Tuyển lao động đi Nhật Bản ngành xây dựng, chế tạo với mức lương hấp dẫn
Tập 3 series Thư giãn hay than dzữ của ca sĩ Mỹ Linh tiếp tục đón vị khách mời mới là Hoa hậu Kỳ Duyên. Nữ ca sĩ lần này có phần “lép vế” với sự xuất hiện của nàng hậu. Không để Mỹ Linh có cơ hội chăm sóc mình, Kỳ Duyên hăng hái làm huấn luyện viên để hướng dẫn "bà chủ spa" catwalk, hô tên, tập thể dục tới toát mồ hôi.Hoa hậu Kỳ Duyên đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014 năm 18 tuổi. Năm 28 tuổi, cô đăng quang Miss Universe Vietnam và đại diện Việt Nam chinh chiến tại Miss Universe. 10 năm hoạt động trong ngành thời trang, nàng hậu cố gắng, nỗ lực rất nhiều để mọi người thấy được tính cách, năng lực, sự cống hiến của mình. Ở chương trình Thư giãn hay than dzữ, Kỳ Duyên mở lòng chia sẻ nhiều hơn về những điều cô tự hào, tự tin và cả những áp lực, đúc kết khi có thành công sớm. Mỹ Linh cảm thán rằng tuổi 18 của Kỳ Duyên là đang tuổi ăn tuổi chơi, tuổi được quyền mắc sai lầm thì phải luôn hoàn hảo, phải có trách nhiệm với chiếc vương miện. Nữ ca sĩ chia sẻ: "Tôi nghĩ ở tuổi 18 mà Kỳ Duyên phải mang "chiếc áo" quá rộng, trách nhiệm quá lớn, đó là điều rất khó. Tôi cũng là một người có thành công tương đối sớm. Khi đó, mọi người là gia đình, bạn bè, khán giả yêu quý mình thì cũng sẽ đòi hỏi mình có những điều xứng đáng. Nhưng mình là con người, đương nhiên cũng sẽ có những sai lầm". Nhận được sự đồng cảm từ giọng ca Khúc giao mùa, Kỳ Duyên thoải mái trải lòng: "Năm 2014, tôi đăng quang Hoa hậu Việt Nam. Trong khoảng thời gian 2 năm đương nhiệm, như cô Mỹ Linh nói, tôi mặc "chiếc áo" quá rộng về trách nhiệm phải mang trên vai. Thời điểm đó, tôi còn nhỏ quá đã chịu sức ép của dư luận. Tư duy tôi lúc đó nhan sắc mình thế nào không phải lỗi của mình. Vừa đăng quang là ngay đêm đó mọi người bắt đầu chỉ trích về nhan sắc, sau đó gặp scandal đầu tiên. Năm 2024, lần thứ hai đi thi hoa hậu là lần khó khăn hơn rất nhiều. Tôi chấp nhận việc bước vào cuộc chơi này, trường hợp xấu nhất không đạt được kết quả như mong đợi thì sẽ mất những điều gì. Thành công mà tôi cảm nhận được trong năm 2024, là học cách tha thứ cho bản thân mình".Bên cạnh chuyện nghề, Mỹ Linh và Kỳ Duyên tâm sự nhiều về những góc khác trong cuộc sống. Mỹ Linh còn tâm tình “bí quyết” chọn người bạn đồng hành, đó có thể là bạn đời, là cộng sự, là bất cứ ai sẽ cùng đồng hành trong hành trình phát triển tích cực của mình. Cô nói: “Đầu tiên người đó phải là người mình tin là rất giỏi, là người ham học hỏi và làm mình muốn học hỏi và là người nói được làm được". Với giọng ca Hương ngọc lan, người cộng sự lâu năm nhất, ăn ý nhất 27 năm qua chắc chắn là ông xã Anh Quân.Giải bóng rổ VBA 2023: Cantho Catfish có chiến thắng đầu tiên
Đó là làng Canh Giao (xã Canh Hiệp, H.Vân Canh) nằm sâu trong vùng núi của tỉnh Bình Định, có 72 hộ dân và 207 nhân khẩu sinh sống, chủ yếu là người dân tộc Chăm Hroi. Làng này là căn cứ cách mạng trong những năm kháng chiến chống Mỹ.Dù chỉ cách trung tâm xã Canh Hiệp một ngọn đồi nhưng để đến được làng Canh Giao phải đi vòng 35 km qua những con đường khúc khuỷu, quanh co từ xã Đa Lộc (H.Đồng Xuân, Phú Yên). Chính vì vậy, điều kiện sống, sản xuất và học tập cũng như việc tiếp cận thông tin của người dân trong làng còn nhiều hạn chế. 50 năm qua, điện lưới quốc gia như một giấc mơ xa vời của người dân nơi đây. Với quyết tâm mang ánh sáng điện đến cho người dân Canh Giao, UBND tỉnh Bình Định đã kêu gọi đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp lưới điện trên địa bàn. Công ty Điện lực Bình Định nhận nhiệm vụ xây dựng công trình cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia.Theo đó, công trình cấp điện làng Canh Giao được đầu tư xây dựng, gồm: 6,4 km đường dây trung áp 22 kV và gần 0,9 km đường dây hạ áp 0,4 kV tại làng Canh Giao, với 109 vị trí móng và 147 cột trung hạ áp; 1 TBA 50kVA-22/0,23 kV. Tổng mức đầu tư hơn 4,1 tỉ đồng.Tháng 4.2024, làng Canh Giao đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử của mình. Từ nay, ngôi làng nằm giữa những ngọn núi trùng điệp đã có điện lưới quốc gia. Công trình "Cấp điện làng Canh Giao từ lưới điện quốc gia" là bước tiến mới trong việc cải thiện điều kiện sống và phát triển kinh tế, tri thức cho người dân trong làng. Ông Nguyễn Văn Thanh, trưởng làng Canh Giao, cho biết cột đèn đầu tiên được dựng lên vào một buổi chiều đẹp trời, trẻ em háo hức chạy nhảy, cười đùa dưới ánh đèn, người già ngồi lại cùng nhau trò chuyện về những ký ức và câu chuyện của làng. Không khí náo nhiệt và hân hoan tràn ngập khắp nơi, từ ngôi nhà tranh đơn sơ cho đến các con đường mòn dẫn vào làng. Đêm đầu tiên có điện, cả làng không ai ngủ sớm vì muốn tận hưởng khoảnh khắc này."Có điện rồi, người dân yên tâm mua sắm ti vi, tủ lạnh, quạt điện... có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, đầu tư máy móc cho sản xuất. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Ước mơ của bà con đã thành hiện thực. Đường, trường, trạm đã có, thêm cái điện nữa, đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên ai cũng phấn khởi lắm", ông Thanh phấn khởi nói.Mùa xuân này, người dân Canh Giao đón tết trong niềm vui và hân hoan hơn bao giờ hết. Nhà nào cũng sáng ánh đèn, không khí tết rộn ràng với những vật dụng trang trí rực rỡ, bông mai nở rộ. Từng gia đình quây quần bên nhau, chia sẻ niềm vui có điện, cùng nhau đón một cái tết đủ đầy và ấm áp. Ông Đoàn Văn Tiếu (ở làng Canh Giao) cho hay, cuộc sống gia đình ông như bước sang trang mới. Không chỉ sắm sửa trang thiết bị cơ bản, ông còn thiết kế đèn trang trí rực rỡ và sắm dàn karaoke để giải trí."Lũ nhỏ cũng vui lắm vì có điện sáng để học bài. Trước đây, tất cả mọi hoạt động sinh hoạt, sản xuất đều làm thủ công nên cực nhọc, vất vả, kém hiệu quả. Bây giờ có điện, tôi sẽ sắm máy móc cần thiết để phát triển kinh tế gia đình", ông Tiếu vui vẻ nói.Theo cô Lê Thị Tuyết Trinh, giáo viên Trường mầm non Canh Giao, trước đây thiếu điện, các cô giáo phải sử dụng nhờ điện mặt trời của người dân trong làng. Những hôm trời mù mây, thiếu ánh sáng, học sinh phải ra sân học bài. Từ ngày có điện lưới quốc gia, điều kiện học tập của học sinh được cải thiện nhiều, các em được học nhạc qua ti vi, được cập nhật kiến thức mới qua internet nên vui lắm.Ánh sáng điện đã mở ra nhiều cơ hội mới cho người dân Canh Giao. Trước đây, khi màn đêm buông xuống, mọi hoạt động của người dân phải dừng lại. Nhưng giờ đây, họ có thể làm việc, học tập và tham gia các hoạt động xã hội ngay cả khi trời tối. Những buổi tối ấm cúng bên ánh đèn điện trở thành dịp để mọi người cùng nhau gắn kết và chia sẻ.Những đứa trẻ trong làng giờ đây có thể học bài dưới ánh sáng điện, không còn phải dùng đến những ngọn đèn dầu mờ ảo. Học sinh có thêm thời gian học tập, mở rộng kiến thức và phát triển bản thân. Các bậc phụ huynh cũng dễ dàng hơn trong việc quản lý công việc gia đình, chăm sóc con cái và tham gia vào các hoạt động cộng đồng.Ánh sáng điện không chỉ thay đổi cuộc sống hằng ngày của người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội cho làng Canh Giao. Trong thời gian đến, nhiều dự án phát triển hạ tầng sẽ được triển khai, bao gồm việc xây dựng hệ thống điện lưới ổn định hơn, mở rộng hệ thống cấp nước sạch và phát triển các tuyến đường giao thông nối liền với trung tâm huyện, giúp cải thiện cuộc sống của người dân. Với niềm vui trọn vẹn từ ánh sáng điện, người dân Canh Giao tin tưởng trong tương lai sẽ còn nhiều đổi mới. Điện về làng không chỉ là một bước ngoặt lịch sử mà còn là khởi đầu cho nhiều thay đổi tích cực. Với sự hỗ trợ của Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng, làng Canh Giao sẽ ngày càng phát triển, trở thành một điểm sáng về văn hóa và kinh tế của vùng cao.
Mô tô cổ điển Yamaha XSR700 lộ diện tại Việt Nam, cạnh tranh Honda CB650R
"Ưu tiên hàng đầu của các cơ quan khí tượng thủy văn trên toàn thế giới là cải thiện hệ thống cảnh báo sớm. Đây là vấn đề then chốt trong công tác thích ứng, giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều quốc gia vẫn chưa có đủ khả năng để cung cấp những thông tin cảnh báo sớm nhằm bảo vệ người dân. Đây là lý do tại sao chúng tôi đang cùng cộng đồng thế giới triển khai sáng kiến "cảnh báo sớm dành cho tất cả" nhằm đạt mục tiêu đến cuối năm 2027, tất cả người dân trên trái đất đều có thể tiếp cận với thông tin dự báo, cảnh báo sớm một cách chính xác, kịp thời nhằm giảm thiểu thiệt hại về sinh mạng do thiên tai gây ra", GS Celeste Saulo nói.
Người này đã căn cứ vào các tài liệu của luật để kiện Mạc Ngôn. Trên mạng, cuộc tranh luận xung quanh câu chuyện với hashtag #MoYanbeingsued (Mạc Ngôn bị kiện) đã thu hút đến 2 triệu lượt xem, thậm chí "leo top" thịnh hành trên Weibo.
Nghỉ làm nhà nước sau đó chuyển sang tư nhân, tính lương hưu thế nào?
Chia sẻ với Thanh Niên hôm nay 25.1 (tức 26 tháng chạp), chị Trần Nguyễn Phương Thảo (34 tuổi) là con dâu của ông Bình cho biết hiện gia đình đang làm mọi cách tìm cha những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, mong cả gia đình đoàn tụ.Cô con dâu cho biết sáng ngày 21.1, ông Bình rời nhà trên đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp), bắt xe ôm nói khi xông mũi ở một bệnh viện gần đó nhưng rồi sau đó cả nhà không liên lạc được. Ông để giấy tờ tùy thân và điện thoại ở nhà."Cha tôi tinh thần minh mẫn, chưa bao giờ mất liên lạc như vậy. Trước đó, ông có dấu hiệu trầm cảm. Cha tôi bán trứng ở chợ, hiền lành và được lòng mọi người, nhưng nửa năm nay, vì sức khỏe, mắt kém, cha ở nhà không đi làm. Cha luôn mặc cảm mình là gánh nặng của con cháu", chị Thảo khóc nghẹn khi chia sẻ.Dù đã trực tiếp đi tìm, nhờ sự hỗ trợ của mạng xã hội nhưng gia đình cho biết tới nay vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào về cha. Khi đi ông Bình mặc quần lửng màu kem, áo sơ mi xám rộng, mang dép lào xanh, mũ bảo hiểm màu cam.Anh Thái Phước Tài (35 tuổi) là con của ông Bình cho biết gia đình đang vô cùng rối ren những ngày cuối năm. Người nhà hy vọng ai có tin tức của cha xin hãy báo về cho gia đình.Ai có tin tức của ông Thái Thanh Bình vui lòng liên hệ người nhà qua số điện thoại: 0903.168.845 (gặp chị Thảo). Gia đình vô cùng biết ơn!