Samsung hủy kế hoạch trang bị pin lớn hơn trên Galaxy S25 Ultra
Hưởng ứng tinh thần của Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trường đại học Tôn Đức Thắng đã chủ động rà soát, xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển nghiên cứu khoa học đảm bảo tính hiệu quả và bền vững. Một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược này chính là đầu tư phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh - những đơn vị tiên phong, đóng vai trò nòng cốt trong hệ sinh thái nghiên cứu khoa học của Trường.Trường đại học Tôn Đức Thắng đã công bố thành lập 5 nhóm nghiên cứu mạnh, gồm: Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến thuộc Khoa Điện - Điện tử, Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững thuộc Khoa Khoa học ứng dụng, Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa thuộc Khoa Toán - Thống kê, Phòng nghiên cứu Cơ học vật liệu và Kết cấu tiên tiến và Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học thuộc Viện Công nghệ tiên tiến.Phát biểu tại Lễ công bố, TS Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng TDTU cho biết: "Sự ra đời của các nhóm nghiên cứu mạnh hôm nay không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ của nhà trường, mà còn khẳng định cam kết đầu tư bài bản, có chiều sâu để xây dựng nền tảng nghiên cứu vững chắc, tiệm cận trình độ quốc tế". Đồng thời: "Các nhóm nghiên cứu mạnh không chỉ là nơi hội tụ của các giảng viên, nghiên cứu viên xuất sắc trong Trường mà còn là điểm kết nối với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Sự kết hợp giữa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ giảng viên nội bộ và các chuyên gia quốc tế sẽ tạo nên sức mạnh đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ", TS Trần Trọng Đạo khẳng định.Nhóm nghiên cứu mạnh được thành lập tập trung vào những hướng nghiên cứu trọng điểm, phục vụ các ngành công nghệ chiến lược của đất nước. Đây là các nhóm nghiên cứu liên ngành, hình thành từ 22 nhóm/phòng nghiên cứu hiện có của Trường với năng lực nghiên cứu nổi trội, được dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ.5 nhóm nghiên cứu mạnh của TDTU quy tụ các nhà khoa học uy tín, có năng lực nghiên cứu nổi bật, dẫn dắt bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành như: 1. Nhóm nghiên cứu công nghệ thông minh tiên tiến (Advanced Intelligent Technology Research Group-AITECH).Trưởng nhóm: PGS-TS Nguyễn Nhật Tân 2. Nhóm nghiên cứu ứng dụng vật liệu tiên tiến để phát triển bền vững (Group of Applied Research in Advanced Materials for Sustainable Development - FASAM) Trưởng nhóm: PGS-TS Ngô Thị Tường Châu 3. Nhóm nghiên cứu Phương pháp Giải tích và Đại số trong Tối ưu hóa (Analytical and Algebraic Methods in Optimization Research Group - AAMO).Trưởng nhóm: GS-TSK Phan Quốc Khánh4. Phòng nghiên cứu Cơ học Vật liệu và Kết cấu Tiên tiến (Mechanics of Advanced Materials and Structures - MAMS).Trưởng nhóm: GS-TSKH Phạm Đức Chính 5. Phòng nghiên cứu Vật lý sinh học (Laboratory of Biophysics - BP).Trưởng nhóm: TS Ngô Sơn TùngKênh Văn Thánh tắc nghẽn vì lục bình và cỏ dại
Sau trận này, Saigon Heat (hạng 1) và Nha Trang Dolphins (hạng 4) vẫn giữ nguyên vị trí trên bảng xếp hạng VBA 2023. Tuy nhiên, nhờ chiến thắng trên, Nha Trang Dolphins (8 thắng, 6 thua) đã khiến cơ hội vươn lên của 2 đội tốp dưới là Ho Chi Minh City Wings (5 thắng, 8 thua) và Cantho Catfish (4 thắng, 9 thua) trở nên vô cùng nhỏ.
Xây dựng quân đội nhân dân chính quy, tinh nhuệ, hiện đại
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.
Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xây dựng hơn 900 mô hình "Cổng trường an toàn giao thông" và duy trì hiệu quả phong trào "toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp thông tin phản ánh các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông", qua đó xử lý 2.609 trường hợp vi phạm trong năm 2024, phạt 2,7 tỉ đồng.Về công tác xử phạt vi phạm, năm 2024, lực lượng CSGT toàn thành phố đã xử lý 359.988 trường hợp vi phạm, phạt tiền 672,3 tỉ đồng; so với năm 2023, tăng 58.568 trường hợp và tăng 80,7 tỉ đồng.Trong đó, 74.045 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 22.065 trường hợp vi phạm tốc độ; 11.175 trường hợp quá tải, quá khổ, cơi nới thành thùng…Trong năm 2024, Phòng CSGT Công an Hà Nội cũng tham mưu triển khai các tổ 141 hóa trang tuần tra, bắt giữ 3.344 phương tiện, 3.476 đối tượng có hành vi lạng lách, đánh võng, nẹt pô, rú ga, gây mất trật tự công cộng để xử lý theo quy định.Theo Công an Hà Nội, trong 2 ngày 1 - 2.1, Phòng CSGT Công an Hà Nội đã xử phạt 1.599 trường hợp vi phạm, với tổng số tiền phạt gần 4 tỉ đồng. Cảnh sát đã tạm giữ 443 phương tiện, tước 51 giấy phép lái xe và trừ điểm 152 giấy phép lái xe.113 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; 65 trường hợp đi vào đường cấm, đi ngược chiều; 77 trường hợp chạy quá tốc độ quy định; 305 trường hợp vi phạm nồng độ cồn; 252 trường hợp dừng đỗ sai quy định; 507 trường hợp vi phạm các quy định về đội mũ bảo hiểm...Theo Công an Hà Nội, việc tăng mức xử phạt và áp dụng quy định trừ điểm giấy phép lái xe không chỉ tạo sức răn đe mà còn nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Các trường hợp vi phạm đều được xử lý công khai, minh bạch qua đó nhận được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân.
Ngày tết miền Bắc không khí lạnh về, Nam bộ vì sao vẫn nắng nóng?
Trái ngược với doanh số bùng nổ ở giai đoạn cuối năm 2024, bước sang tháng 1.2025, phân khúc SUV 7 chỗ tại Việt Nam bất ngờ "quay đầu" giảm mạnh, khi tất cả mẫu mã đang phân phối đều ghi nhận lượng xe bán ra giảm khá mạnh.Theo đó, số liệu thống kê mới nhất từ báo cáo bán hàng vừa được Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cho thấy, khép lại tháng qua, nhóm xe SUV 7 chỗ khung gầm rời chỉ đạt doanh số cộng dồn 534 xe, giảm gần 1.000 xe, tương đương hơn 63% so với tháng liền trước.Đáng chú ý, đây là một trong những phân khúc ô tô chứng kiến lượng xe bán ra giảm mạnh nhất thị trường. Mặc dù vậy, kết quả trên cũng không quá bất ngờ. Bởi sau giai đoạn "cao điểm" trước Tết Nguyên đán, thị trường ô tô Việt Nam thường rơi vào giai đoạn ảm đạm do nhu cầu mua sắm xe của người dân giảm mạnh.Ở cuộc đua nội bộ phân khúc SUV 7 chỗ, các vị trí trên bảng xếp hạng doanh số tháng 1.2025 không có nhiều xáo trộn lớn. Ford Everest như thường lệ vẫn dẫn đầu phân khúc, dù lượng xe bàn giao đến tay khách hàng tháng qua chỉ đạt 300 xe, giảm hơn 600 xe, tương đương gần 64% so với thời điểm cuối năm ngoái.Thực tế, chính sự sa sút đột ngột của mẫu xe nhà Ford mới là nguyên nhân khiến kết quả bán hàng chung của toàn phân khúc SUV 7 chỗ tại Việt Nam tháng đầu năm nay bị kéo lùi. Bởi các tháng trước đó, Everest vẫn đều đóng góp đến hơn 70% thị phần.Ở vị trí thứ hai, Toyota Fotuner bán ra 191 xe trong tháng 1. Doanh số này giảm cũng khá mạnh (204 xe, tương đương gần 52%) so với tháng 12.2024. Kết quả này khiến Fortuner bỏ qua cơ hội dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số phân khúc, sau cú "xảy chân" bất ngờ của chính đối thủ Everest.Ở nhóm còn lại, cả hai mẫu xe gồm Isuzu mu-X và Mitsubishi Pajero Sport cũng ghi nhận lượng xe bán ra giảm sút. Tuy nhiên, bất ngờ nhỏ đã xảy ra khi Isuzu mu-X với lượng xe bán ra đạt 26 chiếc trong tháng đầu năm đã leo lên vị trí thứ 3, đẩy "đồng hương" Pajero Sport xuống đáy bảng xếp hạng.Mẫu xe của Mitsubishi cả tháng 1 chỉ đạt doanh số vỏn vẹn 17 xe, giảm 68 xe (tương đương đến 80%) so với tháng cuối năm ngoái.Năm 2025, nhiều chuyên gia trong ngành ô tô Việt Nam nhận định, cuộc đua doanh số ở nhóm xe này sẽ khó có sự xáo trộn, khi không có thêm mẫu mã mới. Ford Everest nhiều khả năng vẫn sẽ áp đảo các đối thủ và nắm giữ phần lớn miếng bánh thị phần. Số liệu từ VAMA cho thấy, năm 2024 vừa qua, riêng mẫu SUV 7 chỗ đến từ Mỹ đã đóng góp đến gần 11.000 xe trên tổng khoảng 15.000 xe của toàn phân khúc, chiếm đến khoảng 70%.