$760
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cúp fa hôm nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cúp fa hôm nay.Sáng nay 24.1, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đang tích cực cấp cứu và khẩn trương hội chẩn toàn bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho 32 bệnh nhi tỉnh Tuyên Quang ngộ độc thuốc diệt chuột.Trước đó, chiều tối ngày 22.1, Trung tâm Nhi khoa và Trung tâm Chống độc của Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp tiếp nhận 32 bệnh nhi, hầu hết là học sinh từ 1 đến lớp 5 của Trường tiểu học Phú Bình, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Các bệnh nhi này cùng có chẩn đoán nghi ngờ uống nhầm thuốc diệt chuột dạng "siro" màu hồng. Theo các bệnh nhi, loại "siro" này có mùi thơm giống kẹo. Sáng ngày 21.1, một trẻ sang đồi chè sát cạnh trường và thấy một túi chứa rất nhiều ống nhựa màu đỏ, xanh, trẻ lấy một ống mang về trường và rủ một bạn cùng uống. Sau đó các trẻ khác cũng sang lấy các ống này về trường.Ngoài ra, một trẻ khác cũng nhặt được túi chứa nhiều ống nước màu hồng từ một bụi cây bên cổng trường và chia nhau uống. Ngoài 32 bệnh nhi kể trên, Bệnh viện Nhi T.Ư cũng đang điều trị 5 trẻ trong cùng vụ việc. Các trẻ cùng nhập viện ngày 21.1, tất cả đã có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương tính với hóa chất diệt chuột fluoroacetate.Trực tiếp tham gia điều trị cho các bệnh nhi trong vụ ngộ độc, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, cho biết các bệnh nhi đã được khám, đánh giá, xét nghiệm các chỉ số đánh giá về tổn thương do ngộ độc; độc chất trong nước tiểu, chụp cộng hưởng từ. Một số có chỉ định siêu âm tim.Một cháu có biểu hiện co giật tại bệnh viện. 2 cháu có tổn thương não trên phim cộng hưởng từ. Một số cháu có dấu hiệu ảnh hưởng chức năng tim nhưng tất cả đang tỉnh táo và được theo dõi sát, được điều trị theo phác đồ. Bác sĩ Nguyên chia sẻ, các bác sĩ cố gắng không bỏ sót các nguyên nhân do chất độc khác. Tiên lượng về sức khỏe các bệnh nhi này phải sau vài ngày đầu, tùy thuộc diễn biến tiếp theo.Các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai đang hướng dẫn nhà trường và các trường bên cạnh rà soát nguy cơ còn sót các ống hóa chất diệt chuột hoặc tất cả các hóa chất khác ở trong khuôn viên nhà trường, tìm tất cả các cháu đã uống các loại ống chất lỏng trên hoặc bất kỳ hóa chất nào khác nghi ngờ và đề nghị nhập viện tại địa phương."Đồng thời thông báo cơ quan điều tra, chính quyền để tìm nguyên nhân, nguồn gốc, đảm bảo không bỏ sót các chất độc khác và không bỏ sót các cháu khác bị ngộ độc", bác sĩ Nguyên cho biết thêm. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cúp fa hôm nay. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cúp fa hôm nay.Quy định tăng thêm 10% thuế đối với toàn bộ hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc đến Mỹ đã có hiệu lực ngay khi bước sang ngày 4.2. Chỉ sau đó vài phút, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế với hàng hóa nhập từ Mỹ, bao gồm 15% đối với than, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), 10% đối với dầu thô, thiết bị nông nghiệp và một số loại ô tô, Reuters đưa tin.Bắc Kinh cho biết quyết định áp thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 10.2, tạo thời gian cho Mỹ và Trung Quốc có thể thảo luận về một thỏa thuận. Người phát ngôn Nhà Trắng cho hay Tổng thống Trump có kế hoạch điện đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trong tuần này.Trung Quốc cũng gửi khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khẳng định các biện pháp đáp trả mức thuế quan của Mỹ là “để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước”, theo The Guardian.Trong một diễn biến khác, Bộ Thương mại Trung Quốc và Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo sẽ kiểm soát xuất khẩu một số kim loại và đất hiếm đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng điện tử công nghệ cao và chuyển đổi năng lượng sạch. Bắc Kinh cũng thông báo mở cuộc điều tra chống độc quyền đối với Tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, đồng thời liệt 2 doanh nghiệp Mỹ vào danh sách “thực thể không đáng tin cậy”.Với động thái mới nhất, Tổng thống Donald Trump vẫn giữ quyết định áp thuế với Trung Quốc, trong khi đã hoãn lệnh áp thuế 2 nước láng giềng Canada và Mexico thêm 30 ngày. Ngoài ra, ông Trump còn đe dọa sẽ tính đến các biện pháp đánh thuế Liên minh châu Âu (EU) dù chưa rõ thời gian cụ thể. ️
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên. ️
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Một số thuốc điều trị cúm có thể làm tăng nặng bệnh tim mạch; 5 dấu hiệu khó phát hiện của ung thư ống mật; 5 mẹo hay giúp cho những người hay bị đầy hơi...Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền thông tin rằng đặt hành tây trong nước hoặc để quanh nhà có thể hút và tiêu diệt virus cúm. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế khẳng định đây là quan niệm sai lầm, không có cơ sở khoa học.Theo bác sĩ Lê Nhất Duy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, hành tây có chứa các hợp chất sulfur và flavonoid có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy chúng có thể hấp thụ hoặc tiêu diệt virus cúm trong không khí. Virus cúm lây truyền chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nhiễm virus, chứ không "trôi nổi" trong không khí để bị hút vào hành tây.Thay vào đó, chúng ta nên áp dụng một số biện pháp khoa học giúp phòng tránh cúm hiệu quả như: Tiêm vắc xin cúm hằng năm để giảm nguy cơ mắc bệnh và biến chứng nặng; Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hoặc trong môi trường đông người; Giữ môi trường thông thoáng, vệ sinh các bề mặt thường xuyên chạm tay vào; Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tập thể dục. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 15.2.Ung thư ống mật, còn được gọi là ung thư đường mật. Nhiều trường hợp phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Triệu chứng bệnh này dễ nhầm lẫn với nhiều vấn đề sức khỏe thông thường.Ung thư ống mật thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh Cancer Research UK cho biết hơn 70% người bị ung thư ống mật sẽ tử vong trong vòng 1 năm sau khi chẩn đoán. Đây được xem là tỷ lệ cao vì nhiều loại ung thư có tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm chưa đến 30%.Nguyên nhân chính là do ung thư ống mật thường rất khó phát hiện. Bệnh âm thầm phát triển, đến khi xuất hiện triệu chứng thì đã ở giai đoạn tiến triển.Một số triệu chứng trong giai đoạn đầu của ung thư ống mật mà mọi người không được bỏ qua gồm:Mệt mỏi và kiệt sức. Mệt mỏi và kiệt sức không rõ nguyên nhân là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh. Do đó, nếu cơ thể luôn cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không còn chút sức lực nào dù đã nghỉ ngơi thì hãy đến bệnh viện kiểm tra.Đau dưới xương sườn. Đau dưới xương sườn thường là do căng cơ, viêm gan, viêm túi mật hay loét dạ dày. Nếu đã uống thuốc nhiều ngày mà cơn đau này không khỏi thì có thể là do ung thư ống mật. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 15.2.Ăn nhiều có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi và khó chịu, nhưng các chuyên gia cho biết có một số cách để làm dịu tình trạng khó chịu này.Để giúp loại bỏ cảm giác no quá mức, uể oải, đầy hơi, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra 5 mẹo hay.Biết trước những thành phần nào gây khó chịu có thể giúp loại bỏ chứng đầy hơi.Bác sĩ Michael Hartman, chuyên gia dinh dưỡng đang làm việc tại Mỹ, khuyên: Biết những loại thực phẩm bản thân không dung nạp và các tác nhân gây kích thích khác là rất quan trọng để tránh hoặc hạn chế nhằm ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi.Để xác định những loại thực phẩm gây đầy hơi, cô Erin Palinski-Wade, chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ, khuyến nghị nên ghi lại nhật ký thực phẩm hằng ngày.Tốt nhất là theo dõi thực phẩm bạn ăn, khẩu phần ăn, thời gian, cũng như bất kỳ triệu chứng nào bạn cảm thấy. Điều này có thể giúp bạn xác định thực phẩm có thể gây đầy hơi.Chờ quá lâu giữa các bữa ăn cho đến khi đói thường có thể dẫn đến ăn quá nhanh và quá nhiều, điều này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chuyên gia Palinski-Wade cho biết.Thay vì dành tất cả cho một bữa ăn lớn, hãy ăn các bữa ăn và đồ ăn nhẹ đều đặn để hỗ trợ tiêu hóa trong suốt cả ngày. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này bạn nhé! ️