Ô tô hybrid - Bước chuyển đổi hợp lý từ xe xăng truyền thống sang xe điện
Chiều 28.1 (29 tết), Công an Q.1 (TP.HCM) phối hợp lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ làm mát hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ cháy dãy nhà trong hẻm ở đường Trần Đình Xu (P.Cô Giang).Thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, đám cháy bùng phát tại một căn nhà trong hẻm thuộc đường Trần Đình Xu, P.Cô Giang. Phát hiện vụ việc, người dân hô hoán nhau tìm cách dập lửa nhưng bất thành, ngọn lửa lan sang một số căn nhà liền kề.Thời điểm xảy ra vụ hỏa hoạn, bên trong các căn nhà có rất nhiều người.Tại hiện trường, cột khói đen bốc cao, bao trùm khu vực, sức nóng tỏa ra con hẻm, nhiều người dân khu vực nhanh chóng sơ tán.Lúc 13 giờ 17 phút, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.1 nhận tin báo cháy tại khu vực nói trên. Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM cũng điều nhiều xe chuyên dụng cùng nhiều chiến sĩ đến hiện trường tiếp ứng. Lực lượng Cảnh sát PCCC đặc biệt tinh nhuệ cũng được điều động đến hiện trường.Khu vực xảy ra hỏa hoạn thuộc diện chờ giải tỏa, chỉ có một lối vào rất hẹp nên lực lượng chức năng gặp khó trong công tác tiếp cận hiện trường.Tại đây, lực lượng cảnh sát giải cứu được nhiều người đồng thời hướng dẫn những người khác thoát nạn an toàn.Đến khoảng 14 giờ 15 phút, đám cháy được khống chế. Cảnh sát đang tích cực làm mát hiện trường, phục vụ công tác điều tra vụ cháy. Thiệt hại từ vụ cháy dãy nhà nói trên chưa được thống kê.Dưới đây là hình ảnh lực lượng chức năng xử lý hiện trường vụ cháy:Mới đây, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM có khuyến cáo, đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, người đứng đầu cần tuyên truyền, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên và người lao động chấp hành nghiêm nội quy, quy định PCCC. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần tăng cường tự kiểm tra, kịp thời khắc phục những thiếu sót có thể phát sinh cháy, nổ; sắp xếp nguyên vật liệu, hàng hóa cách xa nguồn lửa, nguồn nhiệt. Đồng thời đảm bảo lực lượng chữa cháy tại chỗ hoạt động hiệu quả.Đối với các khu dân cư, UBND địa phương xây dựng, duy trì hoạt động mô hình tổ liên gia, điểm chữa cháy công cộng và có phương án cụ thể.Đối với hộ gia đình, người dân cần kiểm tra hệ thống điện, thiết bị phát sinh nguồn nhiệt, cẩn trọng trong đốt hương, vàng mã. Các phương tiện khi đậu trong nhà phải cách xa nguồn nhiệt, bếp gas. Chủ động trang bị bình chữa cháy xách tay, kiến thức, kỹ năng về PCCC và cứu nạn cứu hộ. Khi xảy ra hỏa hoạn, người dân lập tức báo tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC qua số điện thoại 114 (sử dụng ứng dụng Help 114) và tích cực tham gia chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.Game thủ Starfield khó chịu vì 3 NPC giống y chang
Mới đây, SHB được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s giữ nguyên mức xếp hạng tín nhiệm B1, cho thấy tính hiệu quả, an toàn và bền vững của ngân hàng tiếp tục được củng cố trong bối cảnh thị trường nhiều biến động.
Mạng xã hội của tỉ phú Elon Musk chuẩn bị tích hợp AI
Tại họp báo thường kỳ chiều 13.2, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam phối hợp với Mỹ như thế nào trong vấn đề Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra quyết định trục xuất người nhập cư bất hợp pháp, trong đó có người Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, thời gian qua, việc tiếp nhận công dân Việt Nam bị Mỹ trục xuất dựa trên thỏa thuận nhận trở lại công dân đã được hai nước ký kết. Hai nước đã có sự phối hợp chặt chẽ, nhanh chóng về vấn đề này."Việt Nam sẵn sàng hợp tác tiếp tục chặt chẽ với Mỹ về nhận trở lại công dân trên cơ sở hiệp ước đã ký, mong Mỹ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân Việt Nam cư trú, để có thể đóng góp vào sự phát triển thịnh vượng của Mỹ và phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Mỹ vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững", bà Hằng khẳng định.Theo bà Hằng, Việt Nam ủng hộ và tạo điều kiện để công dân Việt Nam sinh sống làm việc học tập ở nước ngoài trên cơ sở tuân thủ các quy định luật pháp Việt Nam, sở tại và quốc tế."Chúng tôi mong Mỹ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam tại Mỹ hội nhập, đóng góp vào phát triển thịnh vượng của Mỹ và đóng góp vào sự phát triển của quan hệ hai nước", bà Hằng nói.
Tuy nhiên khi xét về mặt vi mô kinh tế hộ gia đình thì năng lực thích ứng của các hộ dân khác nhau sẽ dẫn đến hệ quả phát triển không đồng đều, tạo ra sự phân tầng và khoảng cách xã hội rất lớn."Những nhóm người thích ứng được sẽ phát triển tốt hơn, nhưng sẽ có người dễ bị tổn thương không thích ứng được thì sẽ ngày càng trầm trọng hơn, không chỉ bản thân họ mà có thể kéo dài đến nhiều thế hệ sau", TS Lộc phân tích.Về an sinh xã hội, TS Nguyễn Đức Lộc khuyến nghị chính quyền TP.HCM cần tính toán phương án lâu dài, lộ trình bài bản để mọi người đều có cơ hội cải thiện cuộc sống. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn chừng 5 - 6 năm mà TP.HCM di dời số lượng lớn (gần 40.000 hộ dân) thì cần phải tính toán phương cách bền vững hơn."Nếu không có giải pháp phù hợp thì sau khi bước vào cuộc sống mới khoảng 5 - 7 năm, nếu người dân cảm thấy không theo kịp hoặc bị đuối sức trong nhịp sống mới, sẽ tạo ra sự đổ vỡ về niềm tin. Hệ quả là những tổn thương xã hội và mất ổn định còn nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện tại", vị chuyên gia cảnh báo.Đánh giá cao giải pháp chăm lo đời sống người dân sau khi di dời nêu trong đề án, TS Nguyễn Đức Lộc đề xuất việc khảo sát và xây dựng chính sách cần được thực hiện theo mô hình đánh giá 3 giai đoạn: đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ để có thể linh hoạt điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.Ngoài ra, trong thiết kế đánh giá cần đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan, không chỉ giới hạn ở khía cạnh kinh tế mà cần mở rộng sang các khía cạnh xã hội, với sự tham vấn của các chuyên gia tâm lý học, nhân học, xã hội học và các nhà hoạch định chính sách để có cái nhìn đa chiều và toàn diện.Ông Lộc nhấn mạnh nguyên tắc "không gây tổn hại" (Do no harm) - một nguyên tắc cốt lõi được Liên Hiệp Quốc và nhiều tổ chức quốc tế áp dụng trong các dự án tái định cư (TĐC) - là yếu tố vô cùng quan trọng trong phát triển bền vững. Theo thông lệ quốc tế, các dự án TĐC cần tuân thủ hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) về khung chính sách TĐC không tự nguyện, đảm bảo rằng người dân được di dời phải có mức sống tương đương hoặc tốt hơn trước khi di dời.Bên cạnh đó, cần thiết lập các cơ chế giám sát độc lập và hệ thống khiếu nại hiệu quả để người dân có thể phản ánh những khó khăn trong quá trình TĐC. Nếu không thực hiện tốt, hậu quả có thể là sự tổn thương kéo dài qua nhiều thế hệ, gia tăng đói nghèo đô thị, tạo ra những khu vực thiếu ổn định xã hội, từ đó làm tăng thêm gánh nặng cho hệ thống an sinh xã hội quốc gia.Kinh nghiệm từ các dự án TĐC thành công trên thế giới cũng cho thấy tầm quan trọng của việc xây dựng cộng đồng mới với đầy đủ tiện ích xã hội, tạo cơ hội việc làm và hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân để họ có thể hòa nhập nhanh chóng vào môi trường sống mới.TS Nguyễn Thị Hậu, Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử TP.HCM, đánh giá đề án cải tạo gần 40.000 căn nhà ven kênh mà TP.HCM sắp triển khai xét về quy mô có thể ngang bằng với đề án phát triển đường sắt đô thị, khi đụng chạm đến cuộc sống 40.000 hộ gia đình, ước tính hơn 100.000 người dân. Bà Hậu nhấn mạnh 3 yếu tố quan trọng khi triển khai gồm TĐC, phát huy di sản văn hóa sông nước và thích ứng biến đổi khí hậu.Dưới góc độ văn hóa đô thị, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết đây là dự án rất lớn nên cần điều tra xã hội học thực sự khoa học và khách quan để nhận được tất cả ý kiến đồng thuận và đề xuất giải quyết đời sống của người dân. Bởi lẽ, các dự án TĐC trước đây TP.HCM làm chưa tốt, và nhà ở xã hội, nhà cho người thu nhập trung bình thấp hiện vẫn là điểm nghẽn rất lớn. Điều bà Hậu lo lắng nhất là khi giải tỏa khối lượng lớn thì bố trí TĐC ra sao, không chỉ ở góc độ vật chất mà còn các tiện ích phục vụ đời sống. Và quan trọng hơn là tạo sinh kế mới cũng như tạo thuận tiện cho người dân gắn bó với sinh kế cũ và vùng lao động cũ.Ở góc độ cảnh quan và văn hóa sông nước, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết TP.Bangkok (Thái Lan) vài chục năm trước không khác gì thực trạng hiện nay mà TP.HCM đang giải quyết. Khi đó, chính quyền Bangkok có kế hoạch chỉnh trang với mục tiêu đầu tiên là khơi thông dòng chảy, đảm bảo môi trường để bảo vệ sức khỏe người dân, cải thiện văn hóa. Lợi nhuận từ sức khỏe và văn hóa không thể đong đếm được bằng tiền và đây là lợi ích lâu dài. "Tôi rất mong muốn TP.HCM tiếp cận theo hướng ưu tiên yếu tố dân sinh lên đầu tiên để phát triển bền vững chứ không phải là thu lợi nhuận từ đất đai", TS Hậu chia sẻ.Chuyên gia này cũng lo ngại nếu TP.HCM giải tỏa trắng toàn bộ, đến mức 2 bên chỉ còn đường giao thông, bờ kè và công viên thì sẽ không giữ được bản sắc thành phố sông nước của Nam bộ nữa. Bà khuyến nghị nghiên cứu mô hình của Thái Lan và Campuchia về đô thị ven sông, hỗ trợ người dân sửa nhà quay mặt tiền ra sông, giữ gìn vệ sinh chung để tạo điểm đến phát triển du lịch. "TP.HCM có thể nghiên cứu giữ lại một số cụm dân cư điển hình ở Q.8, là nơi đông dân phải giải tỏa nhất. Mình muốn phát triển đường sông thì đầu tiên phải để cho người dân hưởng, rồi mới đến phát triển du lịch", TS Hậu nói.Về lâu dài, TS Nguyễn Thị Hậu cho biết với tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra rất nhanh thì TP.HCM cần quay lại với tư duy thích ứng, sống chung với nước của ông bà ta trước đây. Muốn sống với sông nước thì thích ứng theo hướng xây nhà sàn bên sông, kênh rạch nhưng sử dụng vật liệu bền vững như bê tông.
Gam màu hot trend cùng họa tiết lạ mắt được Khánh Vân ưu ái diện mặc
Chiều ngày 5.3, tại UBND tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ bàn giao, tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước (thuộc UBND tỉnh Bình Phước) về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM.Lễ ký kết bàn giao nhằm thực thi Quyết định số 511/QĐ-BTC ngày 28.2.2025 của Bộ Tài chính về việc điều chuyển nguyên trạng các tài sản là nhà, đất và tài sản khác từ Trường CĐ Bình Phước về Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (thuộc Bộ GD-ĐT) để quản lý, sử dụng.Tại buổi lễ, TS Trương Thị Hiền, Chủ tịch Hội đồng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho rằng việc tiếp nhận tài sản công từ Trường CĐ Bình Phước sẽ giúp nhà trường có thêm phân hiệu ở tỉnh, cải thiện điều kiện giảng dạy, nghiên cứu và phát triển các chương trình đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong khu vực. Nhà trường sẽ đẩy nhanh các thủ tục pháp lý liên quan để tổ chức tuyển sinh và giảng dạy tại tỉnh Bình Phước trong năm học tới.Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, cho biết việc bàn giao này thể hiện cam kết của tỉnh trong việc hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thế hệ học sinh, sinh viên phát triển tài năng và đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh. Đây cũng là một phần trong chương trình phát triển hệ thống giáo dục đại học của tỉnh, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trước đó, ngày 3.10.2024, UBND tỉnh Bình Phước và Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức ký kết hợp tác giai đoạn 2024-2027.Theo thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM sẽ sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường CĐ Bình Phước và cơ sở vật chất, trang thiết bị mới do Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đầu tư xây dựng. Nguồn vốn thực hiện dự kiến 264 tỉ đồng.Đến ngày 26.12.2024, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký quyết định duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tại tỉnh Bình Phước.