TP.HCM có 1.014 thí sinh đạt điểm 10 các môn thi tốt nghiệp THPT
Ngày 8.3, tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H.Côn Đảo.Buổi lễ có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND các tỉnh Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu, UBND huyện Côn Đảo, lãnh đạo EVN và các nhà thầu thi công và người lao động trên công trường.Theo EVN, Côn Đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và chủ quyền biển đảo, đây cũng là một điểm du lịch sử, văn hóa và du lịch. Hiện nay, hệ thống điện huyện đảo chủ yếu dựa vào nguồn diesel với công suất hạn chế, khoảng 11,8 MW, chưa thể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.Để cung cấp điện cho biển đảo, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương giao EVN làm chủ đầu tư Dự án cấp điện từ lưới điện quốc gia cho H. Côn Đảo. EVN giao Ban Quản lý Dự án Điện 3 (EVNPMB3) chịu trách nhiệm quản lý dự án.Dự án có tổng mức đầu tư 4.923 tỉ đồng, cấp điện áp 110 kV, với 103,7 km đường dây, gồm có 17,5 km đường dây trên không đi qua tỉnh Sóc Trăng. Cáp ngầm xuyên biển dài 77,7 km kết nối từ đất liền ra đảo; cáp ngầm dài 8,5km tại H.Côn Đảo; mở rộng TBA 220kV Vĩnh Châu (Sóc Trăng) và xây dựng TBA 110/22kV GIS tại Côn Đảo.Theo EVN, sau khi hoàn thành công trình, tuyến đường dây cấp điện cho H. Côn Đảo với tổng công suất khoảng 29MW vào năm 2026, 55MW vào năm 2030 và 90MW vào năm 2035.Phát biểu tại buổi lễ, lãnh đạo EVN khẳng định, lễ phát động phong trào thi đua hướng đến mục tiêu hoàn thành dự án cấp điện cho Côn Đảo ngay trong năm nay. Theo đó, lãnh đạo, EVN yêu cầu EVNPMB3, các nhà thầu thi công, đơn vị cung cấp vật tư thiết bị và tư vấn thiết kế tập trung nguồn lực, tổ chức thi công liên tục 24/7, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao khu vực biển cho dự án.EVN cam kết huy động tối đa nguồn lực, cùng với sự phối hợp của các bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhân dân và người lao động trên công trường, phấn đấu hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của H.Côn Đảo và tăng cường an ninh năng lượng biển đảo.Nhiều hoạt động ý nghĩa tại lễ ra quân Tháng Thanh niên 2024 ở Vĩnh Long
Vào lúc 14 giờ ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube Báo Thanh Niên.Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam, trong đó có tập đoàn công nghệ số 1 thế giới NVIDIA. Trong bối cảnh đó, cơ hội với người theo học lĩnh vực công nghệ thông tin và các ngành công nghệ sẽ ra sao?Trong chương trình tư vấn, các chuyên gia chia sẻ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và những ngành học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), bán dẫn, dữ liệu lớn... trong bối cảnh thế giới bùng nổ công nghệ như hiện nay. Đó còn là thông tin về những ngành công nghệ xu hướng đang được đào tạo tại các trường ĐH. Vì sao những ngành học này được mở ở các trường trong 2 năm trở lại đây? Nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn của thế giới đang đến VN, nhu cầu nhân lực lớn nhưng để đáp ứng yêu cầu của họ, sinh viên cần trang bị những gì?Chương trình diễn ra từ 14 giờ-15 giờ, gồm các chuyên gia:Mở đầu chương trình, tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân, chia sẻ về tầm quan trọng của công nghệ thông tin và những ngành học công nghệ, đặc biệt là AI, bán dẫn, dữ liệu lớn... trong bối cảnh thế giới bùng nổ công nghệ như hiện nay. Sau năm 2020 khi đại dịch Covid-19 bùng nổ toàn cầu, thực sự công nghệ thông tin nói chung đóng vai trò cốt yếu trong thúc đẩy mọi hoạt động của đời sống; vai trò của AI càng trở nên nổi bật hơn. Vì vậy, để thực hiện kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong thời gian tới, vai trò của lĩnh vực này càng quan trọng.Từ 2020 đến nay, Chính phủ đã có các quyết định, đề án, công điện nhằm thúc đẩy nhân lực công nghệ cao lĩnh vực bán dẫn và AI. Trong đó, đến năm 2030 hướng đến đào tạo ít nhất 50.000 kỹ sư phục vụ trong ngành công nghiệp bán dẫn… Điều này tác động đến định hướng đến ngành đào tạo các trường ĐH và tạo cơ hội để người học tiếp cận và phát triển trong lĩnh vực này.Tiến sĩ Nguyễn Hà Giang, Trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Kinh tế-Tài chính TP.HCM, cho biết về những ngành công nghệ xu hướng đang được đào tạo tại các trường ĐH. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của chuyển đổi số, tác động đến xu hướng của các ngành đào tạo. Một số ngành các trường ĐH tập trung phát triển trong 2 năm qua liên quan đến lĩnh vực máy tính và CNTT: khoa học dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra, một số ngành công nghệ mang tính liên ngành cũng được chú trọng trong thời gian gần đây. Thậm chí, ngay trong các ngành học cũ nhưng chương trình đào tạo cũng có những điều chỉnh để phù hợp hơn với xu thế. Năm 2025, trường mở thêm ngành mới luật thương mại quốc tế. Trường dự kiến 3 phương thức xét tuyển: xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực. Về chính sách học phí, khóa 2025 trường thực hiện công khai học phí đầu khóa và không thay đổi trong suốt khóa học. Trung bình 20 triệu đồng/học kỳ, năm có 4 học kỳ (học phí bao gồm các cấp độ tiếng Anh). Bên cạnh đó, trường cũng công bố 5 loại học bổng tuyển sinh cho thí sinh trúng tuyển khóa 2025.4 điều sinh viên cần trang bị khi học khối ngành công nghệTiến sĩ Cao Văn Kiên, Phó trưởng Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, cho rằng sinh viên cần trang bị 4 điểm để học tập các khối ngành công nghệ.Tiến sĩ Võ Thanh Hải cho hay năm nay ĐH Duy Tân dự kiến sử dụng các phương thức tuyển sinh ổn định như năm 2024. Trường xét tuyển căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, học bạ THPT, kết quả kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và kỳ thi V-SAT. Trong đó, trường dự kiến dành 100-200 chỉ tiêu cho nhóm ngành mới - những ngành khan hiếm nhân lực.Tiến sĩ Cao Văn Kiên thông tin năm 2025, trường đào tạo 51 ngành, trong đó nhiều ngành về công nghệ và công nghệ thông tin. Đáng chú ý, trí tuệ nhân tạo là một trong các ngành mới của trường năm nay. Trường dự kiến xét tuyển theo 4 phương thức: Xét điểm kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội, ưu tiên xét tuyển thẳng.Một tghi1 sinh thắc mắc: "Tại sao có trường thì trí tuệ nhân tạo lại nằm trong một ngành, có trường lại có ngành trí tuệ nhân tạo riêng? Chuyên ngành AI với ngành AI thì có khác nhau hay không? ĐH Duy Tân tuyển sinh ngành này có khó không, em cần xét những môn nào và mức điểm khoảng bao nhiêu thì đậu?''.Tiến sĩ Võ Thanh Hải giải đáp: ''Trước năm 2022, trí tuệ nhân tạo chỉ là một chuyên ngành của ngành trong lĩnh vực CNTT. Nhưng từ năm 2022, ĐH Duy Tân đã mở ngành trí tuệ nhân tạo, thí sinh xét tuyển vào trường có thể đăng ký trực tiếp ngành này trên phần mềm đăng ký xét tuyển của Bộ GD-ĐT. Điều kiện theo học ngành này khá kén, các năm trước tỷ lệ chọi không cao ở mức 2 “chọi” 1, thí sinh có cơ hội trúng tuyển lớn. Tuy nhiên, năm nay mức độ cạnh tranh còn chờ vào tình hình xét tuyển cụ thể''.Môt bạn đọc gửi đến chương trình câu hỏi: ''Em thấy ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Kinh tế tài chính có nhiều chuyên ngành khác nhau như trí tuệ nhân tạo, mạng máy tính, an toàn không gian mạng. Vậy khi em xét tuyển em có cần đăng ký chuyên ngành ngay từ đầu hay khi trúng tuyển rồi mới chọn chuyên ngành? Khi chọn chuyên ngành nào thì học chuyên sâu chỉ một chuyên ngành đó hay sao?''Tiến sĩ Nguyễn Hà Giang giải đáp: ''Ngành công nghệ thông tin của trường có 4 hướng chuyên ngành: như trí tuệ nhân tạo, mạng máy tính, an toàn không gian mạng. Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh chỉ cần đăng ký ngành, chưa cần đăng ký chuyên ngành. Sau 2 năm học, sinh viên mới định hướng lựa chọn hướng chuyên ngành''.Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử không "hot" như trí tuệ nhân tạo hay bán dẫn, thì cơ hội việc làm có cao hay không? Ngành này học những kiến thức gì? Trước thắc mắc này, tiến sĩ Cao Văn Kiên, cho biết: ''Ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là ngành học tiềm năng, cơ hội việc làm rộng mở vì đây là lĩnh vực nền tảng cho nhiều ngành nghề khác. Sinh viên học ngành này tại trường được trang bị kiến thức về cơ khí, điện tử tự động hóa, lập trình, công nghệ mới…".Bạn đọc có thể xem lại phần 1 của chương trình TẠI ĐÂY
3 tháng giảm giá xe 2 lần, Tesla bị khách hàng kéo đến đại lý phản đối
Bất chấp tác động của nền kinh tế khiến thị trường ô tô điện toàn cầu đang chậm lại và đang đối mặt với nhiều hoài nghi, thị trường Na Uy vẫn cho thấy tốc độ thần tốc trong việc chuyển đổi từ ô tô động cơ đốt trong sang xe điện.Theo thống kê từ Hội đồng thông tin đường bộ Na Uy (OFV), trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô du lịch tại nước này đạt 128.691 xe, tăng gần 1.800 xe so với năm 2023. Đây được xem là con số khá khiêm tốn so với nhiều thị trường ô tô trên thế giới, tuy nhiên đang chú ý trong tổng số gần 128.700 xe ô tô mới tiêu thụ tại Na Uy năm 2024, có tới gần 90% là ô tô điện.Kết quả này giúp Na Uy tiến gần đến mục tiêu 100% ô tô mới bán ra thị trường là xe không phát thải vào năm 2025, đồng thời cũng là quốc gia đang dẫn đầu thế giới về tốc độ chuyển đổi từ ô tô động cơ đốt trong chạy bằng xăng, dầu sang ô tô điện. Trước đó, vào năm 2021 tỷ lệ tiêu thụ ô tô điện tại Na Uy đạt 64,5%, tăng lên 79,3% vào năm 2022 và 82,4% trong năm 2023.Điều thú vị là những khách hàng mua ô tô mới tại Na Uy trong năm 2024 nếu không chọn ô tô thuần điện vẫn hướng đến việc giảm phát thải ra môi trường bằng cách chọn xe xe hybrid hay plug-in hybrid. Theo OFV có khoảng 5,3% số ô tô mới bán ở Na Uy năm 2024 là xe hybrid, trong khi khoảng 2,7% là xe plug-in hybrid. Chỉ có 986 xe ô tô tiêu thụ trên thị trường xe là chạy hoàn toàn bằng xăng.Theo người phát ngôn của Hội đồng thông tin đường bộ Na Uy (OFV), chúng tôi đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi sang ô tô điện trong những năm gần đây, và đang tiến gần đến mục tiêu đã đề ra vào năm 2025. Kết quả này có sự hỗ trợ đáng kể từ phía Chính phủ thông qua các gói ưu đãi, miễn thuế cho khách hàng mua ô tô điện.Trong số các thương hiệu ô tô trên thế giới đang sản xuất, phân phối tại Na Uy, hãng xe điện Tesla tiếp tục dẫn đầu với doanh số đạt 24.259 xe bán ra trong năm 2024, chiếm 18,9% thị phần. Volkswagen xếp thứ 2 với 14.000 xe bán ra chiếm 10,9% thị phần. Tiếp theo là Toyota với 13.678 xe (chiếm 10,6%); Volvo đạt 11.118 xe (chiếm 8,6%); BMW đạt 6.952 xe (chiếm 5,4%)…Đáng chú ý, các thương hiệu ô tô Trung Quốc với thế mạnh về xe điện cũng đang từng bước gia tăng vị thế tại thị trường Na Uy. Trong đó, BYD dù mới "chân ướt, chân ráo" gia nhập thị trường cũng đã bán được 2.669 xe (chiếm 2,1% thị phần); Xpeng đạt 1.962 xe (chiếm 1,5% thị phần) đồng thời xếp trên những thương hiệu như Mazda, Kia, Lexus, Peugeot…Trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Na Uy năm 2023, ô tô điện cũng chiếm đa số. Trong đó, Tesla Model Y vẫn là dòng xe bán chạy nhất với doanh số bán đạt 16.858 xe. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Tesla Model 3 (7.264 xe), Volvo EX30 (7.229 xe), Volkswagen ID.4 (7.222 xe), Toyota bZ4X (6.007 xe), Skoda Enyaq (4.610 xe), Nissan Ariya (3.772 xe)…Như vậy, tính trung bình trong năm 2024, cứ 10 chiếc ô tô đăng ký mới tại Na Uy có tới 9 chiếc là ô tô thuần điện. Kết quả này giúp Na Uy tiếp tục là quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ ô tô điện trong tổng số ô tô mới bán ra trong năm cao nhất thế giới
Cũng tại hội nghị, đại diện các hợp tác xã, lãnh đạo các xã nông thôn mới đề nghị UBND tỉnh, các sở, ngành có chính sách tín dụng ưu đãi, áp dụng chung cho sản phẩm OCOP 3 sao trở lên.
Bếp cơm thiện nguyện
Tờ The Guardian hôm 29.12 dẫn số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Bán lẻ cho thấy 169.395 việc làm của ngành này đã biến mất trong năm 2024, tăng 42% so với mức độ của năm 2023. Con số trên đánh dấu một năm đầy ảm đạm cho ngành bán lẻ ở Anh, chỉ thua năm 2020 với hơn 200.000 nhân viên bán lẻ mất việc vì các cửa hàng đóng cửa trong giai đoạn dịch Covid-19.Trung tâm cũng ghi nhận 38 nhà bán lẻ lớn của nước này phải chuyển sang hình thức tái cơ cấu hoạt động kinh doanh để tránh vỡ nợ, và những tên tuổi lớn kế tiếp là Lloyds Pharmacy, Carpetright và Ted Baker.Tái cơ cấu tránh phá sản chiếm khoảng 1/3 trong tổng số việc làm bị mất trong ngành bán lẻ ở Anh năm 2024, chiếm 55.914, trong khi phần còn lại thuộc về các chương trình giảm nhân lực của các nhà bán lẻ lớn hoặc các cửa hàng nhỏ phải đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ.Ngành bán lẻ chiếm phần đáng kể trong thị trường việc làm ở Anh. Với 2,87 triệu việc làm, ngành này chiếm khoảng 8,5% trong tổng số công việc trên thị trường toàn quốc, theo số liệu gần đây nhất của Hiệp hội Bán lẻ Anh.Giáo sư Joshua Bamfield, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bán lẻ (Anh), đưa ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, như khách hàng thay đổi thói quen mua sắm, lạm phát gia tăng, chi phí năng lượng, phí thuê cửa hàng tăng vọt.Còn theo tính toán của hiệp hội, số việc làm được tuyển dụng trong ngành bán lẻ hiện thấp hơn 30% so với giai đoạn ngay trước dịch Covid-19.Giới chuyên gia cũng cảnh báo các cửa hàng cao cấp quy mô nhỏ có thể đối mặt năm 2025 đầy thách thức vì thuế tăng và thu nhập được điều chỉnh.