻ truyền thống, con số này còn lớn hơn, phản ánh nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Việt.Nắm bắt xu hướng này, Garmin không ngừng đổi mới công nghệ và tạo dấu ấn khác biệt, đơn cử như ra mắt ứng dụng Điện tâm đồ ECG, đã được kiểm nghiệm lâm sàng và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận (FDA-cleared), theo đó ECG cho phép người dùng ghi lại nhịp tim hay kiểm tra các dấu hiệu của nhịp tim không đều (AFib) chỉ trong 30 giây, người dùng có thể xem kết quả nhịp tim ngay lập tức trên đồng hồ thông minh, mang đến trải nghiệm theo dõi thông số sức khỏe chính xác và khoa học cho người dùng.Garmin cũng góp phần xây dựng cộng đồng sống khỏe, năng động qua các câu lạc bộ chạy bộ GRC, câu lạc bộ xe đạp GCC cũng như tổ chức các sự kiện thể thao quy mô lớn như Garmin Run. Bên cạnh đó, Garmin triển khai chương trình "giá cạnh tranh" nhằm hỗ trợ người dùng tiếp cận các mẫu đồng hồ thông minh tiên tiến mà không phải lo lắng về chi phí.Nhờ vậy, Garmin ngày càng khẳng định vị thế là một trong những thương hiệu đồng hồ thông minh được tin dùng nhất, chiếm 21% giá trị thị phần đồng hồ GPS, theo báo cáo của IDC trong nửa đầu năm 2024.Trong tương lai, Garmin tiếp tục đầu tư vào các giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm giúp người dùng hiểu rõ hơn về sức khỏe của mình, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống. Với sự kết hợp giữa công nghệ và lối sống lành mạnh, smartwatch sẽ dần trở thành một phần không thể thiếu trong hành trình chăm sóc sức khỏe của người Việt hiện đại.Ông Ivan Lai, Giám đốc Garmin Việt Nam
Bâng khuâng nhớ vị sấu chín mùa thu
Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) giúp người dùng dễ dàng tạo ra một bài viết hay hình ảnh chỉ với vài dòng lệnh cơ bản. Nhằm giải quyết vấn đề gian lận công sức, một số công cụ được sinh ra với mục đích kiểm tra AI hay con người là tác giả thực sự của những sản phẩm số. Người dùng internet có thể dễ dàng tìm thấy các công cụ như vậy với những từ khóa đơn giản bằng bất kỳ ngôn ngữ nào trên Google. Rất nhiều trong số này cung cấp dịch vụ miễn phí, có thể kiểm tra AI mà không cần đăng ký tài khoản, nhận đánh giá cả văn bản lẫn hình ảnh hoặc tập tin dữ liệu. Tuy nhiên, chính công cụ dễ dàng tìm thấy trên mạng internet này dường như đang tạo ra một hình thức gian lận kết quả mới.Anh Quốc Thắng (TP.HCM) là một trong những nạn nhân của công cụ kiểm tra AI với ngay chính sản phẩm của mình. Người dùng này cho biết sau khi viết một nội dung dài hơn 5.000 chữ để phục vụ cho kế hoạch quảng cáo của doanh nghiệp, phía đối tác từ chối công sức của anh do một trang web cung cấp dịch vụ kiểm tra AI trả về kết quả khẳng định đây là một sản phẩm "được thực hiện bởi AI tới 99,64%".Không đồng ý với kết quả trên, anh Thắng tìm cách chứng minh sản phẩm là sức sáng tạo của mình bằng việc lấy nội dung khác đã xuất bản từ nhiều năm trước đó và đưa vào công cụ kiểm chứng. Kết quả do công cụ kiểm tra AI trên mạng trả về cũng cho thấy AI đã can thiệp rất sâu vào nội dung - điều hoàn toàn vô lý vì trí tuệ nhân tạo tạo sinh có khả năng viết lách như con người mới được công bố rộng rãi từ cuối năm 2022.Tương tự, anh Ngọc Quân - người kiểm duyệt nội dung của một công ty truyền thông tại Hà Nội cũng "gặp khó" để chứng minh các sản phẩm được nhân viên gửi lên là tự sản xuất hay có can thiệp bởi trí tuệ nhân tạo. Việc sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí ban đầu tiện dụng, nhưng anh Quân cho rằng "không thể tin tưởng được" sau vài lần tự kiểm chứng.Anh cho biết bản thân đã tự tạo ra nội dung nhưng khi kiểm tra AI bằng các công cụ khác nhau, dù có sai khác về tỷ lệ % "AI làm" thì kết quả phần lớn vẫn khẳng định đó là sản phẩm viết bởi trí tuệ nhân tạo. "Dường như nếu trong bài viết có sử dụng các đoạn phỏng vấn thì công cụ đánh giá có hành vi viết của con người. Còn lại nếu chỉ là diễn giải, dịch thuật... thì phần lớn sẽ bị 'kết tội' là AI", anh Ngọc Quân nhận xét.Theo thử nghiệm thực tế của Thanh Niên, tính chính xác trong quá trình kiểm tra AI của các công cụ trực tuyến là không đồng nhất và cũng thiếu căn cứ. Cụ thể, khi lấy một bài báo đã đăng vào tháng 9.2019, công cụ kiểm tra khẳng định 89% thông tin được dựng bởi AI. Một bài báo khác vào tháng 10.2020, kết quả là 92% AI. Đây đều là những con số không thể có thật bởi năm 2019 và 2020 chưa có trí tuệ nhân tạo tạo sinh nào có khả năng viết văn bản nhuần nhuyễn xuất hiện trên thị trường.Khi các kết quả đều có "nồng độ AI" cao bất thường, các website cung cấp dịch vụ kiểm tra AI đều kèm theo gợi ý để người dùng "hô biến" những văn bản nhập vào có nhiều chi tiết giống con người tạo ra hơn. Nhưng điều đáng nói là việc thêm và chỉnh sửa chi tiết "cho giống người thực hiện" lại được làm hoàn toàn bằng máy tính và các hệ thống thông minh học theo hành vi của con người (như AI).Bên cạnh đó, để sử dụng dịch vụ này, người dùng sẽ phải đăng ký tài khoản và trả những khoản tiền hàng chục USD tính theo gói số lượng chữ mà họ định sử dụng. Ví dụ, sẽ có gói 5.000 chữ, 10.000 chữ... giống như một tài khoản trả trước, và người dùng sẽ phải nạp thêm nếu dùng hết số lượng chữ được sửa lại. Điều này giống như một hình thức "moi tiền" của người dùng sau khi hù dọa, khiến họ phải tìm cách để xóa dấu vết AI trên sản phẩm ban đầu (dù tự viết hay có hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo).Dù vậy, trong số các công cụ miễn phí vẫn có một số đã đưa ra được kết quả đúng (ở mức tương đối về tỷ lệ % AI) nhiều lần liên tiếp ở các bài thử nghiệm ngẫu nhiên.
Theo sử sách ghi chép lại, vào năm 1112 thời Lý Nhân Tông (1072 - 1128), vị Thành hoàng thứ 3 là Nguyễn Công Phạn dâng biểu từ quan, được vua chuẩn y. Ngài về làng tu tại chùa Dịch Diệp (xã Trực Chính, H.Trực Ninh, Nam Định), cùng người dân tu bổ lại chùa, đúc chuông, tạc tượng, trồng cây. Trong đó, có cây bồ đề và cây đa. Năm 2007, cây đa chết, chỉ còn lại cây bồ đề. Tính tới nay, cây bồ đề đã 900 năm tuổi.
Trường chuyên TP.HCM không tuyển sinh tích hợp, sẽ có môn chuyên mới?
Ngày 1.2, UBND H.Kon Plông (Kon Tum) cho biết, trong kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính đến ngày 31.1, tức mùng 3 tết) đã có khoảng 200.000 lượt du khách đến với Măng Đen, doanh thu đạt hơn 71 tỉ đồng.Cũng theo UBND H.Kon Plông, trên địa bàn có 139 cơ sở lưu trú với 1.250 phòng, công suất phục vụ 6.000 lượt khách/ngày đêm. Trong đó, các cơ sở lưu trú hầu hết tập trung ở TT.Măng Đen (H.Kon Plông). Bà Bạch Thị Mân, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Kon Tum, cho biết năm nay khách đến Măng Đen đông hơn vì hoa anh đào nở rộ đúng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Lý do quan trọng hơn là Khu du lịch Măng Đen đã xây dựng được thương hiệu là điểm đến "an toàn, thân thiện, mến khách"; có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo; cách phục vụ chu đáo với phương châm lấy khách là trung tâm phục vụ. Thương hiệu này đã được khẳng định trong lòng du khách.Cũng theo bà Mân, khu du khách đến với Măng Đen, người đồng bào tại chỗ cũng đã được hưởng lợi thông qua các hoạt động phục vụ du lịch, biểu diễn cồng chiêng, kinh doanh đặc sản địa phương. Nhờ đó, người đồng bào dân tộc thiểu số ở Măng Đen sẽ tích cực bảo tồn văn hoá, giúp văn hoá đồng bào các dân tộc thiểu số được lưu truyền rộng khắp.Để bảo đảm có chỗ cho khách lưu trú, H.Kon Plông đã huy động phòng nghỉ dự phòng ở khu vực lân cận, sẵn sàng đưa khách về ở nếu cơ sở lưu trú tại Măng Đen quá tải. Cùng với đó, UBND H.Kon Plông đã tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ tại 2 địa điểm là chợ phiên Măng Đen và khu phố đêm Măng Đen (TT.Măng Đen) phục vụ du khách xuyên suất trong dịp tết. Tại đây, các ca sĩ, nghệ sĩ, ban nhạc nhóm múa biểu diễn các tiết mục đặc sắc. Đan xen trong các chương trình này là các tiết mục biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, biểu diễn nhạc cụ saxophone, t'rưng, đàn đá… Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đúng vào dịp hoa anh đào ở Măng Đen nở rực rỡ đã thu hút đông đảo du khách tới ngắm hoa anh đào.