Shark Thủy bị bắt, hệ sinh thái giáo dục của Egroup có còn hoạt động, thu tiền?
Được thành lập vào năm 1979, Bộ Giáo dục Mỹ có công việc chính là cấp tiền cho sinh viên ĐH thông qua các khoản trợ cấp, cho vay. Bộ này cũng chịu trách nhiệm phân phối ngân sách liên bang cho các trường phổ thông, với đối tượng chính là học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời thực thi các luật chống phân biệt đối xử.Theo tờ The New York Times, ngân sách cho các trường học đã được Quốc hội Mỹ phê duyệt và có khả năng sẽ không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Song, vai trò giám sát các khoản tiền này có thể bị giảm bớt và chuyển giao cho những cơ quan liên bang khác.Nhìn chung, ngân sách chính phủ liên bang cấp cho các trường phổ thông chỉ chiếm khoảng 10% tổng số tiền các trường nhận được. Và tuy ông Trump luôn nói muốn trao lại quyền quản lý giáo dục về các tiểu bang, nhưng thực tế chính quyền tiểu bang đã có toàn quyền quản lý giáo dục ở địa phương và chủ yếu dùng tiền thuế của bang để chi trả cho các hoạt động giáo dục.Bộ Giáo dục Mỹ cũng không có quyền quyết định chương trình học hay danh mục sách giáo khoa ở các trường phổ thông.Bộ Giáo dục Mỹ còn quản lý các bài kiểm tra để theo dõi liệu học sinh Mỹ có học tập tốt không và so sánh họ với bạn cùng trang lứa ở những tiểu bang, quốc gia khác. Ngoài ra, cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ những dự án nghiên cứu giáo dục và phổ biến các kết luận sau khi nghiên cứu.Tuy nhiên, tờ The New York Times nhận định việc đóng cửa Bộ Giáo dục Mỹ "có lẽ không có nhiều tác động ngay lập tức đến cách hoạt động của các trường phổ thông, ĐH". Bởi, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc giao Bộ Tài chính Mỹ giải ngân các khoản vay, trợ cấp cho sinh viên, còn Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ quản lý ngân sách cho học sinh khuyết tật.Trong khi đó, theo AFP, Bộ Giáo dục Mỹ không thể bị đóng cửa nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, nhưng lệnh của ông Trump có khả năng sẽ khiến bộ này bị thiếu hụt tiền và nhân viên. "Bộ Giáo dục sẽ nhỏ hơn nhiều so với hiện tại", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói với các phóng viên trước lễ ký kết.Tiến sĩ Lê Bảo Thắng, Giám đốc Công ty tư vấn giáo dục quốc tế OSI Vietnam, nhận định trong trường hợp Bộ Giáo dục Mỹ bị giải thể trong thời gian tới, thị trường du học Mỹ cũng "hoàn toàn không bị ảnh hưởng", từ các chính sách du học nước này đến quy định tuyển sinh của các trường ĐH.Phân tích cụ thể, tiến sĩ Thắng cho biết giáo dục Mỹ có sự phân cấp cụ thể. Trong đó, Bộ Giáo dục Mỹ, hay nói cách khác là Bộ Giáo dục liên bang, mang "ý nghĩa tượng trưng". Thực tế, việc quản lý ĐH Mỹ, nhất là những đơn vị công lập, thuộc về thẩm quyền của tiểu bang, còn trường nào muốn tuyển sinh viên quốc tế thì phải nhận được sự chấp thuận của Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE).Trong khi đó, liên quan đến quy định tuyển sinh người nước ngoài, thông thường các trường ĐH sẽ tự chịu trách nhiệm, tiến sĩ Thắng lưu ý thêm.Theo thống kê từ ICE, năm 2023 ghi nhận có 31.310 người Việt du học Mỹ, xếp thứ 6 về số du học sinh. Đây là lần đầu số người Việt học tại Mỹ cán mốc hơn 30.000 người sau 2 năm dưới mức 30.000. Song, nếu xét riêng số du học sinh ở các trường phổ thông, Việt Nam đông thứ 5 với 3.187 người, đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico, Tây Ban Nha.Vì sao miền Bắc rét đậm, miền Nam nắng nóng vẫn kéo dài bất thường?
Từ năm 2016, thực hiện phong trào phát triển kinh tế để xây dựng nông thôn mới, một số người dân trong bản đưa cây chuối rừng về trồng, mục đích chỉ để lấy làm thức ăn cho lợn. Thế nhưng, không ngờ lá chuối đã trở thành hàng hóa bán được giá và rất dễ bán. Anh Vừ Nỏ Lử, một người dân ở đây, cho biết ban đầu anh chỉ trồng một số cây để nuôi lợn, nhưng nay đã mở rộng diện tích trồng chuối rừng lên hơn 1 ha, gia đình có của ăn của để. Nhiều hộ gia đình sau đó cũng làm theo và đều có thu nhập khá.
Trần Quyết Chiến lần thứ 3 vô địch World Cup sau cuộc lội ngược dòng kịch tính
Kênh "Bác sĩ ơi!" sẽ là nơi các bác sĩ uy tín, có chuyên môn cao chia sẻ những thông tin về sức khỏe, phương pháp phòng ngừa bệnh tật, chăm sóc sức khỏe đúng cách và giải đáp các thắc mắc thường gặp. Kính mời quý vị đăng ký ngay kênh YouTube và TikTok "Bác sĩ ơi!" của Báo Thanh Niên để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích về sức khỏe.YouTube: youtube.com/@bacsioi-baothanhnienTikTok: tiktok.com/@bacsioi_baothanhnien
Các doanh nghiệp gạo Việt Nam tham gia Dự án "Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở ĐBSCL - TRVC" được Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) phối hợp với các đối tác Việt Nam thực hiện và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT). Dự án được triển khai tại An Giang, Kiên Giang và Đồng Tháp, là 3 tỉnh có diện tích trồng lúa và sản lượng gạo lớn nhất Việt Nam. Vụ lúa hè thu vừa qua cũng là vụ đầu tiên của dự án, kết quả kiểm toán cho thấy đã giảm được trên 27.000 tấn CO2 tương đương. Dự án được chính thức triển khai xuống các địa phương vào giữa tháng 4.2024 và ngày 30.12.2024 công bố báo cáo kết quả vụ lúa đầu tiên sản xuất theo quy trình bền vững.Báo cáo của TRVC cho biết, so với cách thức sản xuất thông thường thì sản xuất theo quy trình mới mang đến nhiều lợi ích. Về hiệu quả kinh tế, lợi nhuận trung bình cho các nông hộ đạt được ở Đồng Tháp là 64%, An Giang 56% và Kiên Giang 54%. Về hiệu quả môi trường, tổng lượng giảm phát thải của các mô hình là 27.161 tấn CO2 tương đương. Về hiệu quả xã hội, 100% các doanh nghiệp tham gia thực hành lồng ghép các chính sách và thực hiện các biện pháp đảm bảo công bằng xã hội trong chính nội tại doanh nghiệp và tại các chuỗi liên kết ở ba tỉnh có dự án. Những kết quả trên có tầm quan trọng và đóng góp vào nỗ lực chuyển đổi hệ thống sản xuất lúa gạo phát thải thấp và việc thực hiện mục tiêu của "Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao phát thải thấp cho khu vực ĐBSCL". Xa hơn nữa, những nỗ lực của các doanh nghiệp tham gia Dự án TRVC cũng góp phần trực tiếp vào việc giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu và phù hợp với mục tiêu quan trọng của thế giới về giới hạn 1,5°C; giảm 30% phát thải khí metan tới năm 2030 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP 26."Để ghi nhận những đóng góp kể trên, chúng tôi vui mừng được trao giải thưởng vụ 1 với tổng giá trị lên đến 200.000 AUD cho toàn bộ 8 công ty tham gia dự án vụ mùa này. Trong tháng 12.2024, SNV sẽ chuyển khoản số tiền giải thưởng cho các công ty", thông báo của SNV nhấn mạnh.Công ty TNHH lúa gạo Việt Nam (Vinarice) tham gia Dự án TRVC với diện tích 997 ha. Kết quả vụ đầu tiên vừa qua, tổng lượng phát thải mà đơn vị này đã giảm là 4.226 tấn CO2, tương đương bình quân mỗi ha giảm 4,1 tấn.Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Vinarice, chia sẻ: "Đối với giải thưởng này, công ty chúng tôi cũng đã chi ra cho các hộ nông dân qua chương trình bằng cách đào tạo nâng cao trình độ canh tác cho họ, chuyển trả trợ cho các hộ nông dân là nữ, các hộ có người khuyết tật và chi trả thêm cho nông dân bằng chương trình trợ giá cũng như các cán bộ, người đại diện cùng tham gia quarnlys với Công ty Vinarice".Dự án TRVC sẽ kéo dài đến năm 2027 với mục tiêu hỗ trợ 10 doanh nghiệp liên kết với khoảng 200.000 nông hộ nhỏ, 50 - 60 hợp tác xã ở 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang chuyển đổi sang sản xuất lúa phát thải thấp trên diện tích 200.000 ha.Hiện nay có một số doanh nghiệp lớn trong ngành gạo tham gia Dự án TRVC như: Tân Long, Trung An, Vinarice, Thái Bình Seed, Vua gạo...
Dự án ý nghĩa của chàng trai 20 tuổi
Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) là nhóm bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những bệnh này thường không được chú ý và có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Ngày quốc tế phòng chống NTD 30.1 năm nay, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phòng chống NTD; cần tích hợp các mục tiêu NTD vào các mục tiêu y tế; đồng thời kêu gọi ủng hộ các nguồn lực bền vững để đáp ứng các mục tiêu lộ trình NTD của WHO. Theo lộ trình, WHO hướng tới mục tiêu đến 2030 giảm 90% số người cần điều trị NTD; xóa bỏ ít nhất một NTD khỏi 100 quốc gia, xóa sổ hai căn bệnh (bệnh giun chỉ và bệnh ghẻ cóc) trên toàn cầu.WHO đánh giá, dịch tễ học của NTD rất phức tạp và thường liên quan đến các điều kiện môi trường. Nhiều bệnh thuộc NTD là do véc tơ (vật trung gian) truyền, có vật chủ là động vật và liên quan đến vòng đời phức tạp, khiến việc kiểm soát sức khỏe cộng đồng khó khăn. Các bệnh bị "bỏ quên" vì chúng hầu như không có trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu. Tại một số nơi, ngay cả khi triển khai bảo hiểm y tế, NTD chỉ nhận được các nguồn lực hạn chế và hầu như bị các cơ quan tài trợ toàn cầu bỏ qua. Các bệnh này còn liên quan đến sự kỳ thị. Trên toàn cầu, số người cần can thiệp NTD (cả phòng ngừa và chữa bệnh) là khoảng hơn 1 tỉ người.Theo WHO, nhiễm giun sán là bệnh còn khá thường gặp trong nhóm NTD. Trong đó, bệnh sán dây nhỏ, bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vẫn còn ghi nhận tại nhiều nơi. Sán dây nhỏ là bệnh do ấu trùng của sán dây hình thành nang, gây bệnh trong các cơ quan của cơ thể người. Người mắc bệnh do ăn phải trứng sán dây thường có trong phân của chó và động vật hoang dã. Còn sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn mắc phải do ăn cá, động vật giáp xác và rau bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng, chưa được nấu chín.Cũng theo WHO, một trong các bệnh NTD bị lãng quên là bệnh do virus dại lây truyền sang người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Bệnh thường gây tử vong khi đã có triệu chứng.Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 84 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành. Nguyên nhân tử vong do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại; tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định; do tự điều trị, dùng thuốc nam; tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.Đáng lưu ý, trong các bệnh bị lãng quên, hiện vẫn ghi nhận các bệnh nhiễm trùng da do ve, bọ chét hoặc chấy gây ra. Trong đó, bệnh ghẻ xảy ra khi con ve đào sâu vào lớp trên cùng của da người, nơi chúng sinh sống và đẻ trứng, gây ngứa dữ dội. Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể vì ghẻ rất dễ lây lan.