Bà chủ tiệm bánh mì 40 năm ở TP.HCM: Bán 7.000 đồng/ổ và không xài điện thoại, internet…
DeepSeek R1 do công ty khởi nghiệp DeepSeek có trụ sở tại Hàng Châu (Trung Quốc) phát triển, đang được đánh giá là mô hình AI suy luận tốt nhất nước này với 671 tỉ tham số. Trong các bài kiểm tra độc lập, mô hình AI Trung Quốc này đã vượt qua nhiều mô hình hàng đầu như GPT-4o của OpenAI và Llama 3.1 (Meta) về khả năng tư duy logic, lập trình và toán học. R1 không được biết đến với hiệu suất mà còn ở chi phí huấn luyện cực thấp, từng làm "choáng váng" giới chuyên gia toàn cầu. Theo đó, DeepSeek chỉ tốn khoảng 5,6 triệu USD để đào tạo nhờ tối ưu thuật toán và phần cứng. Đây là yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc duy trì khả năng phát triển AI mạnh mẽ bất chấp những hạn chế từ lệnh cấm vận chip từ phương Tây. Dù có những báo cáo khẳng định số tiền thực tế là 1,6 tỉ USD, chi phí này vẫn thấp hơn nhiều so với khoản đầu tư mà các đối thủ từ phương Tây đổ vào trí tuệ nhân tạo.Alibaba Qwen, đặc biệt phiên bản Qwen 2.5-Max ra mắt đúng mùng một Tết Nguyên đán và gần đây nhất là QwQ-32B được giới thiệu đầu tháng 3.2025 đang gây chú ý với khả năng suy luận vượt trội dù có quy mô nhỏ hơn nhiều so với các mô hình AI đang có mặt trên thị trường. Biến thể QwQ-32B với 32 tỉ tham số nhưng có khả năng suy luận tương đương DeepSeek R1 - mô hình lớn hơn 20 lần (671 tỉ tham số).Một lợi thế khác của Qwen là được phát hành dưới dạng mã nguồn mở, giúp nó nhanh chóng trở thành mô hình AI Trung Quốc phổ biến hàng đầu trên nền tảng Hugging Face. Khả năng xử lý nhanh và tối ưu dữ liệu giúp Alibaba Qwen được nhiều doanh nghiệp nội địa tin dùng trong các ứng dụng AI thương mại.Hiệu suất vượt trội nhưng tiết kiệm tài nguyên của Qwen đã giúp Alibaba thu hút sự chú ý lớn từ các nhà đầu tư, khiến giá cổ phiếu hãng này tăng mạnh sau khi công bố mô hình mới. Trái lại, sự bùng nổ này lại đẩy cổ phiếu của NVIDIA đi xuống.Không chỉ phát triển các mô hình AI mạnh, Trung Quốc còn đẩy mạnh ứng dụng thực tế. Tencent Yuanbao, trợ lý ảo AI tích hợp trong WeChat, là một ví dụ điển hình.Ra mắt từ tháng 5.2024, Yuanbao nhanh chóng trở thành ứng dụng AI phổ biến nhất Trung Quốc, thậm chí vượt qua DeepSeek về số lượt tải xuống. Điều này phần lớn nhờ vào việc Tencent tích hợp Yuanbao vào hệ sinh thái WeChat, mang lại lợi thế mà các đối thủ phương Tây không có cơ hội cạnh tranh. Yuanbao tận dụng kho dữ liệu khổng lồ của WeChat để cung cấp phản hồi chính xác và có ngữ cảnh sâu sắc. Nhờ đó, người dùng có thể tra cứu thông tin, lập kế hoạch cá nhân, thậm chí thực hiện giao dịch tài chính ngay trong ứng dụng. Cách tiếp cận này giúp Tencent thu hút hơn 1,3 tỉ người dùng, biến Yuanbao thành một trong những chatbot AI Trung Quốc có ảnh hưởng lớn nhất hiện nay .Manus do startup Monica phát triển, là một trong những tác nhân AI (AI Agent) đầu tiên trên thế giới có khả năng tự hành động mà không cần sự hướng dẫn liên tục của con người. Khác với các chatbot chỉ đơn thuần phản hồi, Manus có thể tự hoàn thành nhiệm vụ một cách độc lập. Ví dụ, khi được giao tìm kiếm thông tin về một căn hộ, Manus không chỉ tổng hợp dữ liệu mà còn chủ động phân tích xu hướng giá cả, điều kiện môi trường và đề xuất danh sách phù hợp .Điều đáng chú ý là Manus có khả năng thực hiện nhiều tác vụ liên hoàn. Thậm chí AI Trung Quốc này có thể sắp xếp hồ sơ ứng tuyển, phân tích cổ phiếu và tự thiết kế website chỉ từ một lệnh đầu vào của người dùng. Đây là cấp độ tự động hóa AI mà các mô hình như GPT-4o của OpenAI hay ngay cả "người đồng hương" DeepSeek cũng chưa thể đạt được.ACB dự kiến chia cổ tức 25%, lợi nhuận 22.000 tỉ đồng
Thông tin tại hội nghị tổng kết năm 2024 của Bộ GTVT chiều 30.12, Bộ trưởng GTVT Trần Hồng Minh cho biết, năm 2024, bộ đã khởi công 8 dự án, hoàn thành đưa vào khai thác 7 dự án, nâng chiều dài cao tốc cả nước lên 2.021 km. Tiến độ dự án nhà ga hành khách T3 - Tân Sơn nhất cơ bản được bảo đảm. Đặc biệt dự án sân bay quốc tế Long Thành có nhiều hạng mục vượt kế hoạch.Bộ GTVT đã trình Quốc hội thông qua điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Thông qua chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; đang tích cực triển khai dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng để phấn đấu khởi công vào cuối năm 2025.Chỉ đạo hội nghị, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, giao thông đi trước mở đường, giao thông đi đến đâu mở ra ấm no đến đó.Theo ông, trước năm 2021 cả nước mới có gần 1.200 km cao tốc. Nhưng chỉ trong giai đoạn 2021 - 2024, cả nước hoàn thành 808 km cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc lên 2.024 km. Phấn đấu hết năm 2025 sẽ hoàn thành 3.000 km cao tốc. Đây là con số ấn tượng sự phát triển mạnh mẽ của ngành GTVT, Phó thủ tướng nêu.Lưu ý đồng bộ các quy hoạch, Phó thủ tướng cũng cho rằng vẫn có sự chậm chạp trong phát triển giao thông thủy nội địa, hàng hải so với đường bộ. Không có hạ tầng hàng hải, đội tàu to thì không thể đưa nước ta trở thành cường quốc về biển, mạnh về biển.Bên cạnh đó, Bộ GTVT cần tính toán, nhìn nhận ưu tiên hơn giao thông vùng miền như giao thông đường thủy ở đồng bằng sông Cửu Long. Đưa các dự án như tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt TP.HCM - Cần Thơ, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia nhằm đẩy nhanh tiến độ các khâu chuẩn bị thủ tục đầu tư, khởi công.Về sắp xếp, tổ chức bộ máy, Phó thủ tướng cho rằng việc hợp nhất thành mô hình mới sẽ phát triển đồng bộ giao thông kết cấu hạ tầng then chốt với lĩnh vực xây dựng đô thị và nông thôn.
Newcastle chi hơn 70 triệu bảng quyết mua Eden Hazard và Diego Carlos
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Việt Anh, Phó chủ tịch Hội Cấp thoát nước Việt Nam cho biết, hiện nay, ngành nước của Việt Nam có nhiều thách thức. Trong đó thách thức lớn nhất là mà chúng ta đang gặp phải là do đất nước đang phát triển công nghiệp quá nhanh, quá nóng dẫn đến hạ tầng đáp ứng không kịp nên các dịch vụ thiết yếu trong đó có nước vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
QL13 được coi là "xương sống" nối tỉnh Bình Dương với TP.HCM, được UBND TP đề xuất mở rộng từ năm 2002. Thế nhưng, do hàng loạt vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vốn, cơ chế… nên tuyến đường huyết mạch này ngậm ngùi "gánh còng lưng" mỗi ngày một lượng lớn hàng hóa từ Bình Dương về TP.HCM. Với hơn 13 khu công nghiệp, lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc hàng "khủng", tình trạng ách tắc diễn ra cả ngày lẫn đêm, lan vào cả các đường nối nội đô như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ung Văn Khiêm…Trong phương án do Sở GTVT trình HĐND TP, QL13 nối TP.HCM với Bình Dương, 6,3 km QL13 từ cầu Bình Triệu đến cầu Vĩnh Bình sẽ được mở rộng lên 60m, đáp ứng 10 làn xe.Trong đó, trên tuyến sẽ xây dựng 3,2 km đường trên cao (cầu cạn) từ nút giao Bình Triệu đến nút giao Bình Phước, với vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Bên dưới, đường song hành mỗi bên rộng 3 làn xe, tốc độ tối đa 60 km/giờ.Tại các nút giao quan trọng như cầu Bình Lợi và nút giao Bình Phước, dự án sẽ bổ sung hầm chui hai chiều để tăng khả năng lưu thông. Cầu Vĩnh Bình ở cuối tuyến cũng được mở rộng lên 10 làn xe, đảm bảo kết nối thông suốt giữa TP.HCM và Bình Dương.Đáng chú ý, so với thời điểm đề xuất dự án cách đây hơn 20 năm, tổng mức đầu tư mở rộng tuyến đường huyết mạch này đã tăng hơn 5 lần, chủ yếu do chi phí giải phóng mặt bằng. Cụ thể, năm 2002, chi phí giải phóng mặt bằng trên toàn dự án chỉ mất khoảng 2.500 tỉ đồng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng. Sau 18 năm (khi Sở GTVT trình chủ trương thực hiện năm 2021), tổng mức đầu tư dự án tăng lên tới 9.992 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng đội lên 8.176 tỉ đồng. Đến nay, với phương án đã được chính thức thông qua, tổng mức đầu tư sơ bộ của dự án là 21.724 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật chiếm hơn 15.200 tỉ đồng (khoảng 15,6ha đất sẽ bị thu hồi làm dự án, ảnh hưởng đến 1.155 hộ dân). Chi phí xây lắp và thiết bị khoảng 4.331 tỉ đồng, phần còn lại dành cho quản lý dự án, lãi vay và các chi phí dự phòng khác.Trong cơ cấu tài chính, ngân sách TP.HCM sẽ tham gia khoảng 14.707 tỉ đồng (70% tổng mức đầu tư) để bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư. Phần còn lại do nhà đầu tư đóng góp với số vốn khoảng 6.303 tỉ đồng (30%), thời gian khai thác, thu phí hoàn vốn dự kiến kéo dài 21 năm 4 tháng.Theo kế hoạch, công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ quý 3 năm nay, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư sẽ thực hiện song song. Quá trình xây dựng dự kiến bắt đầu từ quý 3/2026, hoàn thành và khai thác sau đó 2 năm. Như vậy, muộn nhất tới cuối năm 2028, giấc mơ xóa nút cổ chai QL13 của người dân TP.HCM sẽ thành hiện thực, sau 26 năm chờ đợi.
Xe máy điện Honda Cub-E trình làng, rục rịch gia nhập thị trường Việt Nam
Cả nước có 29 KCN đã đi vào hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. KCN chưa có hệ thống nước thải nằm ở các tỉnh: Hòa Bình, Lào Cai, Phú Thọ, Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Lâm Đồng, Bình Phước, Bạc Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp.