$446
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kubet.pet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kubet.pet.Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của kubet.pet. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ kubet.pet.Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng yêu cầu cơ sở giáo dục công lập có học sinh THCS đã thu học phí từ tháng 9 đến nay của năm học 2024-2025 thì thực hiện hoàn trả học phí cho học sinh trước ngày 31.1.2025.Theo đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đã triển khai đến các phòng GD-ĐT và các trường THCS yêu cầu thực hiện Nghị quyết số 37 của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THCS công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên trên địa bàn TP.HCM trong năm học 2024-2025.Theo đó, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng lưu ý các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố, áp dụng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí của TP như sau: Mức hỗ trợ cụ thể chia thành 2 nhóm học sinh như sau:Ông Dương Trí Dũng đề nghị các cơ sở giáo dục công lập có học sinh THCS đã thực hiện tạm thu học phí hoàn trả cho học sinh theo mức thu học phí THCS được quy định tại Nghị quyết số 37 trước ngày 31.1.2025.Đối với học sinh đã chuyển trường, ông Dũng yêu cầu các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chi trả hỗ trợ học phí cho học sinh theo quy định theo số tháng thực học tại trường.Đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, lãnh đạo sở này đề nghị các trường rà soát số lượng học sinh và thực hiện hỗ trợ 1 lần theo số tháng thực học vào cuối năm học 2024-2025.Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Dương Trí Dũng nêu rõ, kinh phí thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh theo Nghị quyết số 37 đã được bố trí trong dự toán giao cho UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện theo Quyết định số 5828 của UBND TP."UBND TP.Thủ Đức và các quận huyện có trách nhiệm rà soát số lượng học sinh, học viên GDTX thực tế trong năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục thuộc đối tượng được hỗ trợ học phí theo quy định để chi trả đúng đối tượng, đúng định mức và thực hiện thanh quyết toán theo quy định".Nghị quyết số 37 của HĐND TP.HCM nêu rõ, chính sách hỗ trợ học phí sẽ được áp dụng trong 9 tháng của năm học 2024-2025, với kinh phí được lấy từ nguồn ngân sách TP.HCM theo quy định phân cấp ngân sách hiện hành.Theo thống kê của Sở GD-ĐT, ở cấp THCS, toàn thành phố có hơn 464.000 học sinh công lập, hơn 30.000 học sinh tư thục. Tổng kinh phí dự kiến để miễn học phí cho toàn bộ học sinh vào khoảng 237 tỉ đồng. ️
TAND tối cao mới đây có văn bản gửi chánh án TAND các tỉnh, thành phố về việc tham gia ý kiến với phương án tổ chức tại TAND.TAND tối cao cho biết đang dự kiến tổ chức lại tòa án cấp sơ thẩm trên cơ sở sắp xếp lại các tòa án cấp huyện hiện hành. Việc này căn cứ các tiêu chí: số lượng vụ việc phải giải quyết, địa bàn, đặc điểm kinh tế, vị trí địa lý, mật độ dân cư, hạ tầng giao thông, văn hóa vùng miền.Về tiêu chí số lượng vụ việc, với khu vực đô thị đặc biệt như Hà Nội và TP.HCM, số lượng mỗi tòa án sơ thẩm nằm trong khu vực nội thành phải giải quyết là 3.000 vụ một năm trở lên; tòa sơ thẩm khu vực ngoại thành từ 1.000 vụ mỗi năm trở lên.Với khu vực nông thôn đồng bằng, tòa sơ thẩm phải giải quyết, xét xử từ 800 vụ mỗi năm trở lên; khu vực miền núi là 200 vụ mỗi năm trở lên.Về tiêu chí địa bàn, các tòa án được sáp nhập phải có vị trí địa lý liền kề, giao thông thuận tiện. Mỗi tòa án cấp huyện thuộc diện sắp xếp sẽ sáp nhập với ít nhất 1 tòa án cấp huyện liền kề.Về các tiêu chí khác, khu vực miền núi thường có đặc điểm diện tích rộng, mật độ dân cư thấp, số lượng vụ việc không nhiều, nếu chỉ áp dụng tiêu chí về khối lượng công việc phải giải quyết thì địa bàn hoạt động của các tòa sơ thẩm sau khi sáp nhập sẽ quá rộng, gây khó khăn cho người dân đến tòa.Do vậy, TAND tối cao cho rằng cần bổ sung tiêu chí là khoảng cách từ nơi đặt trụ sở tòa án sơ thẩm đến nơi xa nhất của địa phương đó không quá 50 km. Trường hợp không đạt cả 2 tiêu chí về số lượng án và khoảng cách thì áp dụng tiêu chí khoảng cách.Riêng với khu vực hải đảo, sẽ không tổ chức tòa án sơ thẩm khu vực tại mỗi huyện đảo mà sẽ bố trí thẩm phán, cán bộ tòa án tại tòa sơ thẩm khu vực liền kề để tiếp người dân, xử lý đơn kiện và xét xử lưu động các loại vụ án theo định kỳ hàng tháng.TAND tối cao cũng đề nghị ưu tiên các vị trí có trụ sở vừa đầu tư xây mới trong giai đoạn vừa qua và một số công trình thuộc dự án nâng cấp, xây dựng TAND các cấp giai đoạn 1.Theo quy định tại luật Tổ chức TAND, hệ thống TAND hiện này chia làm 4 cấp, gồm: TAND tối cao; TAND cấp cao; TAND cấp tỉnh; TAND cấp huyện; tòa án sơ thẩm chuyên biệt hành chính, sở hữu trí tuệ và phá sản. Cùng đó là tòa án quân sự T.Ư, tòa án quân sự quân khu và tương đương, tòa án quân sự khu vực. ️
Ngày 17.2, Viện KSND Q.1 (TP.HCM) đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Quách Minh Nhựt (34 tuổi, ở TP.HCM) về tội cố ý gây thương tích. Nhựt là tài xế đánh người trước Bệnh viện Từ Dũ hồi tháng 12.2024.Cáo trạng xác định, trưa 14.12.2024, Nhựt lái xe chở mẹ ruột, vợ và con đến Bệnh viện Từ Dũ, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 để khám bệnh. Khi đến bệnh viện, Nhựt lái xe đi gửi, còn người thân thì vào bên trong khám bệnh. Do không khám bệnh được cho con nên vợ Nhựt gọi anh này điều khiển xe quay trở lại. Khi Nhựt đến trước Bệnh viện Từ Dũ, có nhiều xe đang lưu thông bị kẹt phía sau ô tô của Nhựt.Lúc này, anh T.T.T đi xe máy đến cạnh xe của Nhựt nói chuyện nhưng Nhựt không nghe rõ. Do thấy anh T. nói chuyện với giọng bực tức nên Nhựt xuống xe đánh liên tiếp vào mặt, đầu anh T. Mặc dù được gia đình can ngăn nhưng Nhựt vẫn tiếp tục đánh và quật ngã nạn nhân xuống đường rồi lên xe bỏ đi.Sau đó, anh T. đi cấp cứu ở bệnh viện rồi đến công an P.Phạm Ngũ Lão, Q.1 trình báo, có đơn yêu cầu xử lý hình sự với Nhựt. Ngày 16.12.2024, Nhựt đến Công an P. Phạm Ngũ Lão đầu thú.Tại cơ quan điều tra, Nhựt khai nhận hành vi phạm tội. Theo cáo buộc, hành vi của Quách Minh Nhựt đã xâm hại đến tính mạng của công dân được pháp luật bảo vệ, gây mất an ninh trật tự cho xã hội nên cần phải xử lý nghiêm.Nhựt bị Viện KSND Q.1 truy tố theo điểm i khoản 1 điều 134 bộ luật Hình sự, tội cố ý gây thương tích với tính chất côn đồ; khung hình phạt từ phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù.Theo kết luận giám định của Phân viện khoa học hình sự tại TP.HCM, nạn nhân bị thương tích 6%. Về trách nhiệm dân sự, anh T. yêu cầu Nhựt bồi thường hơn 242 triệu đồng chi phí cứu chữa, hồi phục sức khỏe, bồi dưỡng; thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, thiệt hại, tổn thất về tinh thần. ️