Việt Nam trong top điểm đến yêu thích nhất của khách Trung Quốc
Trưa 20.1, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bình Dương huy động nhiều xe cứu hỏa phối hợp với Công an TP.Thuận An dập tắt đám cháy tại một công ty sản xuất đồ gỗ ở P.Bình Chuẩn (TP.Thuận An, Bình Dương).Thông tin ban đầu, gần 12 giờ cùng ngày, trong lúc hàng trăm công nhân nghỉ làm để ăn cơm trưa, ngọn lửa xuất hiện trong khu nhà xưởng chứa nhiều vật liệu dễ cháy như nệm, mút, bàn ghế…Lực lượng chữa cháy tại chỗ sử dụng vòi nước và các phương tiện chữa cháy để dập lửa, nhưng bất thành. Nhiều công nhân nhanh chóng di chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa thành phẩm ra ngoài khu vực nhà xưởng bị cháy.Do bên trong khu nhà xưởng chứa nhiều loại keo, mút xốp… nên đám cháy nhanh chóng lan rộng, cột khói đen bốc cao cuồn cuộn.Nhận được tin báo cháy, Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Bình Dương huy động 15 xe chữa cháy cùng 75 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường triển khai chữa cháy.Sau khoảng 1 giờ chữa cháy, ngọn lửa được khống chế. Lửa vẫn âm ỉ bên trong nên lực lượng PCCC tiếp tục ở lại hiện trường để dập tắt hoàn toàn.Khoảng 800 m2 nhà xưởng bị ngọn lửa thiêu rụi, cùng nhiều máy móc, nguyên vật liệu bị cháy, hư hỏng. Thiệt hại ước tính nhiều tỉ đồng.Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương điều tra, làm rõ.Streamer Khánh Snake và những dự án thiện nguyện
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của "cò đất" với nội dung tìm kiếm nguồn đất ở khu vực xã Ea Drơng (H.Cư M'gar, Đắk Lắk) để bán cho khách hàng vì giá đang ở mức cao.Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc tuyến đường liên huyện (đoạn qua xã Ea Drơng), hàng chục chiếc ô tô của các "cò đất" tập trung, đậu kín đường. Khung cảnh "nhộn nhịp" khiến cho nhiều người dân "tiếc nuối" vì không có đất bán trong lúc giá được đẩy lên cao nhiều lần. Tại các khu vực đất mặt tiền, nhiều tờ quảng cáo bán đất được "cò đất" dán lên thân cây, vẽ thông tin bán đất dưới mặt đường. Đặc biệt, có nhiều khu vực, những tờ quảng cáo rao bán đất phải "chen chúc" trên thân cây…Bà H.L. (trú tại thôn Tân Sơn, xã Ea Drơng) cho biết những ngày qua, "cò đất" tập trung về khu vực này rất đông đảo. Ban ngày, các quán cà phê dường như chật kín người, xe ô tô của giới bất động sản. "Đa số đất mặt tiền ở khu vực tôi sinh sống đã được dân bất động sản mua hết. Nhà tôi có khoảng 3.500 m2 đất nhưng vẫn đang đắn đo chưa bán vì tình hình giá đất còn lên nhanh. Có người ngỏ lời giá 120 triệu đồng/mét ngang nhưng tôi vẫn chưa bán. Chẳng biết thật hay giả...", bà L. cho hay.Ngắt ngang của trò chuyện của chúng tôi và bà L., một người đàn ông địa phương tiếp lời: "Giá đất bây giờ đã lên đến 180 triệu đồng/mét ngang. Tối đến, các "cò đất" sẽ tiếp tục đi mua đất, đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá đất ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao". Di chuyển dọc tuyến đường "sốt đất", chúng tôi hỏi một "cò đất" về nguyên nhân giá đất tăng cao đột biến, người này trả lời: "Sắp tới, khu vực này mở khu công nghiệp nên có nhiều tiềm năng về bất động sản. Hiện, tôi đang có khoảng 20 mảnh đất ở khu vực này. Dự kiến giá sẽ tăng lên theo từng ngày. Hiện tại đã gần 200 triệu đồng/mét ngang".Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, cho biết từ ngày 1.3 đến nay, địa phương có rất nhiều "cò đất" đến thu mua đất của người dân xung quanh khu vực trung tâm xã. Hiện tại, giới bất động sản đang bán đất "ảo", không đúng thực trạng. Ông Trường cho biết thêm, năm 2020 là đợt "sốt đất" lần 1 ở địa phương. Thời điểm này, có nhiều trường hợp người dân bị "cò đất" lấy sổ đỏ rồi biệt tích… Hiện nay, tại khu vực "sốt đất", đa số là đất của giới bất động sản bị tồn đọng trong đợt 1. Ông Trường cho biết thêm, UBND H.Cư M'gar đã chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chính quyền địa phương đã có chỉ đạo quán triệt đối với cán bộ công chức, địa chính không được môi giới bất động sản. "Hầu như, đất của người dân ở địa phương đã được mua hết từ đợt 1. Bây giờ, các "cò đất" chỉ mua bán qua lại, đẩy giá "ảo" trong giới bất động sản. Ở đợt "sốt đất" lần 2, chính quyền địa phương đã và đang theo dõi nắm bắt tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, để người dân không bị kẻ xấu trục lợi, gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tránh "tiền mất tật mang"...", ông Trường nói.
Bẫy hố ga gần trường học
Trận đấu giữa CLB Bình Phước và CLB PVF-CAND thuộc vòng 11 giải hạng nhất 2024 - 2025, diễn ra lúc 18 giờ ngày 1.3 trên sân Bình Phước, sẽ có VAR. Màn "đại chiến" này được đánh giá hấp dẫn và quyết định nhiều đến vị trí nhì bảng - vị trí sẽ thi đấu trận play-off, giành quyền lên chơi ở giải V-League mùa tới.Với CLB PVF-CAND, sau trận thua CLB Ninh Bình tại vòng 5 (19.11) họ đã “lột xác” với chuỗi 4 trận thắng liên tiếp, cùng đạt 20 điểm như CLB Bình Phước. Thậm chí, hai đội bóng còn đang có cùng hiệu số, chỉ khác biệt không lớn ở chỉ số bàn thắng sân khách nên CLB Bình Phước đang tạm xếp trên. Trong 3 trận gần nhất, CLB PVF-CAND ghi đến 5 bàn và chỉ thủng lưới đúng 1 lần. Đáng chú ý, chân sút Martin Lò đang có phong độ cao, liên tục ghi bàn trong 3 vòng đấu gần đây, sẵn sàng thách thức hàng thủ CLB Bình Phước.Trong cùng thời điểm PVF-CAND thi đấu thăng hoa, đội bóng của Công Phượng lại thể hiện bộ mặt thất vọng. Kể từ vòng 6, CLB Bình Phước chỉ thắng 2, hòa 1 và thua 1, khiến họ để đối thủ bắt kịp điểm số. Ngay ở vòng đấu trước, đội bóng được dẫn dắt bởi HLV Nguyễn Anh Đức đã bị đội đầu bảng Ninh Bình đánh bại, qua đó lỡ cơ hội rút ngắn khoảng cách về mặt điểm số. Việc vắng Công Phượng ảnh hưởng nhiều đến lối chơi của CLB Bình Phước, khiến họ thường xuyên gặp bế tắc ở mặt trận tấn công. Nếu tiếp tục thi đấu không tốt, mất điểm trước PVF-CAND, CLB Bình Phước sẽ bị đẩy vào thế khó trong cuộc đua giành vé lên chơi ở giải đấu cao nhất của bóng đá Việt Nam.Trước trận đấu quan trọng, CLB Bình Phước đang có lợi thế sân nhà cũng như thể lực khi được nghỉ thi đấu ở vòng 10. Tuy nhiên, lực lượng của đội chủ nhà không đồng đều và gắn bó thân thiết lâu năm như CLB PVF-CAND. Chính điều này khiến trận đấu càng trở nên hấp dẫn, dự báo căng thẳng và khó lường.Với tính chất quan trọng của trận đấu, công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) sẽ "tham gia" nhằm mang đến sự công bằng cho các CLB. Xét rộng ra, đây cũng là trận đấu thứ 2 (sau trận CLB Bình Phước gặp CLB Ninh Bình) tại giải hạng nhất 2024 - 2025 có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Trong những ngày này, nhu cầu di chuyển đến TP.HCM tăng cao vì sinh viên sắp vào học, người lao động trở lại làm việc. Nếu chưa mua vé trước thì thời điểm này rất khó khăn mới tìm được chuyến bay.
Vì sao cấm nhưng học sinh tiểu học vẫn học thêm?
Cứ nhìn vào những con số cũng như diễn biến trên thị trường sẽ thấy rõ điều này. Về lượng, xuất khẩu gạo năm 2024 lập kỷ lục với 9,18 triệu tấn, trị giá gần 5,8 tỉ USD, tăng lần lượt 12% và 23% so với năm 2023. Về thị trường, nhiều nước khó tính vẫn có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao. Chỉ là ta vẫn cứ chăm chăm vào các thị trường truyền thống, dễ tính hơn, nên khi thị trường này hắt hơi, ta lại ốm nặng. Philippines, bạn hàng lớn nhất của VN, sau khi đã tích đủ gạo dự trữ từ năm ngoái thì sang năm nay áp dụng chiến lược chờ giá xuống đáy mới mua vào. Vì thế, so với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu gạo tháng 1/2025 của VN sang Philippines đã giảm 35,5%... Xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo ở thị trường nội địa giảm sâu, cũng là điều dễ hiểu.Nhìn hiện tại, nhớ về mấy năm trước, khi gạo Việt được vinh danh ngon nhất thế giới. Song song đó, chúng ta cũng đã hé mở cánh cửa nhiều thị trường khó tính như Nhật, EU, ký kết hàng chục hiệp định thương mại tự do (FTA)... Rồi đề án 1 triệu héc ta lúa xanh được phê duyệt đưa VN trở thành quốc gia có chương trình sản xuất lúa giảm phát thải quy mô lớn nhất thế giới từ trước đến nay. Cứ tưởng ngành lúa gạo nhân cơ hội đấy, nền tảng ấy sẽ tái cơ cấu thực sự, thay vì chạy theo lượng như trước thì sẽ chuyển sang chất. Nhưng rồi biến đổi khí hậu, dịch bệnh, hạn hán... khiến thế giới đối mặt với vấn đề an ninh lương thực, chúng ta lại gia tăng tối đa lượng gạo xuất khẩu. Tất nhiên, đây không chỉ là cơ hội thị trường mà còn là cơ hội để VN tham gia hệ thống lương thực thực phẩm toàn cầu với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm. Chỉ là chúng ta hình như đã "ngủ quên trên chiến thắng". Những cảnh báo về giá gạo không thể tăng mãi, phải nâng chất để nâng giá trị thay vì chạy theo số lượng, đa dạng hóa thị trường... đã lắng xuống sau hào quang rực rỡ mà xuất khẩu lúa gạo đạt được.Thực tế cùng thời lên đỉnh của giá gạo, rất nhiều nông sản khác cũng tăng giá kỷ lục dù giảm lượng. Đơn cử như cà phê. Năm 2024 là năm đầu tiên giá trị xuất khẩu cà phê đạt 5,48 tỉ USD với sản lượng 1,32 triệu tấn, giảm 18,8% về khối lượng nhưng tăng 29,11% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cũng xảy ra với xuất khẩu hồ tiêu. Năm 2024, VN đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,32 tỉ USD - mốc kim ngạch cao kỷ lục từ trước tới nay. So với năm 2023, lượng tiêu xuất khẩu năm 2024 giảm 5,1%, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu lại tăng đến 45,4%.Lượng giảm thì giá tăng và ngược lại, đó là quy luật của thị trường. Chúng ta đã chứng kiến nhiều mặt hàng lao theo lượng đến mức phải giải cứu tại thị trường trong nước thì ở sân chơi lớn hơn cũng tương tự.Gạo là thực phẩm thiết yếu nên nhu cầu luôn có; còn thị trường thì lúc giá lên, giá xuống cũng không phải là điều gì quá ghê gớm. Quan trọng nhất vẫn là chúng ta không quên chiến lược nâng đẳng cấp hạt gạo Việt trên thị trường thế giới thì ngay cả giảm lượng, giá trị mang lại vẫn tăng.