Giúp sinh viên giảm thiểu rủi ro khi sử dụng dịch vụ tài chính
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025) T.Ư Đoàn tổ chức Chương trình giao lưu tiếp lửa truyền thống với chủ đề "Đảng là lẽ sống của tôi" tại đình Tân Trào (H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Minh Triết, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam; lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang cùng các chuyên gia, nhân chứng lịch sử và đoàn viên, thanh niên. Chương trình còn được kết nối tới các điểm cầu tại Hà Nội, Nghệ An và TP.HCM.Tại điểm cầu Nghệ An, các bạn trẻ đã được nghe cuộc trò chuyện với chị Phạm Thị Oanh, một hướng dẫn viên đã có 15 năm công tác tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Làng Sen, H.Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh.Chị Oanh xúc động kể lại hành trình nhiều năm gắn bó, truyền tải tới du khách những câu chuyện vô cùng xúc động về cuộc đời, sự nghiệp của Bác Hồ. Theo chị Oanh, điều để lại ấn tượng nhất với chị là khi kể về câu chuyện những người thân của Bác mất, nhưng Bác cũng không thể về chịu tang và đã hy sinh việc nhà, để thực hiện "ham muốn tột bậc là nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người đã bôn ba khắp năm châu bốn bể để rồi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng, đưa đất nước đấu tranh giành được độc lập.Tại đình Tân Trào cũng diễn ra cuộc giao lưu ấn tượng với các nhân vật đặc biệt. Đó là cụ Hoàng Ngọc (89 tuổi), nhân chứng sống cuối cùng tại Tân Trào từng được gặp Bác Hồ và chứng kiến khí thế hào hùng của những ngày tổng khởi nghĩa.Cụ Ngọc cũng là một trong những thành viên của Đội Nhi đồng cứu quốc được chính Bác Hồ lựa chọn và giao nhiệm vụ khi tới Tân Trào. Cụ kể về kỷ niệm gặp Bác Hồ khi Người về nước. Lúc đó mới 8 - 9 tuổi nhưng cụ vẫn nhớ như in những sự kiện trọng đại diễn ra tại Tân Trào và những lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhắn gửi tới thế hệ trẻ, cụ Ngọc cho biết, cả cuộc đời của mình đã gắn bó với Đảng và luôn tin tưởng có cách mạng sẽ có tất cả. "Ngày nay thanh niên cần phải học lịch sử, dù xã hội có tiên tiến như thế nào, tuổi trẻ cũng phải học và hiểu sự hy sinh của cha ông để đất nước được độc lập, thống nhất. Đồng thời, tuổi trẻ phải không ngừng học tập nắm vững khoa học kỹ thuật, để bảo để vệ đất nước, bảo vệ nhân dân" cụ Ngọc nhắn gửi.Tại chương trình, phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Viết Thông (nguyên Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận T.Ư) đã ôn lại lịch sử thành lập Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng suốt 95 năm qua. Ông Thông nhắn gửi thế hệ trẻ phải luôn ghi nhớ ngày 3.2, bởi đó là ngày thành lập Đảng và những thành tựu mà Đảng đã đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.Chia sẻ tại chương trình, bạn Chu Hoa Bảo Trâm (sinh viên năm 2 chuyên ngành Kinh tế chính trị quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương) cho biết được may mắn lớn lên trong hòa bình và trưởng thành nhờ tham gia công tác Đoàn, Đội. "18 tuổi tôi được kết nạp Đảng, là vinh dự lớn lao của bản thân và luôn nhắc nhở mình không ngừng cố gắng, hoàn thiện bản thân để lan tỏa hành động đẹp tới các bạn trẻ", Trâm chia sẻ. Theo Trâm, ngày nay các bạn trẻ có màu sắc cá nhân riêng, nhưng đều có mong muốn được trau dồi bản thân, để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, tuổi trẻ cần gìn giữ và bảo tồn giá trị văn hóa, hiểu về lịch sử và cuộc kháng chiến của dân tộc. Đây là chìa khóa để tuổi trẻ tự tin bước vào kỷ nguyên mới."Các bạn phát huy bản sắc của mình nhưng cần theo định hướng chung của Đảng, để trở thành lực lượng mới đưa đất nước tiến lên. Là thế hệ trẻ lớn lên trong thời bình, mình luôn cảm thấy biết ơn và vô cùng tự hào vì có Đảng lãnh đạo. Mình luôn cố gắng phấn đấu, trau dồi để trở thành người vừa hồng vừa chuyên như Bác Hồ từng mong muốn", Trâm bày tỏ.Nóng: Tuyển sinh đầu cấp tại TP.HCM với những thông tin mới nhất
Ngày 19.1, UBND TP.HCM tổ chức lễ công bố việc đặt tên đường đối với Quốc lộ 1, Quốc lộ 1K, Quốc lộ 22, Quốc lộ 50.Tại buổi lễ, ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM đã công bố nghị quyết của HĐND TP.HCM về việc đặt tên đường trên địa bàn TP.HCM.Đối với Quốc lộ 1, được chia thành 3 đoạn:Đối với Quốc lộ 22, được chia thành 2 đoạn:Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km, từ Quốc lộ 1 đến ranh tỉnh Bình Dương) được đặt tên Hoàng Cầm (1920 - 2013), thượng tướng, nguyên Tổng thanh tra Quân đội nhân dân.Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm 1980 - 1987.Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho biết, quốc lộ tại TP.HCM còn là những tuyến đường lớn nhất, được hình thành và mở rộng trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Sài Gòn - Gia Định nhiều thế kỷ nay, đặc biệt là từ công cuộc đổi mới đến nay. "Việc đặt tên các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh trên các tuyến quốc lộ nhằm tôn vinh những công lao, đóng góp to lớn của các đồng chí cho đất nước. Việc đặt tên đường phần nào sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân trên địa bàn, do đó tôi mong người dân, doanh nghiệp đồng cảm, chia sẻ với cơ quan nhà nước trong việc điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, các cơ quan chính quyền sẽ hỗ trợ người dân trong quá trình thực hiện để hạn chế việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đời sống người dân", bà Thúy đề nghị. Chia sẻ với Thanh Niên, ông Lê Mạnh Hà, con trai cố đại tướng Lê Đức Anh, cho biết bản thân rất xúc động và tự hào khi tên của bố được đặt cho một trong những tuyến đường lớn tại TP.HCM. "Giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bố tôi gắn bó với miền Đông Nam bộ nói chung và TP.HCM nói riêng. Hôm nay tên của bố tôi được gắn với nơi ông từng hoạt động, phải nói là rất vinh dự", ông Hà cho biết.Đỗ Mười (1917 - 2018), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1991 - 1997Ông tham gia cách mạng năm 1936; tháng 6.1939 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt, kết án 10 năm tù, giam ở nhà tù Hà Đông và nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Năm 1945, ông vượt ngục Hỏa Lò, bắt liên lạc với Đảng và tiếp tục hoạt động, được phân công về tham gia Ban khởi nghĩa Tỉnh ủy Hà Đông, tham gia lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Đông.Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng. Sau khi đất nước thống nhất, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982), ông được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Phó thủ tướng Chính phủ.Đến Đại hội Đổi mới (1986), Ủy viên Bộ Chính trị Đỗ Mười được phân công làm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 1988 được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6.1991) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6.1996), ông liên tục được bầu vào Bộ Chính trị và giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Bí thư Quân ủy Trung ương.Do có nhiều công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Lê Đức Anh (1920 - 2019), Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1992 - 1997Ông Lê Đức Anh (bí danh Nguyễn Phú Hòa; Sáu Nam) tham gia phong trào dân chủ ở Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế, nay là TP.Huế) từ năm 1937; được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) tháng 5.1938. Ông là người tổ chức và phụ trách nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh từ năm 1944.Sau Cách Mạng Tháng Tám 1945, ông tham gia Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc, tướng Lê Đức Anh luôn có mặt ở những chiến trường trọng yếu với nhiều khó khăn, ác liệt. Ông đã kinh qua các chức vụ từ cấp đại đội, chi đội, trung đoàn, Tham mưu trưởng Khu 7, Khu 8, Khu Sài Gòn - Chợ Lớn, Tham mưu phó Bộ Tư lệnh Nam bộ, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục trưởng Cục Quân lực - Bộ Tổng tham mưu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tướng Lê Đức Anh trên cương vị là Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Nam, Phó tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Nam, Tư lệnh Khu 9, Phó tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân Tây Nam. Là Tư lệnh cánh quân Tây Nam (Đoàn 232) đánh vào Sài Gòn, chặn diệt quân đội Sài Gòn rút chạy kéo về tử thủ ở Cần Thơ, giải phóng nhiều tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long, góp phần vào thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, ông là một trong những tướng lĩnh trực tiếp chỉ huy chiến trường và giành nhiều thắng lợi quan trọng, bảo vệ biên giới thiêng liêng của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.Do có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta, ông đã được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng và nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Lê Khả Phiêu (1931 - 2020), Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1997 - 2001Năm 1949, ông được kết nạp đảng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông có mặt trên mặt trận Thượng Lào (1953), Điện Biên Phủ (1954). Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Tháng 4.1975, ông cùng các lực lượng Quân đoàn 2 đánh chiếm Sài Gòn - Gia Định từ hướng đông, góp phần vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông được giao nhiều nhiệm vụ của quân đội. Tháng 12.1997 - 4.2001, ông được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương).Do có có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Thượng tướng Hoàng Cầm (1920 - 2013)Ông tham gia cách mạng và nhập ngũ tháng 8.1945. Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 2.1947.Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tướng Hoàng Cầm, Tư lệnh Quân đoàn 4 đã đánh mở toang "cánh cửa thép" Xuân Lộc, đưa đại quân tiến vào giải phóng Sài Gòn.Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam, tướng Tư lệnh Hoàng Cầm là vị chỉ huy cao nhất có mặt đầu tiên ở thủ đô Phnom Penh khi cùng Quân đoàn 4 tiến sang giải phóng nước bạn khỏi nạn diệt chủng Pol Pot. Sau đó ông là Phó tư lệnh Bộ đội Việt Nam tại Campuchia. Sau chiến tranh, ông được điều động và bổ nhiệm Tổng Thanh tra Quân đội (Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng). Ông được phong Thượng tướng năm 1984.Với nhiều công lao, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, thượng tướng Hoàng Cầm đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác.Trung tướng Lê Quang Đạo (1921 - 1999), Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1987 - 1994Ông được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8.1940. Từ năm 1941 - 1945, ông được Trung ương Đảng và Bác Hồ giao nhiều trọng trách xây dựng các cơ sở Đảng, tuyên truyền phát triển các tổ chức quần chúng ở vùng căn cứ địa Bắc Ninh - Vĩnh Phúc - Hà Nội; làm Bí thư Ban Cán sự Đảng các tỉnh: Bắc Ninh, Phúc Yên, Xứ ủy viên, rồi Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ, giúp Trung ương đào tạo cán bộ cho phong trào quần chúng đấu tranh sâu rộng, mạnh mẽ, tạo những tiền đề và điều kiện thuận lợi cho khởi nghĩa thắng lợi.Từ năm 1950, ông được điều động vào quân đội và phụ trách công tác đảng, công tác chính trị trong các chiến dịch lớn như Chiến dịch Biên giới (1950); Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954); Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (1968), Đường 9 - Nam Lào (1971), Đường 9 - Quảng Trị (1972)...Ông được mệnh danh là "Anh cả của ngành tuyên huấn quân đội", được phong hàm thiếu tướng (năm 1958) và trung tướng (năm 1974).Tháng 6.1987, ông được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa VIII, Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước. Từ năm 1994 - 1999, làm Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân chương, huy chương khác.Phan Văn Khải (1933 - 2018), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 1997 - 2006Từ những năm cuối của kháng chiến chống Pháp (1950 - 1954), ông tham gia công tác văn thư Tỉnh đoàn thanh niên tỉnh Gia Định, sau đó làm công tác văn phòng của Mặt trận Liên Việt tỉnh Gia Định Ninh, Văn phòng Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến tỉnh Gia Định Ninh.Sau khi tập kết ra Bắc, ông tham gia công tác cải cách ruộng đất; được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1959.Trong thời kỳ đổi mới, khi còn làm lãnh đạo ở TP.HCM, ông được cử ra Trung ương làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch nhà nước; được Trung ương bầu vào Ủy viên Bộ Chính trị và làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Phó thủ tướng Chính phủ).Tháng 9.1997, ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến tháng 7.2006.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 - 2002), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng 1980 - 1986; tư lệnh chiến dịch Hồ Chí MinhÔng Văn Tiến Dũng (bí danh Lê Hoài) tham gia cách mạng từ năm 1936. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937.Trong kháng chiến chống Pháp, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng của quân đội. Ông nhiều lần bị thực dân Pháp bắt giam, từng bị thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt.Trong kháng chiến chống Mỹ, ông là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chỉ đạo các chiến dịch: Đường 9 - Nam Lào (1971); Trị Thiên (1972). Trong đại thắng mùa xuân 1975, ông là Tư lệnh chiến dịch Tây nguyên và sau đó là Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.Sau 1975, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980 - 1986), Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (1984 - 1986), là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị nhiều khóa, Đại biểu Quốc hội nhiều khóa.Do có nhiều công lao và đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, ông đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất, hạng nhì), Huân chương Tự do hạng nhất của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Huân chương Angkor của Nhà nước Campuchia tặng; và nhiều phần thưởng cao quý khác.
Ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30.4 - 1.5: Đường phố TP.HCM thông thoáng
"Tôi rất tâm đắc với chỉ đạo gần đây của Thủ tướng Chính phủ về việc chúng ta phải tôn trọng lợi ích của khách hàng, đối tác; xây dựng mối liên kết đồng hành và chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro cùng nhau", ông Nam chia sẻ thêm.
Giải bóng đá các cơ quan T.Ư mở rộng tranh Cúp Báo Đại biểu Nhân dân năm 2023 sẽ diễn ra đến ngày 25.11.
Hai bạn già ngồi xe lăn cùng khởi nghiệp livestream
Bụi mịn là thuật ngữ mô tả các hạt bụi lơ lửng trong không khí. Không giống như các loại bụi thông thường, bụi mịn có kích thước siêu nhỏ.Bụi mịn PM2.5 - Các hạt bụi siêu nhỏ với kích thước đường kính hơn hoặc bằng 2,5 µm, nhỏ hơn sợi tóc khoảng 30 lần. Theo đó, với kích thước siêu nhỏ, bụi PM2.5 không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng có trong không khí và khi tích tụ với nồng độ cao, bụi mịn làm bầu trời trở nên nhợt nhạt và mờ đục. Bụi mịn có trong khí thải các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy; từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng và đến từ sinh hoạt hằng ngày như đốt rác, đốt than, hút thuốc,…Tại các thành phố lớn, chỉ số bụi mịn luôn ở mức cao, đặc biệt là những ngày nhiệt độ thấp, không khí khô, bụi không thể khuếch tán trong không khí, gây hại cho sức khỏe. Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, bụi mịn trong không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe như các bệnh về hô hấp, viêm phế quản, tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư,…Đặc biệt, bụi mịn còn được xem là một trong những nguyên nhân chính tàn phá làn da nhanh chóng, gây nên các tình trạng da.Cơ chế hình thành mụn viêm trên da gồm 3 yếu tố chính- Tăng sản xuất chất bã nhờn: tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, không thể bị đào thải hoặc gây tắc nghẽn lỗ chân lông- Sừng hóa tuyến lông, lỗ chân lông: Quá trình tắc nghẽn lỗ chân lông do tế bào chết, bụi bẩn tích tụ mà không được làm sạch- Vi khuẩn Propionibacterium acnes: Loại khi khuẩn có trong bã nhờn, góp phần gây viêm nang lông, kích thích sự viêm và phát triển của mụn.Với kích thước siêu nhỏ, bụi mịn PM2.5 dễ dàng bám chặt vào các rãnh nhỏ trên da, tích tụ sâu trong nang lông trong suốt thời gian dài. Bên cạnh đó, vi khuẩn, kim loại, hóa chất bay lơ lửng trong không khí theo bụi mịn dễ dàng bám vào làn da.Theo thời gian, sự tích tụ bụi bẩn trong các nang lông gây bít tắc, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển nhanh chóng. Bụi mịn bít lỗ chân lông khiến cho tuyến bã nhờn hoạt động quá nhiều, không được đào thải mà tích tụ lại tạo nên nhân mụn. Mặt khác, tác động của các vi khuẩn như P.acnes sẵn trong các nang lông tuyến bã tăng sinh, các tụ cầu từ bên ngoài gây nên tình trạng mụn.Để bảo vệ làn da, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ giải phóng cytokine và bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn, hình thành các nốt sưng đỏ, đau và mủ trắng. Mụn đầu đen, mụn viêm, mụn mủ xuất hiện trên làn da từ đây.Đặc biệt, các hợp chất kim loại, độc tố trong bụi mịn kích thích phản ứng viêm trên da, khiến da ngứa rát và mẩn đỏ. Tiếp xúc với bụi mịn thời gian dài sẽ khiến da bị kích ứng kéo dài, gây các tổn thương mô da khiến da dễ bị thâm, sẹo cũng như kết cấu da trở nên sần sùi.Không chỉ là tác nhân gây mụn trên da, bụi mịn PM 2.5 còn khiến da xỉn màu, lão hóa sớm do các gốc tự do có trong bụi mịn kích thích quá trình oxy hóa, gây suy giảm, phá vỡ các sợi liên kết collagen và elastin trên da. Bên cạnh đó, bụi mịn PM2.5 phá hủy lớp màng lipid tự nhiên làm da khô ráp, nhạy cảm, mất nước và dễ bị kích ứng.Đây cũng là nguyên nhân vì sao người sống ở vùng đô thị, nơi có bầu không khí ô nhiễm, nhiều bụi thường gặp các vấn đề về da như mụn, sạm nám, tàn nhang,… hơn những người sống ở vùng quê, nơi có bầu không khí và môi trường trong lành hơn.Nhiều người cho rằng có thể bảo vệ sức khỏe và làn da khỏi bụi mịn thông qua việc đeo khẩu trang hằng ngày cũng như các bước làm sạch da thông thường. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, chỉ có các loại khẩu trang chuyên dụng mới có khả năng lọc bụi mịn. Bụi mịn vẫn có trong không gian sống, len lỏi và bám trên da vào lúc sinh hoạt tại nhà, văn phòng làm việc,…Các bước tẩy trang, rửa mặt có thể làm sạch và cuốn trôi các loại bụi bẩn, vi khuẩn thông thường nhưng bụi mịn với kích thước siêu nhỏ, bám chặt trong các rãnh nhỏ trên da lại khó có thể giải quyết dứt điểm. Nếu làm sạch bụi mịn không đúng cách, tình trạng bít tắc lỗ chân lông không được cải thiện sẽ gây nên tình trạng mụn viêm nghiêm trọng hơn trên da, cản trở hiệu quả của các bước điều trị.Hiểu đúng về bụi mịn PM 2.5 và cơ chế hình thành mụn trên do do bụi mịn sẽ giúp việc giải quyết các vấn đề mụn trở nên dễ dàng.Để điều trị mụn hiệu quả, bước làm sạch sâu, cuốn trôi bụi mịn rất cần thiết bởi lỗ chân lông, các rãnh da cần được thông thoáng. Sản phẩm làm sạch sâu lý tưởng cần đảm bảo khả năng làm sạch sâu và bảo vệ hàng rào tự nhiên trên da.Một bước khởi đầu hoàn hảo cho mọi quy trình chăm sóc da, sữa rửa mặt Rejuvaskin Facial Cleanser đến từ thương hiệu Rejuvaskin là sản phẩm giúp loại bỏ các loại bụi mịn, ngăn ngừa mụn, sáng da.Công nghệ chống ô nhiễm Công nghệ chống ô nhiễm có trong Rejuvaskin Facial Cleanser sử dụng Exopolysaccharides tinh khiết cao được chiết xuất từ quá trình lên men vi khuẩn Alteromonas – sinh vật chỉ được tìm thấy tại các vùng biển sâu tại nước pháp, sở hữu nhiều tính năng nuôi dưỡng, bảo vệ và làm sạch ấn tượng.Công nghệ EXO - P giúp tăng cường độ ẩm cho da, trung hoà tác động của các chất ô nhiễm như bụi mịn, gốc tự do, kim loại nặng và các gốc Carbon có trong không khí. Theo đó công nghệ EXO - P có khả năng hút sạch hơn 85% bụi mịn PM2.5, 28% gốc tự do và 44% kim loại nặng tích tụ trong nang lông cho làn da sạch khỏe.Làm sạch sâu bề mặt da vượt trộiCông nghệ vi sinh học EXO-P còn được nghiên cứu chỉ ra khả năng sạch sâu bụi bẩn, tế bào chết, lớp trang điểm, bã nhờn cho lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa bít tắc lỗ chân lông, sinh ra mụn và làm đều màu da. Ngoài ra, Rejuvaskin Facial Cleanser còn duy trì làn da căng khoẻ, tràn đầy sức sống, ngăn chặn kích ứng, lão hóa do bụi mịn sau 7 ngày sử dụng.Duy trì hàng rào da khỏe mạnh tự nhiênChiết xuất lô hội có trong Rejuvaskin Facial Cleanser là dưỡng chất hoàn hảo cho làn da hư tổn với khả năng kháng khuẩn, dưỡng ẩm nhẹ nhàng và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da. Ngoài ra làm dịu cảm giác căng thẳng trên da nhanh chóng, góp phần cải thiện các phản ứng viêm bên trong, phù hợp với da viêm đỏ, bong tróc, duy trì hàng rào bảo vệ làn da khỏe đẹp toàn diện từ bên trong và tươi sáng rạng ngời.Rejuvaskin Facial Cleanser với thành phần dịu nhẹ, hiệu quả làm sạch sâu mạnh mẽ, nhanh chóng, giải phóng làn da để sẵn sàng chào đón các liệu pháp điều trị mụn chuyên sâu. Với bảng thành phần không chứa paraben, hương liệu, chất bảo quản, chiết xuất từ các thành phần thiên nhiên không gây kích ứng, khô căng, Rejuvaskin Facial Cleanser phù hợp các mọi làn da, kể cả làn da nhạy cảm.Riêng đối với làn da mụn và đang điều trị mụn do tổn thương bởi bụi mịn, Rejuvaskin Facial Cleanser là cứu tinh giúp làn da vượt qua thách thức ô nhiễm, sáng khoẻ toàn diện từ bên trong.Rejuvaskin là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc và phục hồi da, đặc biệt là ngăn ngừa, điều trị các vấn đề liên quan đến sẹo. Những sản phẩm đến từ Rejuvaskin đều được các chuyên gia da liễu hàng đầu của Mỹ tham gia quá trình tham vấn, giám sát và thử nghiệm lâm sàng trước khi đến tay người tiêu dùng.Sản phẩm đến từ Rejuvaskin được nghiên cứu, chiết xuất từ các thành phần an toàn, lành tính không gây kích ứng, phù hợp ngay cả với những làn da nhạy cảm. Đặc biệt, tất cả các sản phẩm của Rejuvaskin đều đã được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) kiểm định và chứng nhận về độ an toàn.Rejuvaskin hiện đã có mặt tại hơn 70 quốc gia, tham gia vào chữa lành hơn 4 triệu vết sẹo. Tại Việt Nam, Rejuvaskin được phân phối độc quyền bởi Công ty TNHH Rejuvaskin Việt Nam, mang đến cho người dùng những giải pháp chăm sóc da tiên tiến và an toàn.Thông tin liên hệ:Cam kết hàng chính hãng - Nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ