Vedan Việt Nam lần thứ 3 được vinh danh tại Giải thưởng Rồng Vàng 2024
Theo TechSpot, trong khi người hâm mộ đang háo hức chờ đón những đột phá từ PlayStation 6, cựu giám đốc điều hành của Sony đã đưa ra một dự đoán khá bất ngờ về thời điểm ra mắt của hệ máy console thế hệ tiếp theo này.Theo Shuhei Yoshida, người từng giữ chức vụ quan trọng tại Sony và PlayStation trong nhiều năm, PlayStation 6 có thể sẽ không ra mắt vào năm 2027 như nhiều người dự đoán, mà phải đến năm 2028.Ông giải thích rằng vòng đời của các thế hệ console đang ngày càng kéo dài hơn. Nếu như trước đây, khoảng cách giữa các thế hệ console chỉ khoảng 5-6 năm, thì giờ đây con số này đã tăng lên đáng kể. Yoshida cũng tiết lộ rằng thế hệ PlayStation 5 đã bị chậm lại do các vấn đề sản xuất bắt nguồn từ đại dịch COVID-19 và tình trạng thiếu chip toàn cầu.Cựu lãnh đạo Sony cho rằng việc các công ty đầu tư quá nhiều trong thời kỳ đại dịch đã dẫn đến tình trạng 'phản ứng thái quá' sau khi COVID-19 qua đi. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành công nghiệp game nói chung và PlayStation 6 nói riêng.Trước đó, đã có nhiều tin đồn về việc PlayStation 6 đang được phát triển. Thậm chí, một số nguồn tin còn cho biết chip của PS6 đã gần như hoàn thiện và sẵn sàng cho giai đoạn sản xuất.Tuy nhiên, với những chia sẻ mới nhất từ Shuhei Yoshida, có vẻ như người hâm mộ sẽ phải chờ đợi lâu hơn dự kiến để được trải nghiệm PlayStation 6.Dù sao đi nữa, những thông tin từ Yoshida cũng mang đến một cái nhìn mới về quá trình phát triển của PlayStation 6. Hy vọng rằng, Sony sẽ tận dụng thời gian này để mang đến cho người hâm mộ một hệ máy console thực sự đột phá và đáng mong đợi.Nợ nần, nhân viên giao hàng báo tin giả bị cướp hàng chục triệu đồng
Ngày 29.1 (mùng 1 Tết), mạng xã hội TikTok đăng tải 2 đoạn clip được cho là ở khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Vĩnh Long với nội dung "các bác sĩ tắc trách khiến bé gái 3 tuổi tử vong". 2 đoạn clip này lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội khác và nhận được nhiều thông tin trái chiều.Cùng ngày, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, bệnh viện đã có báo cáo sự việc cho Sở Y tế Vĩnh Long.Theo ông Truyền, bệnh nhi là bé gái L.T.V. (3 tuổi, ở xã Tân Hạnh, H.Long Hồ, Vĩnh Long), nhập viện tại BVĐK Vĩnh Long lúc 9 giờ 23 ngày 27.1 trong tình trạng nôn ói, tiêu lỏng. Sau đó, bệnh nhi được nhập viện điều trị tại Khoa nhi với chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy cấp không mất nước."Bệnh nhi được theo dõi, điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đến 15 giờ ngày 28.1, bệnh nhi và người nhà không có mặt tại phòng bệnh. Qua trích xuất camera an ninh của bệnh viện cho thấy bệnh nhi và người nhà tự ý rời viện 13 giờ 42 ngày 28.1. Lúc rời viện bé tỉnh, đi vững", ông Truyền nói.Đến 17 giờ 45 cùng ngày (28.1), bệnh nhi này được đưa vào nhập viện tại khoa Cấp cứu với biểu hiện hôn mê, tím tái (mạch = 0, huyết áp = 0; mắt trũng sâu; đồng tử 2 bên 5 mm, không phản xạ ánh sáng; ngưng tim). Sau 30 phút tích cực cấp cứu, bệnh nhi được xác định đã tử vong.Giám đốc BVĐK Vĩnh Long cho biết, quá trình tiếp nhận, chẩn đoán và xử trí bệnh nhân của bệnh viện khẩn trương, tích cực, kịp thời, giải thích cụ thể chi tiết và điều trị đúng theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Tuy nhiên, người nhà vẫn ghi hình và sau đó đăng tải trên mạng xã hội. Sau khi sự việc xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc xác minh sự việc.Theo ông Truyền, bệnh nhi được người nhà tự đưa về trong tình trạng tri giác tỉnh táo, đi đứng bình thường (thông qua hình ảnh từ camera). Tuy nhiên, trong 4 giờ bệnh nhi về nhà (từ 13 giờ 42 đến 17 giờ 45 ngày 28.1), khả năng bệnh nhi còn tiêu lỏng, nôn ói nhiều lần sau đó nhưng người nhà không theo dõi phát hiện kịp thời dẫn đến tình trạng mất nước nặng (mắt trũng sâu, ngưng tuần hoàn hô hấp). Vì vậy, khi bệnh nhi quay trở lại bệnh viện cấp cứu, hồi sức không hiệu quả, dẫn đến tử vong.
Nhà cung cấp của Apple gợi ý về nhiều tin xấu dành cho iPhone
Kết nối smartphone
Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) là nhóm bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những bệnh này thường không được chú ý và có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Ngày quốc tế phòng chống NTD 30.1 năm nay, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phòng chống NTD; cần tích hợp các mục tiêu NTD vào các mục tiêu y tế; đồng thời kêu gọi ủng hộ các nguồn lực bền vững để đáp ứng các mục tiêu lộ trình NTD của WHO. Theo lộ trình, WHO hướng tới mục tiêu đến 2030 giảm 90% số người cần điều trị NTD; xóa bỏ ít nhất một NTD khỏi 100 quốc gia, xóa sổ hai căn bệnh (bệnh giun chỉ và bệnh ghẻ cóc) trên toàn cầu.WHO đánh giá, dịch tễ học của NTD rất phức tạp và thường liên quan đến các điều kiện môi trường. Nhiều bệnh thuộc NTD là do véc tơ (vật trung gian) truyền, có vật chủ là động vật và liên quan đến vòng đời phức tạp, khiến việc kiểm soát sức khỏe cộng đồng khó khăn. Các bệnh bị "bỏ quên" vì chúng hầu như không có trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu. Tại một số nơi, ngay cả khi triển khai bảo hiểm y tế, NTD chỉ nhận được các nguồn lực hạn chế và hầu như bị các cơ quan tài trợ toàn cầu bỏ qua. Các bệnh này còn liên quan đến sự kỳ thị. Trên toàn cầu, số người cần can thiệp NTD (cả phòng ngừa và chữa bệnh) là khoảng hơn 1 tỉ người.Theo WHO, nhiễm giun sán là bệnh còn khá thường gặp trong nhóm NTD. Trong đó, bệnh sán dây nhỏ, bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vẫn còn ghi nhận tại nhiều nơi. Sán dây nhỏ là bệnh do ấu trùng của sán dây hình thành nang, gây bệnh trong các cơ quan của cơ thể người. Người mắc bệnh do ăn phải trứng sán dây thường có trong phân của chó và động vật hoang dã. Còn sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn mắc phải do ăn cá, động vật giáp xác và rau bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng, chưa được nấu chín.Cũng theo WHO, một trong các bệnh NTD bị lãng quên là bệnh do virus dại lây truyền sang người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Bệnh thường gây tử vong khi đã có triệu chứng.Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 84 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành. Nguyên nhân tử vong do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại; tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định; do tự điều trị, dùng thuốc nam; tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.Đáng lưu ý, trong các bệnh bị lãng quên, hiện vẫn ghi nhận các bệnh nhiễm trùng da do ve, bọ chét hoặc chấy gây ra. Trong đó, bệnh ghẻ xảy ra khi con ve đào sâu vào lớp trên cùng của da người, nơi chúng sinh sống và đẻ trứng, gây ngứa dữ dội. Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể vì ghẻ rất dễ lây lan.
Cục Hàng không cảnh báo 'lỗi sai' do con người uy hiếp an toàn hàng không
Sau AFF Cup 2024, CLB Hà Nội đón những nhà vô địch như Thành Chung, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Hai Long và Tuấn Hải trở về. Những tuyển thủ đội tuyển Việt Nam đều có phong độ tốt ở AFF Cup, hứa hẹn giúp CLB Hà Nội nâng tầm sức mạnh, hướng đến chặng đường tiếp theo ở Cúp quốc gia và V-League. Tuy nhiên, ngoài Xuân Mạnh, HLV Lê Đức Tuấn đã không điền tên 4 cầu thủ còn lại vào danh sách thi đấu ở vòng 1/8 Cúp quốc gia, gặp CLB Đồng Tháp. Dù vậy, với việc được thi đấu trên sân nhà Hàng Đẫy và chỉ phải gặp đội bóng đang chơi ở hạng nhất nên giới chuyên môn dự đoán CLB Hà Nội sẽ có trận đấu dễ thở.Đúng như những nhận định, CLB Hà Nội đã thể hiện sự vượt trội, tạo ra sức ép lớn về phía khung thành CLB Đồng Tháp trong hiệp 1. Theo thống kê của chuyên trang Sofascore, CLB Hà Nội cầm bóng gần 75% và tung ra đến 10 cú sút - gấp 5 lần những gì mà CLB Đồng Tháp làm được. Tuy nhiên, sự chính xác là điều mà CLB Hà Nội không có ở hiệp 1, khiến họ bị Đồng Tháp cầm chân 0-0.Ngay sau tiếng còi khai cuộc, CLB Hà Nội đẩy cao đội hình tấn công. Ở cánh phải, nơi có sự xuất hiện của bộ đôi Văn Xuân và Văn Kiên trở thành hướng tấn công chính. Cặp đôi này liên tục chồng biên và thực hiện những đường tạt bóng nguy hiểm, khiến hàng thủ Đồng Tháp vất vả cản phá.Trong khi đó, ở khu vực trung tuyến, Hùng Dũng thể hiện tốt vai trò cầm nhịp và mở ra những đường chuyền thuận lợi cho hàng tiền đạo. Dù vậy, khi được trao cơ hội, những chân sút như Văn Quyết, Văn Tùng hay Văn Trường đều sút bóng ra ngoài hoặc không chiến thắng được thủ thành Thanh Tuấn của CLB Đồng Tháp.Ở chiều ngược lại, CLB Đồng Tháp chơi co cụm để bảo toàn mành lưới. Đội bóng của HLV Phan Thanh Bình lùi sâu đội hình và cũng không vội vàng phản công nhanh mỗi khi giành được bóng. Đại diện đất sen hồng chỉ có 2 cú sút về phía khung thành của Văn Hoàng nhưng cũng đưa bóng ra ngoài.Thế trận hiệp 2 không có nhiều thay đổi khi CLB Hà Nội vẫn là đội kiểm soát hoàn toàn thế trận. Đội bóng của HLV Lê Đức Tuấn đẩy cao nhịp độ và triển khai đa dạng các mảng miếng tấn công. Dù vậy, cũng giống hiệp 1, đội chủ bế tắc và không thể xuyên thủng được hàng thủ dày đặc, chơi lăn xả của CLB Đồng Tháp.Khoảng thời gian cuối trận, CLB Hà Nội không còn duy trì được sức ép như trước đó. Phía đối diện, CLB Đồng Tháp vẫn giữ cự ly đội hình tốt và có một số tình huống lên bóng đáng chú ý. Đáng tiếc, các chân sút của Đồng Tháp như Vũ Linh, Tuấn Em tỏ ra vội vàng và dứt điểm thiếu chính xác, khiến trận đấu khép lại với tỷ số hòa 0-0.Hòa 0-0 trong thời gian thi đấu chính thức, CLB Hà Nội và CLB Đồng Tháp phải bước vào loạt sút luân lưu. Đáng chú ý, đây là trận đấu thứ 3 liên tiếp ở Cúp quốc gia diễn ra chiều 12.1, sau trận đấu giữa CLB HAGL gặp CLB Bình Phước và CLB Bà Rịa-Vũng Tàu gặp Ninh Bình phải giải quyết bằng loạt “đấu súng”. Tại đây, cú sốc đã xảy ra khi CLB Đồng Tháp vượt qua CLB Hà Nội 4-3 sau 5 lượt sút.Bất ngờ đánh bại CLB Hà Nội, Đồng Tháp góp mặt ở vòng tứ kết Cúp quốc gia 2024 - 2025. Đối thủ của thầy trò HLV Phan Thanh Bình là CLB SLNA - đội có chiến thắng 1-0 trước CLB Đà Nẵng ngày 11.1.