'Ông Tây' mê bóng rổ Việt
Ngày 5.3, Công an P.4 (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan xác minh, làm rõ vụ 2 người đi ô tô đánh người đi đường sau va quẹt giao thông.Sáng cùng ngày, mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh 2 người đàn ông đánh, đá 1 người khác, sau va quẹt giao thông.Đoạn clip ghi hình lại cảnh 3 người đàn ông tranh cãi nhau giữa đường. Lát sau, 2 người đàn ông đuổi đánh người còn lại. Người này chạy một đoạn thì ngã xuống đất, rồi tiếp tục bị 2 người đàn ông đánh, đá vào người.Sau khi đánh người, 2 người đàn ông lên xe ô tô biển số tỉnh Đồng Nai rời đi. Thời điểm xảy ra vụ việc, khu vực đông phương tiện qua lại.Qua xác minh, vụ việc xảy ra lúc 15 giờ ngày 4.3 tại giao lộ Phan Đăng Lưu - Thích Quảng Đức (P.4, Q.Phú Nhuận) khiến giao thông qua khu vực bị ùn ứ. Bước đầu, nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do ô tô và xe máy xảy ra va quẹt giao thông trên đường.Liên quan vụ việc, cơ quan chức năng P.4 đang khẩn trương trích xuất camera an ninh phục vụ công tác điều tra.Đuông
Bất lực nhìn nước lũ đổ về trắng đồng Bình Kiến 2, nhấn chìm 90 sào (4,5 ha) lúa đang làm đòng của mình, mặt ông Trương Thế Phong (47 tuổi, ở xã Bình Kiến) đầy vẻ thẫn thờ. Vậy là đợt mưa lũ bất thường từ ngày 22 - 24.2 khiến gia đình ông Phong thiệt hại hơn 100 triệu đồng."Nước không rút được, mất hết rồi. Cả nhà tôi sống nhờ cây lúa mà như thế này thì không biết lấy gì xoay xở. Tôi làm ruộng mấy chục năm nay chưa bao giờ thấy cảnh mưa lụt vào cuối tháng giêng như năm nay", ông Phong ngậm ngùi.Theo ông Phong, lúa của ông đã gieo trồng hơn 50 ngày, đang trong giai đoạn làm đòng. Chi phí đầu tư từ đầu vụ đến nay khoảng 1,2 triệu đồng/sào. Với 90 sào ruộng, ông Phong đã đầu tư khoảng 108 triệu đồng. Hiện ông Phong phải chấp nhận mất trắng vì nước lũ đổ về không thoát được, cây lúa ngâm nước lũ nhiều ngày bị úng gãy, không thể cứu vãn.Cùng cảnh ngộ với ông Phong, suốt 3 ngày qua, sáng nào ông Phạm Văn Lộc (67 tuổi, ở xã Bình Kiến) cũng ra đồng theo dõi mực nước nhưng đành bất lực nhìn 8 sào ruộng chết dần."Tôi làm ruộng mấy chục năm rồi mà đến giờ mới thấy cảnh lụt giữa mùa xuân. Nhà tôi cũng chỉ trông cậy vào 8 sào ruộng này, trời làm thế này thì khổ cho chúng tôi quá. Chỉ mong các cấp, các ngành hỗ trợ giúp chúng tôi có vốn đầu tư lại vụ mùa sau", ông Lộc tâm sự.Theo ông Phạm Minh Tiến, Giám đốc HTX dịch vụ nông tổng hợp Bình Kiến 2, cánh đồng Bình Kiến 2 nằm ở vùng trũng sâu, bao bọc bởi núi, là điểm cuối của hệ thống kênh. Nước sông lên cao, từ các vùng khác đổ về thì cánh đồng này nhận hết."Đợt mưa lũ bất thường đổ về cánh đồng Bình Kiến 2 này, chúng tôi không có giải pháp nào khai thông luồng nước để giải cứu lúa. Sau 3 ngày bị ngập lụt, đến thời điểm hiện tại mực nước tại đồng vẫn còn khoảng từ 1 - 1,5 m. Lúa đang giai đoạn làm đòng bị ngập nước từ 3 - 5 ngày sẽ mất trắng. Chúng tôi rất mong nhận chính quyền địa phương, các cấp, các ngành hỗ trợ nông dân bị thiệt hại trong đợt này", ông Tiến nói. Như Thanh Niên đã thông tin, từ ngày 22.2 đến ngày 24.2, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có mưa to, đến rất to. Lượng mưa phổ biến từ 80 - 150 mm, có nơi mưa to cục bộ trên 150 mm. Do mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông dâng cao khiến nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân bị ngập sâu, gây thiệt hại đáng kể.Trong đó, lúa vụ đông xuân bị ngập, hư hỏng hơn 3.000 ha tại các huyện Tây Hòa, Phú Hòa, Tuy An và TX.Đông Hòa. Hoa màu và cây hằng năm khác như sắn, bắp bị ngập, hư hỏng khoảng 1.250 ha. Thiệt hại ước tính hàng tỉ đồng.
Nóng: Tay vợt cầu lông Lê Đức Phát chính thức đoạt vé Olympic 2024, Việt Nam có 10 suất
Liên quan đến vụ tai nạn giao thông xảy ra trên QL6 qua Sơn La đêm 21.2 khiến 6 người chết, 9 người bị thương, theo thông tin từ cơ quan đăng kiểm, xe khách, xe đầu kéo còn hạn đăng kiểm, tuy nhiên sơ-mi rơ-moóc được kéo theo bởi xe đầu kéo lại hết hạn kiểm định.Cụ thể, xe khách biển kiểm soát 26F-009.08 là ô tô khách giường nằm, sản xuất năm 2015, có niên hạn sử dụng đến hết năm 2035.Chủ phương tiện là Đào Thế V (P.Chiềng Sinh, TP.Sơn La), xe đăng ký kinh doanh vận tải, có lắp thiết bị giám sát hành trình.Số người cho phép chở tối đa của ô tô khách là 46 người (gồm 2 ghế ngồi, 44 giường nằm).Xe khách được kiểm định lần gần nhất ngày 2.11.2024 tại Trung tâm Đăng kiểm 2601D (Sơn La), có hạn đăng kiểm đến hết ngày 2.5.2025.Ô tô đầu kéo biển kiểm soát 36C - 095.93 nhãn hiệu CNHTC sản xuất năm 2014, có niên hạn sử dụng đến hết năm 2039.Chủ phương tiện là Công ty TNHH tổng hợp Hải Nam (có địa chỉ tại Đông Thọ, TP.Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá). Số người cho phép chở 1 người, xe có đăng ký kinh doanh vận tải, có lắp thiết bị giám sát hành trình.Ô tô đầu kéo được kiểm định lần gần nhất ngày 24.1.2025 tại Trung tâm Đăng kiểm 3612D (Thanh Hoá), có hạn đăng kiểm đến hết ngày 2.7.2025.Trong khi đó, sơ-mi rơ-moóc biển kiểm soát 36R-004.73 cùng thuộc sở hữu Công ty TNHH tổng hợp Hải Nam, sản xuất năm 2014, kiểm định lần gần nhất ngày 26.1.2024, hạn đăng kiểm hết ngày 25.1.2025. Như vậy, tại thời điểm xảy ra tai nạn, sơ-mi rơ-moóc hết hạn kiểm định.Trước đó, như Thanh Niên đưa tin, khoảng 23 giờ 30 ngày 21.2, tại Km235+100, QL6, thuộc địa phận bản Thín (xã Sặp Vạt, H.Yên Châu) xe khách mang biển kiểm soát 26F - 009.08 đang di chuyển theo hướng từ Sơn La đi Hà Nội thì bất ngờ xảy ra va chạm với xe đầu kéo mang biển kiểm soát 36C - 095.93 đang di chuyển ngược chiều.Vụ tai nạn khiến 6 người tử vong tại chỗ. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường cấp cứu người bị thương, điều tiết giao thông và điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Hàn Quốc đang trải qua những ngày tang thương sau vụ tai nạn máy bay làm 179 người thiệt mạng khi chuyến bay số hiệu 2216 của hãng hàng không Jeju Air bị trượt khỏi đường băng, lao vào tường rào sân bay và bùng nổ.Sự việc xảy ra vào 9 giờ 7 ngày 29.12 (giờ địa phương) khi chiếc Boeing 737-800 từ Bangkok (Thái Lan) chở theo 181 người hạ cánh tại sân bay quốc tế Muan (tỉnh Jeolla Nam, Hàn Quốc) cách Seoul khoảng 288 km về phía tây nam. Chỉ 2 người sống sót sau thảm kịch là hai tiếp viên làm việc ở khu vực cuối máy bay.Quyền Tổng thống Hàn Quốc Choi Sang-mok đã tuyên bố 7 ngày quốc tang bắt đầu từ ngày 29.12 để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số. Ông cũng chỉ thị kiểm tra an toàn khẩn cấp toàn bộ hệ thống vận hành hàng không của đất nước.Theo Yonhap, đây là vụ tai nạn hàng không chết chóc nhất trên đất Hàn Quốc và là vụ có nhiều người chết nhất liên quan tới một hãng hàng không của nước này.Các cơ quan chức năng cho biết máy bay gần như bị phá hủy hoàn toàn và công việc xác định danh tính người thiệt mạng gặp nhiều khó khăn.Cơ quan chức năng cho rằng sự cố càng đáp, dường như liên quan việc va phải chim, có thể là nguyên nhân gây tai nạn. Bộ Giao thông Hàn Quốc cho hay tháp điều khiển không lưu đã cảnh báo với máy bay trên về nguy cơ va chạm chim, trước khi xảy ra tai nạn.Lực lượng chức năng đã tìm thấy hộp đen chứa dữ liệu chuyến bay và còn đang tìm hộp chứa dữ liệu ghi âm buồng lái. Có 2 phi công trong buồng lái vào thời điểm tai nạn. Cơ trưởng có kinh nghiệm 6.823 giờ bay trong khi cơ phó có xấp xỉ 1.650 giờ bay.Tờ The Guardian dẫn lời giới chuyên môn cho biết ngành hàng không Hàn Quốc có thành tích cao về an toàn và đây là vụ tai nạn chết người đầu tiên mà Jeju Air, một trong những hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Hàn Quốc, gặp phải kể từ khi thành lập vào năm 2005.Một ngày sau vụ tai nạn thảm khốc, thêm một máy bay chở khách của Jeju Air cũng gặp sự cố chưa xác định liên quan đến càng đáp. Chuyến bay Jeju Air 7C101 cất cánh vào 6 giờ 37 sáng 30.12 (giờ địa phương) đã được phát hiện gặp trục trặc càng đáp không lâu sau khi cất cánh.Tổ lái quyết định điều khiển máy bay quay về sân bay Gimpo của Seoul và hạ cánh an toàn vào 7 giờ 25 cùng ngày, Yonhap dẫn nguồn tin không nêu tên.Theo nguồn tin, chuyến bay vừa bị ảnh hưởng là dòng Boeing 737-800, và mắc phải lỗi càng đáp như đã xảy ra cho chuyến bay vừa gặp nạn một ngày trước đó ở sân bay quốc tế Muan khiến 179 người thiệt mạng.Jeju Air hiện vận hành 39 máy bay Boeing 737 trong số toàn bộ 41 chiếc của đội bay. Đại diện hãng Jeju Air chưa bình luận về thông tin trên.Tổng giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae ngày 29.12 đã xin lỗi và gửi lời chia buồn tới các thành viên gia đình nạn nhân, đồng thời cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho gia đình.
Tư vấn mùa thi 2024: Hàng ngàn học sinh Bình Định chờ đón Tư vấn mùa thi
Theo TechSpot, Microsoft đang hứng chịu làn sóng phàn nàn từ người dùng sau khi các bản cập nhật Windows tháng 1.2025 gây ra hàng loạt sự cố cho thiết bị. Các vấn đề được báo cáo bao gồm lỗi kết nối USB, trục trặc trình điều khiển DAC, Bluetooth, Wi-Fi và nhiều lỗi phần mềm khác.Cụ thể, các bản cập nhật KB5049981 (Windows 10), KB5050009 (Windows 11 24H2) và KB5050021 (các phiên bản Windows 11 trước đó) được cho là nguyên nhân gây ra các lỗi trên. Mặc dù Microsoft đã thừa nhận một số vấn đề liên quan đến Open Secure Shell và Citrix, người dùng cho biết họ gặp phải nhiều lỗi hơn thế, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng hằng ngày.Một số lỗi phổ biến bao gồm:Các lỗi này xuất hiện trên cả Windows 10 và Windows 11, làm dấy lên lo ngại về chất lượng của các bản cập nhật gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh Windows 11 24H2 vẫn đang gây tranh cãi với nhiều lỗi nghiêm trọng.Microsoft khuyến cáo người dùng chưa cập nhật nên tạm thời trì hoãn việc cài đặt các bản vá này. Người dùng đã cập nhật và gặp sự cố có thể gửi phản hồi qua ứng dụng Feedback Hub hoặc thử quay lại phiên bản Windows trước đó.Sự cố lần này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi phát hành các bản cập nhật hệ thống. Người dùng hy vọng Microsoft sẽ sớm khắc phục các lỗi này để đảm bảo trải nghiệm ổn định và đáng tin cậy trên Windows.