Bắt được nữ giám đốc mất tích cùng gần 6,5 tỉ đồng (TNO)
Cuộc điều tra do Bộ tư lệnh Bảo vệ Di sản văn hóa Carabinieri (cảnh sát nghệ thuật và văn hóa Ý) chỉ đạo, phối hợp với Văn phòng công tố Rome, bắt đầu khi chính quyền tìm kiếm các tác phẩm gian lận được rao bán trực tuyến, theo thông cáo báo chí do cảnh sát ban hành. Cảnh sát tìm thấy tổng cộng 71 bức tranh, đồng thời nói thêm rằng nghi phạm đã bán "hàng trăm tác phẩm có tính xác thực đáng ngờ" trên các trang web như eBay và Catawiki. Những bức tranh được cho là giả mạo tranh Pablo Picasso và Rembrandt Harmenszoon van Rijn.Ngoài ra còn có những bức tranh được cho là giả mạo tranh Mario Puccini, Giacomo Balla và Afro Basaldella, cũng như một số nghệ sĩ nổi tiếng khác.Cảnh sát đã tìm thấy xưởng sản xuất những bức tranh này tại một ngôi nhà ở một trong những khu phố phía bắc Rome. Nhà chức trách phát hiện một căn phòng được thiết lập riêng để sản xuất tranh giả. Trong số các vật liệu bị cảnh sát thu giữ có hàng trăm ống sơn, cọ vẽ, giá vẽ cùng với tem phòng trưng bày giả và chữ ký của họa sĩ.Nghi phạm, được chính quyền mô tả là "kẻ làm giả - phục chế", thậm chí còn sở hữu một máy đánh chữ và các thiết bị máy tính được sử dụng để tạo ra các bức tranh và làm giả giấy chứng nhận tính xác thực cho các tác phẩm gian lận.Cảnh sát cho biết, một chiến thuật mà nghi phạm sử dụng là ghép các danh mục đấu giá, thay thế tác phẩm gốc của họa sĩ bằng hình ảnh tác phẩm nghệ thuật giả được tạo ra.Cảnh sát cũng tìm thấy nhiều tác phẩm vẫn đang trong quá trình hoàn thiện trên bàn của kẻ làm giả có chữ ký của nhiều họa sĩ khác nhau khiến nhiều người tin rằng nghi phạm mới tạo ra chúng gần đây.Chưa có vụ bắt giữ nào được thực hiện và chính quyền vẫn chưa nêu tên nghi phạm.Đây không phải là lần đầu tiên chính quyền Ý phát hiện ra tác phẩm nghệ thuật giả. Được thành lập vào năm 1969, cảnh sát nghệ thuật Carabinieri chuyên chống lại các tội phạm liên quan đến nghệ thuật và văn hóa. Vào năm 2023, họ đã thu hồi hàng nghìn hiện vật bị đánh cắp từ các ngôi mộ và cuộc khai quật khảo cổ.Danh họa Tây Ban Nha Picasso (1881-1973) và họa sĩ nổi tiếng Hà Lan Rembrandt (1606-1669) để lại nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá hàng trăm triệu USD. Bức Les Femmes d'Alger của Picasso có giá lên đến 179,4 triệu USD, bức Portrait of a Man, Half-Length, With His Arms Akimbo của Rembrandt bán đấu giá đến 36,4 triệu USD.Kỷ lục bàn thắng đáng kinh ngạc tại Champions League
Đà Nẵng: Tăng cường xử lý tin giả về dịch Covid-19 lan truyền trên mạng xã hội
Chủ nhân bản hit Hips Don't Lie vừa giành giải Grammy 2025 cho hạng mục Album Latin pop xuất sắc nhất và đây là tour diễn đầu tiên của cô sau 7 năm. Tuy nhiên, trên mạng xã hội, nhiều người hâm mộ đã nhanh chóng chỉ ra những điểm tương đồng đáng ngờ giữa sân khấu của Shakira và tour diễn Renaissance của Beyoncé năm 2023.Trên nền tảng X, một số người đã đăng hình ảnh so sánh sân khấu của cả hai tour diễn, cho rằng Shakira đã "sao chép hoàn toàn" từ Beyoncé: "Shakira chắc chắn đã xem tour Renaissance và ghi chép kỹ lưỡng"; "Cô ấy không chỉ ghi chép đâu, mà còn bê nguyên cả cách bài trí sân khấu"; "Thật đáng buồn và tệ hại, cần một vụ kiện bản quyền ngay lập tức".Một số khác thậm chí chỉ ra rằng phông chữ trên sân khấu của Shakira gần như giống hệt Beyoncé, trong khi một số fan quá khích còn gọi đây là "đạo nhái trắng trợn".Dẫu vậy, một bộ phận khán giả lại đứng về phía Shakira, cho rằng hai nữ ca sĩ đã truyền cảm hứng cho nhau suốt nhiều năm và không có gì sai khi học hỏi lẫn nhau: "Shakira và Beyoncé là bạn thân lâu năm, chuyện này đâu có gì nghiêm trọng"; "Tại sao lại cố tạo mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ tài năng như vậy?".Ngoài sân khấu, người hâm mộ cũng so sánh trang phục của Shakira với Beyoncé, khi cả hai đều chọn các thiết kế ánh bạc, kim loại. Một số fan giải thích rằng chủ đề tour diễn của Shakira xoay quanh hình tượng kim cương, vì vậy màu sắc sân khấu, trang phục bạc ánh kim cũng là điều dễ hiểu.Nhà tạo mẫu của Shakira - Nicolas Bru, tiết lộ với Harper's Bazaar rằng: "Nhà thiết kế đầu tiên chúng tôi liên hệ là Donatella Versace để tạo nên trang phục mở màn. Chúng tôi muốn thứ gì đó táo bạo, mạnh mẽ và đầy quyến rũ - và Versace chính là lựa chọn hoàn hảo".Đáng chú ý, Beyoncé cũng diện nhiều trang phục của Versace trong tour diễn Renaissance, khiến người hâm mộ tiếp tục đặt nghi vấn về sự trùng hợp.
Ngày 27.2, theo nguồn tin của PV Thanh Niên, UBND tỉnh Cà Mau vừa chỉ đạo rà soát nội dung clip lan truyền trên mạng xã hội, trong đó người xưng là giáo viên phản ánh về tình trạng lạm thu tại một trường học trên địa bàn. Trước đó, trên mạng xã hội xuất hiện một đoạn clip của người tự xưng là N.T.G, giáo viên Trường THCS T.Q.T (H.Cái Nước, Cà Mau), phản ánh về việc nhà trường thu nhiều khoản không hợp lý từ phụ huynh học sinh.Theo nội dung clip, người này cho biết, trường thu 50.000 đồng/học sinh/năm cho phần mềm edu, trong khi những thông tin này có thể thực hiện miễn phí qua nhóm Zalo. Ngoài ra, trường còn thu 40.000 đồng/học sinh/năm cho giấy thi, giấy kiểm tra, giấy nháp, trong khi các khoản này đã được UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí. Giáo viên trên cũng nhấn mạnh rằng nhà trường không có quyền giữ tiền của học sinh hay thu tiền mua quà tặng giáo viên vào ngày 20.11.Ngoài ra, clip còn đề cập đến các khoản thu như quỹ lớp, tiền sinh nhật thầy cô, tiền tổ chức ngày 8.3, liên hoan cuối năm… Người phản ánh ước tính tổng số tiền trường thu sai có thể lên đến hơn 200 triệu đồng.Trước sự việc trên, UBND tỉnh Cà Mau đã giao UBND H.Cái Nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để rà soát, báo cáo cụ thể về nội dung phản ánh. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định nếu phát hiện sai phạm.UBND tỉnh cũng chỉ đạo Sở GD-ĐT cùng UBND các huyện, TP.Cà Mau tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Các trường hợp thu không đúng quy định sẽ bị xử lý nghiêm nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh và phụ huynh.
Doanh nhân trẻ Việt Nam chung sức hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam
ĐH Brown, một trong những trường hàng đầu Mỹ và thuộc nhóm Ivy League danh giá, hôm 16.3 gửi email cho toàn trường, khuyên rằng những ai không phải là công dân Mỹ, kể cả có visa hoặc thẻ xanh, nên hoãn hay dời lại các chuyến đi nước ngoài. Theo trường, những thay đổi tiềm ẩn trong lệnh cấm nhập cảnh (travel ban) và yêu cầu tái nhập cảnh "có thể ảnh hưởng tới khả năng trở về Mỹ theo kế hoạch", tờ Wall Street Journal cho hay.Thông báo được đưa ra sau khi tiến sĩ Rasha Alawieh, một trợ lý giáo sư tại ĐH này và là chuyên gia về ghép thận, bị bắt và trục xuất vài ngày trước. Bà Alawieh, từng sống 6 năm ở Mỹ và có visa H-1B do ĐH Brown bảo lãnh, đối diện với tình cảnh trên khi nhập cảnh lại vào Mỹ sau chuyến đi về quê nhà Li Băng. Tối 17.3, hơn 100 người tụ tập ngoài Tòa nhà Quốc hội bang Rhode Island để biểu tình ủng hộ nữ tiến sĩ, theo AP.Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) cho biết bà Alawieh đã về Li Băng để dự đám tang của Hassan Nasrallah, thủ lĩnh của tổ chức Hezbollah. Bà Alawieh nói với các quan chức nhập cư rằng mình không ủng hộ Hezbollah. Cũng theo các công tố viên, bà Alawieh nói bà theo dõi Nasrallah vì những bài giảng về tôn giáo và tâm linh chứ không phải vì chính trị.Trước đó, một số ĐH Mỹ khác cũng đã đưa ra cảnh báo về việc đi du lịch trong kỳ nghỉ xuân tại Mỹ, vốn sẽ bắt đầu từ tuần sau. Trong số đó, ĐH Dartmouth thuộc nhóm Ivy League nhắc nhở giảng viên, nhân viên và du học sinh về khả năng chính quyền Mỹ ban hành lệnh cấm nhập cảnh. Hiện, chính quyền Mỹ đang cân nhắc hạn chế nhập cảnh với công dân 43 nước.ĐH Columbia thì khuyên du học sinh "thận trọng" khi du lịch nước ngoài. Trường cũng yêu cầu những người đến từ các quốc gia nằm trong lệnh cấm nhập cảnh trước đây, gồm Afghanistan, Cuba, Iran, Libya, CHDCND Triều Tiên, Pakistan, Somalia, Sudan, Syria, Venezuela và Yemen, "tránh các chuyến đi không cần thiết ra khỏi Mỹ".Trước đó, hàng loạt ĐH Mỹ, trong đó có các trường hàng đầu, ra thông báo ngưng tuyển giảng viên, cắt giảm tuyển sinh tiến sĩ. Động thái này được cho là để các ĐH Mỹ có thể bảo đảm tình hình tài chính ổn định sau khi chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục ban hành nhiều quy định liên quan, như cắt giảm đáng kể khoản tài trợ do Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) chịu trách nhiệm phân bổ.Theo thống kê từ Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Mỹ (ICE), năm 2023 ghi nhận có 31.310 người Việt du học Mỹ, xếp thứ 6 về số du học sinh. Đây là lần đầu số người Việt học tại Mỹ cán mốc hơn 30.000 người sau 2 năm dưới mức 30.000. Song, nếu xét riêng số du học sinh ở các trường phổ thông, Việt Nam đông thứ 5 với 3.187 người, đứng sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Mexico, Tây Ban Nha.