Ra mắt phòng máy Xóm by Kingdom - Cà phê và game
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.Phong cách thời trang hack dáng của bà bầu Đỗ Mỹ Linh
Ngày tết đến, chúng ta thường thấy người lớn lì xì cho trẻ nhỏ để chúc chăm ngoan, học giỏi. Mở rộng hơn, con cháu ngày nay cũng lì xì cho cha mẹ, ông bà để chúc sức khỏe, bình an. Bạn bè, đồng nghiệp lì xì nhau để chúc năm mới vạn sự như ý...Thượng tọa Thích Trí Chơn, Trưởng ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, lì xì xuất phát từ tiếng Trung Hoa 利事 (lợi sự), tức là chúc cho một năm mới với những điều lợi ích, may mắn.Tại Việt Nam, chúng ta hay tặng cho nhau một bao lì xì hình chữ nhật màu hồng hoặc màu đỏ, màu biểu tượng cho thành công, thắng lợi, hạnh phúc, an lành. Trong bao lì xì, đồng tiền lớn hay nhỏ không quan trọng.Thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ, lì xì từ lâu đã trở thành một phong tục, có ý nghĩa gián tiếp nhắc nhở mọi người hãy làm những thiện sự (việc tốt) để có những hoa trái thiện lành. từ những nhân thiện để chúng ta có hoa trái thiện lành.Như vậy, chỉ là lời chúc, lì xì còn là một cách chúng ta nương vào đó để nhắc nhở mình làm những việc có lợi cho chính mình, mọi người xung quanh, xã hội và cả môi trường.Theo Viện chủ tu viện Khánh An, bao lì xì thường có màu đỏ có thể giải thích là do xuất phát từ lửa. Về cơ bản, chúng ta hay nói ngọn hồng nhưng màu của lửa được cụ thể hóa lên màu đỏ - màu của lợi ích, màu của thắng lợi, vinh quang, chói sáng. Bên cạnh đó, trong văn hóa của nhiều nước châu Á, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, cát tường, thịnh vượng... nói chung là màu của những điều tốt đẹp. Vì vậy, ngày tết không thể thiếu màu đỏ, bao lì xì đa phần của màu đỏ cũng vì mang ý nghĩa chúc cho nhau những điều tốt đẹp như vậy. Ngoài ra, ngày tết người Việt còn có tục đi chùa hái lộc. Theo thượng tọa Thích Trí Chơn, lộc là một mầm nhú ở trên các cây xanh, thường mùa xuân thì nảy nở đâm chồi. Người Việt xưa có tục lên chùa hái lộc đầu năm, theo thông lệ đó, người ta đến chùa sẽ cầm về chiếc lá, cành hoa ở chùa về nhà mang tính biểu tượng như lộc, từ đó sinh sôi nảy nở cho ra hoa thơm trái ngọt. Tất cả đều chỉ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, Viện chủ tu viện Khánh An cho hay, tục đi chùa hái lộc đầu năm đã không còn phù hợp trong lối sống hiện tại. Ngày nay, nhiều chùa ở Việt Nam được bao phủ bởi cây cối để cho góp phần cho không gian tươi xanh. "Nếu ai đi chùa đầu năm cũng hái lộc, bứt lá, bẻ cành, ngắt hoa thì sẽ rất phản cảm, mất đi hình ảnh đẹp, một môi trường nhiều người đến chiêm ngưỡng nên nếu có thể chúng ta chỉ cần quán nguyện lộc ở trong tâm thức của mình. Những hạt giống tươi tốt, đẹp, thơm trong trái tim mình cố gắng vun bồi, nuôi dưỡng thì có được lộc tốt nơi chính mình khi tiếp xúc Đức Phật hay hơn là mình bẻ cành, chiết lá mang về nó không còn phù hợp trong bối cảnh hôm nay", thượng tọa Thích Trí Chơn chia sẻ.
Hát 'Ru lại câu hò', cặp đôi khiến Ngọc Ánh nhớ Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm
Tiếc thay, bà Lý Thị Bông, mẹ ruột của Emma đã không thể chờ đến ngày con gái tìm về, khi bà đã mãi mãi ra đi hồi 2 năm trước vì bạo bệnh. Đó cũng là một trong những niềm nuối tiếc lớn nhất trong ngày trở về của cô gái Pháp xinh đẹp.Ngày có kết quả xét nghiệm ADN, cô gái Pháp và cả gia đình Việt Nam đều vỡ òa hạnh phúc. Bởi, từ đây họ đã thực sự đoàn tụ cùng nhau sau gần 3 thập kỷ dài đằng đẵng. Những ngày đoàn tụ tháng 3 đặc biệt, Emma đã về ngôi nhà thuê của cha và các anh em ở TP.Thủ Đức (TP.HCM), cũng là một tiệm sửa xe của 3 cha con ông Trần Phi Hùng (58 tuổi). Lên lầu 1, nơi đặt bàn thờ mẹ, cô gái Pháp thành kính dâng lên nén hương bày tỏ lòng thành kính, cũng là để nói hết tiếng lòng của mình."Tôi thực sự sốc và có chút hụt hẫng khi mẹ đã không còn trên cuộc đời này, mẹ đã không thể chờ tôi. Nếu tìm được gia đình sớm hơn, có lẽ tôi đã được ôm mẹ vào lòng. Nhưng không sao, giờ đây tôi đã có cha, có anh trai, em trai, những người tuyệt vời cho tôi cảm giác đang sống giữa một gia đình đầy ấm áp và hạnh phúc. Cảm xúc đó thật khó để có thể diễn tả hết bằng lời nói", Emma chia sẻ.Điều quan trọng với Emma chính là đã tìm thấy những câu trả lời cho tất cả những thắc mắc về nguồn cội mà suốt bao năm qua đang mang trong lòng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với cuộc đời của cô bởi thật khó để sống mà không biết nguồn cội, gốc gác của mình thế nào.Anh Lý Minh Hiền (31 tuổi) là anh trai ruột của Emma cho biết ngày em gái được mẹ cho đi, anh còn quá nhỏ để có thể hiểu hết được câu chuyện. Mãi đến khi lớn lên, anh vẫn không thể nào biết được."Nhà bỗng dưng có em gái thật đặc biệt. Tôi không biết phải diễn tả cảm xúc đó thế nào. Em trở về nhà, cha trở nên vui hơn, hạnh phúc hơn, cả nhà lúc nào cũng rộn rã tiếng cười và hạnh phúc. Bà con khắp nơi cũng hỏi thăm, chúc mừng", anh chia sẻ thêm.Trong khi đó, anh Lý Minh Hậu (26 tuổi) là em trai của chị Emma cũng vô cùng bất ngờ khi biết mình có một người chị gái. Anh cho biết những ngày qua, gia đình đã đưa chị về Long An thăm mộ tổ tiên nhà nội, được bà con trong gia đình đón chào.Ở quê nội, cô gái Pháp đã được gặp các thành viên trong gia đình, được sống trong vòng tay yêu thương của một gia đình lớn khiến cô vô cùng xúc động và hạnh phúc. Đây là lần trở về Việt Nam mà Emma không thể nào quên trong đời."Bà con ở quê cũng không hề biết rằng vợ chồng tôi từng cho một cô con gái, bởi hồi mang thai vợ tôi không về quê, cũng không ai biết. Giờ con nó tìm về, mọi người ai cũng bất ngờ, còn nghĩ là con riêng của tôi nữa. Về quê ai cũng hỏi thăm", ông Hùng kế bên cười, kể lại với chúng tôi.Trong cuộc đoàn tụ của Emma và gia đình có sự xuất hiện của bà Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) là người được sự giúp đỡ của ông Huỳnh Tấn Sinh hiện đang sống ở Pháp giúp cô gái Pháp làm nên cuộc đoàn tụ diệu kỳ này. Chứng kiến niềm hạnh phúc của gia đình, bà Hương đã không kiềm được xúc động và hạnh phúc. Người phụ nữ tâm sự rằng, niềm vui đoàn tụ của Emma chính là món quà, là động lực để tiếp tục hành trình đặc biệt này với hy vọng một ngày nào đó cũng tìm được cô con gái năm xưa cho người Pháp nhận nuôi, giống như Emma.Bà Hương cũng gọi điện cho ông Sinh ở Pháp để chứng kiến cuộc đoàn tụ của Emma và ông đã vô cùng hạnh phúc, vui mừng. Cô gái Pháp và gia đình đã gửi những lời cảm ơn và thể hiện sự biết ơn đầy chân thành đến ông Sinh và bà Hương vì đã giúp gia đình có được phép màu đặc biệt hôm nay.Ông Hùng, cha ruột Emma nói rằng cuối cùng, trong khoảnh khắc đoàn tụ này, ông đã trút được nỗi niềm suốt gần 30 năm đau đáu trong trái tim. Giờ đây, trong ông chỉ còn niềm vui và hạnh phúc khi ông có 3 người con hiếu thảo. Từ đây, ở Việt Nam, Emma đã có một mái nhà hạnh phúc với những người thân ruột thịt luôn chờ cô trở về. Lần về này của cô gái Pháp xinh đẹp kéo dài hơn 20 ngày. Emma dự tính sẽ dành nhiều thời gian cho gia đình của mình.Họ không chỉ về quê tìm lại gốc gác, nguồn cội mà còn cùng nhau có những buổi họp mặt, ăn uống vui vẻ ở TP.HCM. Emm đã không bỏ cuộc để rồi giờ đây đã tìm thấy và được sống trong phép màu của cuộc đời mình."Tôi mong rằng câu chuyện của tôi sẽ truyền cảm hứng đến những người có hoàn cảnh tương tự, những người mong muốn tìm lại cha mẹ, người thân của mình. Chỉ cần không bỏ cuộc, tôi tin phép màu sẽ nằm ở cuối con đường", nữ doanh nhân, người mẫu chia sẻ.
Giai đoạn 3 của dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy sẽ gồm hạng mục cầu vượt trên đường Vành đai 2 - nhánh phải và cầu Kỳ Hà 3 - nhánh phải gồm 4 làn xe.Nút giao Mỹ Thủy kết nối các tuyến đường lớn gồm Nguyễn Thị Định, Đồng Văn Cống, Võ Chí Công - cầu Phú Mỹ trên Vành đai 2. Do là cửa ngõ ra vào cảng Cát Lái - cảng có sản lượng hàng hóa lớn nhất nước, khu vực này có mật độ xe container dày đặc. Nhiều năm nay, nút giao này là điểm nóng ùn tắc, tai nạn giao thông ở TP.HCM. Ông Lê Ngọc Hùng - Phó trưởng ban Ban Giao thông cho biết: Dự án có mục tiêu đầu tư xây dựng nút giao Mỹ Thủy hoàn chỉnh nhằm tăng năng lực thông hành qua nút giao, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các trục đường Nguyễn Thị Định - Đồng Văn Cống và đường Vành đai 2 (nay là đường Võ Chí Công). Từ đó, đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách ngày càng tăng trong khu vực, đặc biệt là khu vực cầu Phú Mỹ và cụm cảng Cát Lái; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Dự án xây dựng nút giao Mỹ Thủy tổng vốn đầu tư 3.400 tỉ đồng có thiết kế hoàn chỉnh với quy mô nút giao 3 tầng. Các hạng mục chính của dự án gồm có cầu vượt qua nút giao theo hướng đường Võ Chí Công đáp ứng 8 làn xe ô tô; xây dựng cầu vượt rẽ trái hướng Cát Lái đi cầu Phú Mỹ đáp ứng 2 làn xe ô tô; xây dựng hầm chui rẽ trái hướng từ đường Võ Chí Công đi Cát Lái đáp ứng 2 làn xe ô tô; xây dựng cầu Kỳ Hà 3 đáp ứng 8 làn xe ô tô, xây dựng cầu Kỳ Hà 4 hướng Võ Chí Công rẽ phải về Cát Lái đáp ứng 3 làn xe.Bên cạnh đó, xây dựng các nhánh đường dưới dạ cầu để phân tách và đảm bảo an toàn cho xe 2 bánh lưu thông. Giai đoạn 3 dự án sẽ được chủ đầu tư nỗ lực hạn chế ảnh hưởng thấp nhất đến việc đi lại của người dân, phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào 30.4.2026."Việc hoàn thành toàn bộ dự án xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy cùng với việc tiếp tục triển khai các công trình nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Thị Định, đường Nguyễn Duy Trinh, đường Lương Định Của, tuyến đường liên cảng Cát Lái - Phú Hữu, mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, hoàn thành nút giao An Phú, cầu Tăng Long, cầu Ông Nhiêu… sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái và cửa ngõ phía đông thành phố" - ông Lê Ngọc Hùng nhấn mạnh.Để có thể hoàn thành các dự án trên, Ban Giao thông mong sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của các sở ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của TP.Thủ Đức trong việc bàn giao 100% mặt bằng để thi công các hạng mục còn lại của giai đoạn 1, giai đoạn 2 trước 30.4. Đơn vị này cũng sẽ cùng các đơn vị liên quan, đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình như nút giao An Phú, cầu Tăng Long vào cuối năm nay.Liên quan công tác giải phóng mặt bằng, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức Mai Hữu Quyết thông tin: Tổng diện đất thu hồi làm dự án nút giao Mỹ Thủy hơn 166.000 m2 với 195 trường hợp bị ảnh hưởng. Đến nay, địa phương đã chi trả đền bù cho 169 hộ với tổng số tiền hơn 1.200 tỉ đồng. Hiện còn một số trường hợp chưa bàn giao mặt bằng do vướng tranh chấp, chồng ranh... nên TP.Thủ Đức đang tập trung giải quyết, dự kiến hoàn tất công tác đền bù trong quý 2 năm nay.
Mây che đỉnh núi - Truyện ngắn dự thi của Nguyễn Hiên (Đắk Lắk)
Ông Điệp cho rằng, việc đầu tư hiện đang chưa đáp ứng được yêu cầu. Để 100% người dân được sử dụng nước sạch Việt Nam sẽ phải đầu tư lớn. Đây là con số rất thách thức trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư còn hạn chế.