Điểm đánh giá năng lực cao cũng đừng chủ quan vì những lý do này
Có lẫy chuyển số, điều chỉnh 2 hướngTài khoản game Liên Minh Huyền Thoại (LoL) của bạn giá bao nhiêu?
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu.
Quyền Linh tiếc cho người đàn ông bị mẹ đơn thân xinh đẹp từ chối hẹn hò
Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo sẽ cúp nước tại một số khu vực trên địa bàn P.Phú Thạnh, Q.Tân Phú. Thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 6.3 (tối thứ năm) đến 5 giờ, ngày 7.3 (sáng thứ sáu). Khu vực cúp nước gồm: đường Lê Lộ (từ Hiền Vương đến Thạch Lam); đường Lê Cao Lãng (từ Văn Cao đến nhà thờ) và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo cúp nước tại khu vực P.13, Q.10. Thời gian cúp nước từ 22 giờ đến 4 giờ sáng các ngày 6, 7.3. Khu vực cúp nước gồm: đường Cách Mạng Tháng Tám (đoạn từ số 463B Cách mạng Tháng Tám đến Tô Hiến Thành) và các hẻm liên quan; đường Tô Hiến Thành (đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến hẻm 159 Tô Hiến Thành) và các hẻm liên quan.Công ty cổ phần cấp nước Phú Hòa Tân thông báo cúp nước tại khu vực P.1, Q.11.Thời gian cúp nước từ 1 giờ đến 4 giờ ngày 6.3. Khu vực cúp nước gồm: đường Ba Tháng Hai (đoạn từ Hàn Hải Nguyên đến Minh Phụng) và hẻm liên quan; đường Hàn Hải Nguyên (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Minh Phụng) và hẻm liên quan; đường Minh Phụng, Thái Phiên (đoạn từ Ba Tháng Hai đến Hàn Hải Nguyên) và hẻm liên quan.Công ty cổ phần cấp nước Bến Thành thông báo cúp nước tại một số khu vực ở P.9, 11, Q.3.Ở P.9, thời gian cúp nước từ 22 giờ ngày 6.3 đến 5 giờ ngày 7.3. Khu vực cúp nước gồm toàn bộ P.9, Q.3.Ở P.11, thời gian cúp nước từ 22 giờ ngày 7.3 đến 5 giờ ngày 8.3; từ 22 giờ ngày 8.3 đến 5 giờ ngày 9.3. Khu vực cúp nước gồm toàn bộ P.11, Q.3. Thực hiện việc đóng van bước DMA 04-03 để khoanh vùng rò rỉ, phục vụ công tác giảm thất thoát nước nên Công ty cổ phần cấp nước Tân Hòa thông báo sẽ cúp nước tại một số khu vực P.8, Q.Tân Bình. Thời gian cúp nước từ 23 giờ 30, ngày 6.3 (tối thứ năm) đến 5 giờ, ngày 7.3 (sáng thứ sáu). Khu vực cúp nước gồm: đường Lạc Long Quân (số chẵn) từ số 836 đến số 870, đường Lý Thường Kiệt (số lẻ); từ số 373 đến số 405 và các hẻm nhánh; hẻm 373 Lý Thường Kiệt (bên số chẵn) và các hẻm nhánh; đường Thành Mỹ (số lẻ) từ số 1 đến số 81 và các hẻm nhánh.Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo sẽ cúp nước tại khu vực P.Bình Hưng Hòa, Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân. Thời gian cúp nước từ 22 giờ ngày 8.3 đến 5 giờ ngày 9.3. Khu vực cúp nước gồm: tuyến đường số 8, 12, 13 và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Tân Kỳ Tân Quý và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Kênh Nước Đen và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên thuộc khu vực P.Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.Tuyến đường Tân Kỳ Tân Quý và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Kênh Nước Đen và các đường, hẻm nhánh; tuyến đường Gò Xoài và các đường, hẻm nhánh; các tuyến hẻm đường Chiến Lược và các hẻm nhánh; tuyến đường Mã Lò (bên số chẵn từ Tân Kỳ Tân Quý đến Lê Văn Quới) và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên thuộc khu vực P.Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân.
Đặc biệt, trong tháng 3 có đến 13 lần nhiệt độ cao nhất, vượt lịch sử. Chẳng hạn, ngày 5.3, tại Hà Tĩnh ghi nhận mức nhiệt tới 39,4 độ C trong khi vào tháng 3.2023 là 38,5 độ C.
Vật liệu sợi carbon bị soi xét sau vụ cháy máy bay ở Nhật Bản
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.