Bức xúc ô tô điện chạy ẩu, phanh gấp và quay đầu ngay trên cầu
Từ 7 giờ, khu vực nhà ga Bến Thành (tuyến metro số 1) đã bắt đầu đông khách. Nhiều người dân chọn nơi đây làm điểm vui chơi, trải nghiệm trong dịp nghỉ lễ. Hôm nay, nhiều gia đình đến đây đông hơn, dẫn theo con nhỏ, cha mẹ lớn tuổi. Do đó, lượng khách đến ga Bến Thành mỗi lúc một đông. Đến khoảng 9 giờ 30, khu vực hành lang dẫn vào các cổng soát vé không còn chỗ đứng. Hàng dài người dân xếp hàng "rồng rắn" dài đến trăm mét bên dưới ga ngầm. Phía cổng vào F1 là nơi đông nhất, người dân xếp hàng kéo dài từ cổng soát vé và đến tận chân cầu thang lên xuống. Khoảng 15 phút, mới có thể tiến được vài bước lên trên. Phía cổng soát vé đối diện với lối xuống sảnh chờ tàu cũng đông nghẹt. Hành khách xếp hàng chật kín, san sát nhau từng chút. Hệ thống máy lạnh khu vực ga ngầm này dường như không đáp ứng đủ với số đông người dân ở đây. Đôi lúc người dân phải dùng quạt để làm mát trong lúc chờ đợi. Có nhiều người phải đợi đến 2 tiếng mới có thể bước chân lên tàu. Để không xảy ra cảnh chen lấn, như mọi lần, nhân viên nhà ga tích cực phân luồng, mở cổng cho từng tốp người xuống sảnh chờ tàu. Trong khi đó, nhiều người dân đến ga tỏ ra ái ngại, chỉ dạo một vòng bên ngoài cổng soát vé. Số khác đành ra về vì đợi quá lâu. Anh Nguyễn Minh Tâm (ngụ Q.3, TP.HCM) cho biết nhân ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 nên anh cùng vợ con tìm đến metro số 1 để thử trải nghiệm. Từ sáng Tâm đã dẫn con đi chơi nhiều nơi và đến 10 giờ lại đến ga Bến Thành để lên tàu. Ngay khi đến ga anh Tâm bất ngờ vì quá đông người, tuy nhiên, anh vẫn cùng gia đình xếp hàng chờ đợi, mong được trải nghiệm tàu trong ngày đầu năm mới. Đến hơn 11 giờ anh chỉ di chuyển được đến cầu thang, lối dẫn xuống sảnh chờ. Vì chờ đợi quá lâu, mệt mỏi nên anh cùng vợ đành ra về và hẹn ngày khác quay lại. "Tôi không nghĩ hôm nay lại đông người như vậy. Chắc tôi chờ ngày nào đó trong tuần rồi quay trở lại cho con trai đi thử tàu", anh Tâm chia sẻ. Đến khoảng 11 giờ, ở ga Bến Thành chưa có dấu hiệu "giảm nhiệt", lượng người đến càng lúc càng đông hơn. Trong sáng 1.1, Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của người dân trong dịp Tết Dương lịch 2025 đã điều chỉnh kế hoạch hoạt động trong thời gian từ 10 giờ 48 đến 22 giờ sẽ giảm thời gian giãn cách với tần suất: 8 phút/chuyến để đáp ứng nhu cầu hành khách.Chồng mất sớm, người vợ được hưởng tài sản thừa kế gì từ nhà chồng?
Hãng Yonhap ngày 26.1 đưa tin các công tố viên tại Hàn Quốc vừa truy tố Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol với cáo buộc lãnh đạo một cuộc nổi loạn khi áp đặt thiết quân luật trong thời gian ngắn vào tháng trước.Với bản cáo trạng này, ông Yoon đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc bị truy tố trong thời gian bị giam giữ.Động thái này diễn ra chỉ một ngày trước khi thời hạn giam giữ của ông Yoon kết thúc, sau khi ông bị Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) giam giữ vào ngày 15.1 vì tuyên bố thiết quân luật vào ngày 3.12.2023. Ông chính thức bị tạm giam vào ngày 19.1.CIO - đơn vị dẫn đầu cuộc điều tra ông Yoon - đã chuyển vụ án cho bên công tố vào tuần trước vì cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để truy tố một tổng thống.Sáng ngày 26.1, các công tố viên cấp cao trên cả nước đã tập trung họp để thảo luận về các bước tiếp theo trong vụ án của ông Yoon, dù chưa có cơ hội thẩm vấn trực tiếp ông.Nhóm công tố điều tra vụ án cho biết rằng sau khi xem xét các bằng chứng và dựa trên đánh giá toàn diện, họ xác định rằng việc truy tố bị cáo là phù hợp.Ông Yoon đối diện cáo buộc thông đồng với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun và những người khác để kích động nổi loạn bằng cách ra sắc lệnh tuyên bố thiết quân luật. Ông cũng bị cáo buộc triển khai lực lượng quân đội đến quốc hội nhằm ngăn cản các nhà lập pháp bỏ phiếu bác bỏ sắc lệnh.Các công tố viên đã tìm cách thẩm vấn ông Yoon để quyết định có gia hạn thời gian giam giữ hay không, nhưng một tòa án ở Seoul đã bác bỏ yêu cầu của bên công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ. Theo luật, nghi phạm phải được thả nếu không bị truy tố trong thời gian tạm giam.
Chủ sở hữu Flamingo Đại Lải bỏ túi gần 800 triệu đồng mỗi ngày
Đại diện VPBank cũng đã xác nhận các hoạt động trao đổi về khoản tài trợ bản quyền diễn ra từ tháng 5.2022, với số tiền được ngân hàng xanh lá này đóng góp là 100 tỉ đồng để VTV mua bản quyền phát sóng World Cup 2022.
Liên đoàn, bộ môn đua thuyền Việt Nam và TP.HCM kêu gọi sự chung tay hỗ trợ của cộng đồng trước hoàn cảnh ngặt nghèo của HLV Võ Văn Tìm, người có nhiều đóng góp cho đua thuyền Việt Nam.Hôm nay (12.3), ông Hoàng Đức Tân, Giám đốc Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM nói với Thanh Niên: "Võ Văn Tìm nguyên là HLV đội tuyển đua thuyền Việt Nam và là HLV của đội tuyển đua thuyền TP.HCM trong nhiều năm qua. Hồi tháng 12 năm ngoái, Tìm có một số dấu hiệu bất thường trên cơ thể nên đã đến bệnh viện kiểm tra. Điều không may xảy đến khi kết luận đưa ra là anh bị u gan và được chỉ định mổ gấp, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Sau đó anh mổ cắt bỏ 1/2 lá gan, sức khỏe suy yếu. Sau phẫu thuật, bác sĩ cho biết phần gan còn lại cũng trong tình trạng báo động, phác đồ điều trị về lâu dài sẽ rất vất vả và khó khăn".Ông Hoàng Đức Tân cho biết thêm hoàn cảnh gia đình của HLV Võ Văn Tìm rất khó khăn khi con nhỏ mới 11 tháng tuổi, công việc của vợ thu nhập không ổn định. Gia đình nhỏ của anh cũng phải ở ké tại ký túc xá CLB Thể dục thể thao Thanh Đa mà Tìm là trụ cột. Thời gian qua, các đồng nghiệp trong đơn vị đã cùng nhau đóng góp để san sẻ chi phí điều trị cho Tìm. Tuy nhiên khó khăn vẫn chồng chất nên phía gia đình xin phép được xuất viện về nhà, nếu điều kiện cho phép mới có thể chữa trị. Vì thế rất mong nhận được sự chia sẻ, thăm hỏi động viên từ các anh, chị, cô, chú, các nhà hảo tâm, để gia đình em Tìm vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Trong khi đó chị Nguyễn Thị Hường, vợ của HLV Võ Văn Tìm thổ lộ: "Gia đình nội ngoại chúng tôi chúng tôi đều khó khăn nên 2 vợ chồng phải tự lo mọi thứ. Mẹ tôi cũng đang bị ung thư tuyến giáp nên cháu nhỏ nhờ bà nội trông giúp. Bác sỹ nói chi phí chữa trị cũng từ vài trăm hoặc trong tình huống xấu phải ghép gan thì chi phí cả tiền tỉ nên gia đình chẳng biết xoay xở thế nào. Tôi chỉ biết động viên anh cố gắng từng ngày". Bà Dương Hồng Hạnh - Chánh văn phòng Liên đoàn Đua thuyền Việt Nam kiêm phụ trách bộ môn đua thuyền Cục TDTT cũng có thư ngỏ đến các anh chị em HLV, VĐV môn đua thuyền và các bạn bè gần xa về hoàn cảnh của HLV Võ Văn Tìm với hi vọng: "tiếp thêm động lực, sức mạnh để Tìm sớm bình phục trở lại làm một người con hiếu thảo, người chồng mẫu mực, người cha kính yêu và đặc biệt là một HLV đua thuyền giỏi, đầy nhiệt huyết với nghề".HLV Võ Văn Tìm quê ở Phú Yên, người có công đầu trong đào tạo, huấn luyện giúp đội tuyển đua thuyền truyền thống TP.HCM nhất toàn đoàn từ năm 2019 đến năm 2024 trước khi anh lâm bệnh. Học trò nổi bật nhất của HLV Võ Văn Tìm chính là Hoàng Văn Vương, nhà vô địch SEA Games 32 năm 2023 tại Campuchia. Hồi tháng 6.2024, HLV Võ Văn Tìm còn dẫn dắt đội tuyển đua thuyền TP.HCM đoạt HCV ở giải đua thuyền truyền thống tại Nga. Thông tin hỗ trợ HLV Võ Văn Tìm xin gửi về:- Họ và tên: Phan Thị Thiện (HLV đội tuyển đua thuyền TPHCM)- STK: 0531002572203 (Vietcombank)
Bí ẩn Đông Trường Sơn
Vấn đề trọng tâm được thảo luận kỹ lưỡng là giải pháp để đạt mục tiêu TP.HCM tăng trưởng 10% trong năm 2025 và nhiệm kỳ tới.PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, phân tích: Để đạt mục tiêu này, TP.HCM cần nắm chắc mức tăng trưởng 8% và sau đó tiến thêm 2% theo lộ trình phù hợp. Cụ thể, để đạt mức tăng trưởng 8% dựa trên các động lực truyền thống như các năm 2017 - 2019, tổng vốn đầu tư xã hội phải đạt 33% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), tức khoảng 660.000 tỉ đồng.Trong đó, nguồn vốn ngân sách được xác định khoảng 100.000 - 120.000 tỉ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài khoảng 500.000 tỉ sẽ là vấn đề mấu chốt. Giải pháp được ông Ngân nêu ra gồm xây dựng khu công nghiệp (KCN) mới, cơ cấu lại KCN cũ để có đất sạch, đẩy nhanh dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội."Nghị quyết 98 đã mở ra về mặt thể chế nhưng gốc rễ của vấn đề là ở môi trường đầu tư, cải cách hành chính", ông Ngân nói thêm. Đối với tăng trưởng 2% còn lại, ông Ngân cho rằng cần sớm triển khai trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gắn với khu đô thị lấn biển, khu thương mại tự do, công nghiệp văn hóa...Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, cho rằng để tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải liên tục tìm kiếm động lực mới. Riêng với TP.HCM, các động lực mới gồm đề án đường sắt đô thị, khu thương mại tự do tại Cần Giờ, trung tâm tài chính, thành lập các thành phố mới trong TP.HCM. Muốn khơi thông các động lực này, cần những cơ chế, chính sách đặc thù mạnh hơn từ T.Ư.Trao đổi sâu hơn về đường sắt đô thị, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đánh giá mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) sẽ tạo nguồn lực rất lớn để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Trong đề án mới đây, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài khoảng 355 km với tổng mức đầu tư ước hơn 40 tỉ USD."TP.HCM có tham vọng làm hàng trăm km đường sắt đô thị chỉ trong khoảng một thập niên; nhưng khi nhìn lại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cần gần 20 năm thì mục tiêu này là thử thách rất lớn", kiến trúc sư Nam Sơn dẫn chứng. Nêu giải pháp, chuyên gia này cho rằng để phát huy hiệu quả mô hình TOD cần một hệ sinh thái đi kèm, đặc biệt là hạ tầng kết nối, giao thông công cộng, mạng lưới xe buýt bao trùm toàn địa bàn, kết nối đa phương tiện từ sân bay, cảng biển đến đường sắt, đường thủy… Song song đó, các cơ quan T.Ư và TP.HCM cần điều chỉnh nhiều quy định về bồi thường, xác định ranh giới, vùng ảnh hưởng, công tác quy hoạch, tìm nhà đầu tư chiến lược… cho đồng bộ để dễ dàng triển khai.Trao đổi lại, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã giao nhiệm vụ cho các ngành tham mưu và mời tư vấn uy tín quốc tế làm quy hoạch không gian ngầm, gắn với phát triển đô thị mô hình TOD. Trong đó, mô hình TOD đang tiếp cận ở 2 hướng, gồm 6 vị trí trong đề án đã được nghiên cứu và tiếp tục rà soát vị trí phù hợp. "Vừa rồi, TP.HCM giao một doanh nghiệp đề xuất làm TOD đoạn từ ngã tư Hàng Xanh ra QL13. Chúng ta có nhiều phương thức để học hỏi cách làm và triển khai", ông Mãi nói thêm.Về giao thông, ông Mãi cho biết năm 2025 sẽ khởi công dự án Vành đai 2, cuối năm cơ bản hoàn thành Vành đai 3 và khởi công Vành đai 4, đồng thời làm các cao tốc kết nối. "Đến năm 2028 - 2029 sẽ cơ bản hoàn thiện vành đai, cao tốc", ông Mãi cho biết. Riêng tuyến đường thủy và đường ven biển nối ĐBSCL, TP.HCM sẽ báo cáo Thủ tướng giao địa phương mời tư vấn nghiên cứu mô hình đường ven biển của Hà Lan, mở ra không gian rất lớn cho cả vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.Đối với đường sắt, TP.HCM đang xây dựng các cơ chế, đề xuất T.Ư cho phép thực hiện theo hướng "chìa khóa trao tay" để triển khai nhanh, trong đó ưu tiên làm sớm tuyến trung tâm TP.HCM - Cần Giờ, Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM - Cần Thơ.Về mục tiêu tăng trưởng 10%, ông Mãi cho biết địa phương đã có kịch bản và các kế hoạch triển khai, như huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý dự án dở dang, cải thiện môi trường đầu tư, công tác điều hành.Trong năm 2025, TP.HCM sẽ tháo gỡ vướng mắc, đưa vào khai thác 230 ha đất từ các KCN, giải ngân 110.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, huy động 90.000 tỉ đồng vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng cung cấp hơn 350.000 tỉ đồng…TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đánh giá: Sau 18 tháng, Nghị quyết 98 đã mang lại kết quả rõ nét, góp phần gỡ điểm nghẽn, giúp tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết cũng khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám suy nghĩ của đội ngũ cán bộ.TS Vũ đề nghị triển khai quyết liệt các dự án đối tác công - tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thu hút nhà đầu tư chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 98 cần gắn với hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí, vai trò của TP.HCM.