'Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời', hiểu sao cho đúng?
Ngày 12.1, chung kết giải đấu The Moneyverse (Vũ trụ Đồng tiền) lên sóng VTV3 với Top 6 sinh viên xuất sắc nhất gồm Huỳnh Thị Quỳnh Nga (Học viện Hàng không Việt Nam), Lê Văn Minh (Trường đại học FPT Đà Nẵng), Đoàn Quốc Duy (Trường đại học VinUni), Đinh Tuấn Dương (Học viện Tài Chính), Trương Xuân Lộc (Trường Kinh tế, Trường đại học Vinh) và Chan Yee Lun (Trường đại học Quốc tế Miền Đông).Bước vào những vòng đấu được đánh giá "căng thẳng bậc nhất" của Vũ trụ Đồng tiền 2024, Top 6 phải tìm cách giải mật mã, đồng thời đàm phán, trao đổi, mua bán các vật phẩm, trổ tài phản biện để chọn ra Top 2 chung cuộc. Chia sẻ về trận đấu cuối cùng của Lê Văn Minh và Đoàn Quốc Duy, nhà báo - BTV Ngọc Trinh nói: "Đây là cuộc chơi, không phải cuộc thi. Bên cạnh sự bản lĩnh, các bạn cũng cần có may mắn. Nhưng ở vòng này, các bạn cần thêm kỹ năng phản biện, đưa ra quan điểm, lý giải bằng các số liệu cụ thể để thuyết phục chúng tôi".Đặc biệt, chương trình bất ngờ chào đón sự góp mặt của phi công Phạm Tuân - người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Ông cho hay: "Tôi rất vinh dự khi có mặt trong đêm chung kết hôm nay, rất tự hào và cũng rất hồi hộp. Tất cả các thí sinh đã chiến thắng chính mình và cần được tuyên dương vì tinh thần học tập, trí tuệ vì dù còn đang đi học nhưng các bạn đã hiểu rõ những kiến thức khó về kinh tế, đầu tư, tài chính. Với tôi, Vũ trụ Đồng tiền không chỉ chọn ra những người tiêu biểu mà còn góp phần lan tỏa đến thế hệ trẻ tinh thần học tập, nghiên cứu để nâng cao trí tuệ, trở thành những người bản lĩnh trong xã hội ngày nay. Những tài năng trẻ này sẽ không chỉ trở thành những người thành công mà còn góp phần xây dựng đất nước phồn vinh. Cách đây 45 năm tôi cũng trải qua nhiều cuộc thi tuyển chọn gắt gao, tôi hiểu sự hồi hộp của các bạn. Tôi mong các bạn hãy luôn bình tĩnh, sáng suốt và các bạn sẽ là những người chiến thắng".Sau khi bàn bạc, đánh giá quá trình từ vòng thi và cả quá trình thể hiện của 2 thí sinh tại giải đấu năm nay, ban giám khảo đã đưa ra quyết định cuối cùng: Đoàn Quốc Duy (Trường đại học VinUni) chính thức trở thành "Ngôi sao Vũ trụ Đồng tiền của năm 2024", sở hữu giải thưởng tiền mặt 1 tỉ đồng, 1 học bổng và chiếc xe hơi VinFast VF3.Chia sẻ cảm xúc sau khi vượt qua hơn 25.000 sinh viên đến từ gần 30 trường đại học trên khắp cả nước, Đoàn Quốc Duy cho biết: "Mình tin bản thân đã có một hành trình đầy dấu ấn của mùa giải năm nay. Từ quá trình tiếp cận kiến thức, học tập, trải nghiệm cùng những bạn khác, ban giám khảo, các chuyên gia đều để lại những khoảnh khắc đáng nhớ".3.500 doanh nghiệp Hà Nội sẽ điều chỉnh phụ tải, giảm sử dụng điện giờ cao điểm
Theo Công an tỉnh Thái Bình, qua công tác nắm tình hình, lực lượng chức năng phát hiện một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập, mang theo hung khí để giải quyết mâu thuẫn với các hành vi manh động, liều lĩnh trên địa bàn TP.Thái Bình khiến người dân hoang mang. Trước tình hình trên, lãnh đạo Công an TP.Thái Bình đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ, công an các xã, phường triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ để xử lý.Đến ngày 22.2, Công an TP.Thái Bình đã đấu tranh, bắt giữ 3 nhóm với trên 50 đối tượng đều đang trong độ tuổi từ 14 - 15 tuổi (chưa đủ điều kiện điều khiển xe mô tô theo quy định) thường trú tại địa bàn các huyện Kiến Xương, Vũ Thư và TP.Thái Bình, có hành vi điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu mang theo hung khí như kiếm, tuýp sắt, vỏ chai bia, phóng lợn rượt đuổi và đánh nhau trên các tuyến đường giao thông. Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập, ngày 24.2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự gây rối trật tự công cộng.Theo Công an tỉnh Thái Bình, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành vi phạm tội của đối tượng là thiếu sự quản lý, giáo dục của gia đình. Phần lớn các thanh thiếu niên phạm tội đều thuộc đối tượng chơi bời lêu lổng, nhận thức về pháp luật chưa đầy đủ, chưa ý thức hết được hậu quả của các hành vi mình gây ra, dễ bị lôi kéo, rủ rê thông qua mạng xã hội. Vì vậy, mỗi gia đình cần có biện pháp quản lý, giáo dục con em mình, không để bị lôi kéo, tham gia vào các băng, ổ nhóm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.Trước đó, Công an TP.Thái Bình cũng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Tạ Tiến Đạt (22 tuổi, trú P.Phú Khánh), Nguyễn Tiến Dũng (16 tuổi, trú P.Tiền Phong, Ngô Mạnh Hải (16 tuổi, trú tại xã Vũ Phúc, TP.Thái Bình), Trần Mạnh Dũng (17 tuổi, trú xã Minh Hòa, H.Hưng Hà), Đoàn Hải Dương (18 tuổi, trú xã Nam Bình, H.Kiến Xương); khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lương Tuấn Kiệt (16 tuổi, trú P.Kỳ Bá) để điều tra về tội cướp tài sản. Các quyết định, lệnh đã được VKSND cùng cấp phê chuẩn.Trước đó, Công an TP.Thái Bình phát hiện tại khu vực sân cầu lông M.D tại P.Tiền Phong, (TP.Thái Bình) xảy ra vụ việc đánh người có dấu hiệu cướp tài sản nên đã khẩn trương huy động lực lượng, tổ chức xác minh, làm rõ.Qua điều tra, lực lượng chức năng xác định, do mâu thuẫn trên mạng xã hội Facebook về việc mua bán vợt cầu lông, các đối tượng trên đã hẹn N.T.T (16 tuổi, trú P.Tiền Phong, TP.Thái Bình) đến sân cầu lông M.D để giải quyết.Tại đây, do bực tức nên Đạt, Hải đã dùng thanh gậy là giá đỡ cần câu cá để đánh, vụt T. và yêu cầu phải trả cho Đạt số tiền 1 triệu đồng. Đến lịch hẹn vào ngày 16.2, do không đủ tiền trả, các đối tượng trong nhóm của Đạt tiếp tục đánh và cướp số tiền 600.000 đồng của T.
Trớ trêu: Cấp sổ hồng 'hớ' khi chủ đầu tư chưa đóng tiền sử dụng đất
Gia đình của bà Nguyễn Thị Hằng (ở Q.4) là gia đình đông con nhất trong số các hộ tham gia chương trình "Gia đình Việt với sinh viên Lào và Campuchia đang học tập tại TP.HCM" của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM.Trước khi tham gia chương trình này, bà Hằng đã có "kinh nghiệm ngoại giao" từ việc đỡ đầu các sinh viên từ các nước Campuchia, Myanmar, tham gia chương trình Tàu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản (SSEAYP).Bà Hằng kể rành rọt tên của 6 bạn sinh viên người Lào trong nhà, trong đó 4 nữ tên Keo, Lona, Duangmany, Loungtavan và 2 nam là Nando, Xaiyaphone."Nói là nhà có 6 đứa con nhưng thỉnh thoảng các con kéo bạn bè qua chơi, nhà lên tới 20 người. Các con cũng gọi tôi là mẹ luôn. Nhà đông vui lắm", bà Hằng nói.Theo bà Hằng, lúc mới về gia đình, các con còn lạ lẫm, chưa quen tiếng Việt, chưa thích nghi được hết với phong tục, tập quán của người Việt. Do đó, miễn có chương trình thì bà đều cố gắng tạo điều kiện, rủ rê các con tham gia.Qua mấy năm, tình cảm mẹ con cứ tăng dần. Chuyện học hành, ăn ở, cho tới những chuyện thầm kín của cá nhân như yêu ai, mến ai, các con cũng đều thỏ thẻ với mẹ Hằng.Các bạn sinh viên đều gật gù với nhau rằng mẹ Hằng nấu ăn rất ngon, trình độ trang trí món ăn của bà Hằng không kém gì các nhà hàng cao cấp.Loungtavan (quê ở Vientiane) cho hay cô cũng thường tham gia với mẹ nhiều cuộc thi nấu ăn và "ẵm" nhiều giải thưởng về nấu ăn.Trong sinh hoạt thường ngày, hầu như khi rảnh là cô ở nhà mẹ Hằng, thích mẹ làm chả giò, bún thịt nướng, bún bò nhất. Thỉnh thoảng, cô và các anh chị em khác cũng vào bếp và nấu cho mẹ những món truyền thống của người Lào.Điều cô thấy thích nhất ở Việt Nam và đặc biệt ở TP.HCM là tính cách con người sống bao dung, đơn giản và hiếu khách. Hạ tầng, chất lượng sống của TP.HCM cũng phát triển mỗi ngày. Gắn bó với một thành phố cởi mở và một gia đình người Việt luôn chào đón, chia sẻ với mình là điều mà Loungtavan cảm thấy trân trọng.Về phần mình, bà Hằng cũng bày tỏ lòng biết ơn khi có các con đồng hành trong cuộc sống. Bà không chỉ chăm sóc, dạy dỗ mà còn học hỏi nhiều điều từ các con, đặc biệt là về văn hóa và ẩm thực."Tôi cũng được sang Lào, đến các cơ quan ngoại giao của nước Lào, tôi ý thức đây là công việc quan trọng, có trách nhiệm với các con, và góp phần vun đắp cho tình hữu nghị vững bền giữa hai nước. Tôi mong là sẽ có thêm nhiều gia đình dang rộng vòng tay để chào đón, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Lào, Campuchia đến Việt Nam học tập", bà Hằng cho hay.Chhey Vorn (quê ở Siem Reap, Campuchia) mới sang TP.HCM học được 2 năm. Hiện giờ Vorn là sinh viên năm hai của Trường ĐH Nguyễn Tất Thành.Nói tiếng Việt khá rành rõi, Vorn kể gia đình mình có đông anh chị em và cha mẹ rất mong em sẽ ráng học thành tài. Biết ngành y tại TP.HCM rất phát triển, Vorn quyết định sang Việt Nam du học và được gia đình hết lòng ủng hộ."Lúc mới sang, tôi nhớ nhà nhiều lắm. Nghe bạn bè khen về chương trình gia đình Việt, tôi đăng ký tham gia ngay để hiểu hơn về văn hóa, con người nơi đây và dần quen với cuộc sống ở đất nước mới", Vorn nhớ lại.Từ ngày vào nhà của mẹ Diệp Thị Kim Hiền (Q.4), Vorn cảm giác như có gia đình ruột thịt ở bên cạnh và bớt chơi vơi vì nỗi nhớ nhà."Có mẹ đỡ đầu, tôi được mẹ dắt đi tham gia nhiều hoạt động văn hóa, đi du lịch, thăm chùa chiền… Đặc biệt, mẹ Hiền nấu ăn rất ngon. Tôi rất thích ẩm thực Việt Nam, và món khoái khẩu nhất của tôi là bún riêu", Vorn chia sẻ.Vorn nói vui rằng mình có tận hai nhà, ở hai quốc gia. Và điều động viên cô nhất chính là ở đất nước nào, cô cũng được yêu thương. Khi về Campuchia, cô cũng nhớ mẹ Hiền nhiều như lúc ở TP.HCM mà nghĩ về gia đình ruột thịt vậy.Khi được hỏi về dự định sau khi ra trường, Chhey Vorn cho biết cô tính về lại Campuchia để đóng góp cho quê hương. Dù đi đâu, những kỷ niệm, thời tuổi trẻ được gắn bó với con người Việt Nam chắc chắn là hành trang cho sự nghiệp của cô sau này.Ngoài Vorn, bà Hiền còn nhận đỡ đầu cho một sinh viên Campuchia khác. Bà nói các em lúc mới sang TP.HCM thấy rất lạ."Mình là một người mẹ, đã nhận các con rồi thì mình phải có trách nhiệm, giúp đỡ các con quen với cuộc sống ở nơi này để các con yên tâm học tập. Vào cuối tuần thì tôi cũng dắt các đi ăn uống, đi chơi để các con có thể hiểu thêm về đất nước Việt Nam. Cũng có khi các con kéo về nhà mẹ, tôi chỉ các con nấu ăn. Cũng rất vui, tôi xem các con như con ruột của mình", bà Hiền kể.Chia sẻ về lý do tham gia nhận đỡ đầu cho các em, bà Hiền nói bà tình cờ biết đến chương trình và thấy rằng đây là hoạt động rất hay, giúp gắn kết tình hữu nghị giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia."Các con cũng dạy tôi rất nhiều thứ. Chúng tôi ngồi kể cho nhau nghe về văn hóa của mỗi quốc gia và qua đó, tôi cũng biết được nhiều món ăn của người Campuchia. Có lần các con nấu cho tôi món Num Banh Chok là món bún truyền thống rất nổi tiếng của Campuchia. Ăn rất ngon", bà Hiền nhớ lại.Theo ông Ngô Thanh Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, năm 2024 có 95 gia đình Việt, 127 sinh viên Lào và 35 sinh viên Campuchia tham gia chương trình Gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TP.HCM.Ngoài các hoạt động chính của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM như tổ chức giao lưu gia đình Việt Nam - Campuchia và hỗ trợ kinh phí hơn 748 triệu đồng cho các gia đình nuôi thì những tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM đã triển khai nhiều sự kiện ý nghĩa cho các gia đình và sinh viên. Qua đó, chương trình ngày càng được cải thiện về chất lượng, để lại ấn tượng tốt đẹp và góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các quốc gia.
Ông Phan Anh, Chủ tịch Liên đoàn Điền kinh tỉnh Quảng Ngãi cho biết, liên đoàn sẽ có kế hoạch tổ chức giải thường niên để thu hút khách du lịch và phát triển phong trào điền kinh Quảng Ngãi ngày càng đi lên.
Xúc động với những giọt nước mắt tri ân và sự trưởng thành học trò tuổi 18
Bóng đá sinh viên luôn mang tới những cảm xúc đẹp, những "cầu thủ thứ 12" góp phần động viên cho các cầu thủ rất nhiều