Cổ phiếu bị cắt cho vay ký quỹ trên sàn HOSE lên 94 mã
Phút 64 của trận đấu, Supachok nhận bóng từ Ben Davis và sút xa ghi bàn, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan. trước đó, thủ môn Đình Triệu đã ném bóng ra biên để đội ngũ y tế có thể vào chăm sóc cho một cầu thủ. Phần lớn cầu thủ chuyên nghiệp sẽ trả bóng lại nhưng các cầu thủ Thái Lan lại vẫn triển khai tấn công, và Supachok còn ghi bàn. Một trọng tài tại Việt Nam cho biết: “Việc trọng tài chính người Hàn Quốc công nhận bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan là đúng. Vì theo quy định, trọng tài không được can thiệp vào tình huống trả bóng của hai đội. Dù vậy, ở tình huống này, các cầu thủ Thái Lan đã thi đấu không fair-play. Nếu chơi đẹp thì cầu thủ Thái Lan cần ném biên và trả lại bóng cho đội tuyển Việt Nam. Theo tinh thần luật thì các cầu thủ tuân thủ đúng nhưng không đúng với tinh thần fair-play".Sau khi bị nhận bàn thua, đội trưởng Đỗ Duy Mạnh đã phản ứng với cách hành xử của Supachok. Trong talk show tối 6.1, Duy Mạnh tiết lộ: "Tôi có chỉ vào Supachok và nói rằng: Bạn thi đấu ở Nhật Bản mà bạn lại đá một tình huống không fair-play như thế, tôi cảm thấy rất thất vọng về bạn! Supachok nói là không biết đội bạn đau thật hay giả vờ. Tôi nói nếu giả vờ tại sao bác sĩ lại phải vào. Sau khi ghi bàn thắng đó, chính Supachok cũng có những hành động kiểu như rất hổ thẹn, tự lắc đầu thất vọng về bản thân mình. Sau khi trọng tài công nhận bàn thắng thì thầy cũng có những nhắc nhở rất kịp thời để anh em quay lại tập trung vào trận đấu". Chiều 6.1, Supachok cũng chia sẻ trên trang cá nhân, trong đó phân trần: "Tôi muốn nhân cơ hội này để giải thích về bàn thắng gây tranh cãi đêm qua, với tư cách là một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi không bao giờ có ý định chơi bóng một cách không công bằng và phi thể thao". Nhưng có phân trần kiểu gì, Supachok vẫn thua Duy Mạnh cơ mà!Mẹ U.60 chạy xe ôm chăm 2 con bệnh Down, bại não: 'Chỉ lo khi tôi già đi...'
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT, UBND tỉnh Bình Phước và Đồng Nai thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc nghiên cứu kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Theo văn bản, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Thông báo số 117-TB/VPTW ngày 13.1.2025 của Văn phòng T.Ư Đảng về việc nghiên cứu đề xuất, kiến nghị của tỉnh Bình Phước về chủ trương cho tỉnh Bình Phước đầu tư mở rộng tuyến đường tỉnh 753 kết nối đường tỉnh 761 của tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ GT-VT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (văn bản số 3266/VPCPCN ngày 9.5.2023); nghiên cứu, đề xuất phương án kết nối giao thông tối ưu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2.2025. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý kiến nghị của Bộ GT-VT về đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai; đồng thời, giao Bộ GT-VT phối hợp với các địa phương liên quan sớm triển khai đầu tư các tuyến đường kết nối để đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực.Về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Đồng Nai, Bộ GT-VT cho biết, tuyến đường có điểm đầu tại TP.Đồng Xoài (Bình Phước), đi trùng với đường tỉnh ĐT.753 khoảng 15 km; đoạn cuối tuyến được nghiên cứu theo 2 hướng tuyến.Phương án 1, do UBND tỉnh Bình Phước đề xuất có hướng tuyến đi qua cầu Mã Đà, sang địa phận tỉnh Đồng Nai, tiếp tục đi theo các tuyến đường địa phương và kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó khoảng 31 km đi qua vùng lõi khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Phương án 2, do Bộ GT-VT nghiên cứu, hướng tuyến nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (đều thuộc tỉnh Bình Dương đang đầu tư xây dựng), tiếp tục xây dựng mới 15,5 km để kết nối với đường Vành đai 4 TP.HCM tại H.Bắc Tân Uyên (Bình Dương), tổng chiều dài khoảng 71 km.Bộ GT-VT đánh giá, phương án do bộ nghiên cứu có hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 TP.HCM rất thuận tiện, chiều dài ngắn, kinh phí đầu tư thấp và tận dụng được các tuyến đường địa phương đã và đang được đầu tư; hạn chế tối đa ảnh hưởng đến khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.Theo Bộ GT-VT tuyến đường này xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải vùng Đông Nam bộ và kết nối với vùng Tây nguyên, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực cũng như sớm hình thành tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước với Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu...
Đại gia đình trúng số độc đắc hơn 34 tỉ đồng: Người trong cuộc nói gì?
Theo thông tin ban đầu, hơn 11 giờ cùng ngày, xe container biển số 49H - 028.45 và ô tô con biển số 56S - 1... chạy cùng chiều trên đường số 7 khu công nghiệp Vĩnh Lộc, hướng từ quốc lộ 1 về đường số 2.Khi qua giao lộ đường số 7 - đường số 4 (phường Bình Hưng Hòa B, quậnnBình Tân, TP.HCM) khoảng 50 mét thì xe container và ô tô con xảy ra va chạm.Sau va chạm, chiếc ô tô con mất lái lao lên vỉa hè, sụp xuống cống thoát nước sâu trong khu công nghiệp.Theo người dân, thời điểm xảy ra va chạm, trên ô tô có 5 người (gồm 3 người lớn và 2 trẻ nhỏ), tất cả may mắn đã thoát nạn. Tại hiện trường chiếc ô tô hư hỏng, móp méo phần hông trái, bể kính. Xe container cũng hư phần đầu. Trên đường có vết phanh bánh dài của phương tiện.Hơn 12 giờ 30, Công an quận Bình Tân đang khẩn trương giải quyết hiện trường va chạm giữa xe container và ô tô trên đường số 7. Lực lượng chức năng cũng tiến hành điều tiết, phân luồng từ xa để giảm áp lực ùn ứ giao thông qua khu vực này.
Theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 21.1 tới đây, 5 đơn vị được vào vòng 2 cuộc thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch - kiến trúc bán đảo Bình Quới - Thanh Đa sẽ bước vào giai đoạn báo cáo thuyết minh phương án thiết kế trước Hội đồng chuyên môn. Từ đó sẽ chọn ra ý tưởng xuất sắc nhất, mang đến phương án quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa xứng tầm, đem lại lợi ích lớn cho người dân. Không chỉ hơn 16.600 người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa mong ngóng, mà người dân TP.HCM đều chờ đợi sớm có cái kết đẹp cho bán đảo bị “treo” suốt 3 thập kỷ bởi những dự án được vẽ ra nhưng không thể hiện thực hóa.Người dân sẽ thụ hưởng giá trị tương lai của quy hoạch, đó chắc chắn là tiêu chí quan trọng để lựa chọn ý tưởng thắng giải. Ghi nhận ý kiến của người dân bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cũng như TP.HCM, hầu hết đều mong mỏi TP sẽ sáng suốt lựa chọn được ý tưởng quy hoạch xứng tầm, mang lại sự phát triển tổng thể về kinh tế, hạ tầng giao thông - hạ tầng xã hội, du lịch, môi trường, diện mạo đô thị, nhà ở khang trang, phát huy lợi thế vị trí, giá trị tự nhiên sông nước của bán đảo… “Chúng tôi kỳ vọng quy hoạch sẽ giúp Bình Quới - Thanh Đa đi sau nhưng sẽ phát triển nhanh, có những công trình biểu tượng, tạo dấu ấn mới, trở thành một điểm đến tầm cỡ quốc tế, giúp người dân nơi đây được mở mày mở mặt sau hơn 30 năm chờ đợi…”, anh Trọng Việt - người dân tại quận 1 TP.HCM nói.Theo các chuyên gia, cuộc thi này có vai trò đặc biệt quan trọng nhằm tìm ra giải pháp quy hoạch không gian đô thị phù hợp, không chỉ giúp Bình Quới - Thanh Đa “lột xác” mà còn giúp “hòn ngọc” này tỏa sáng, vươn mình trở thành một điểm nhấn tầm cỡ của đô thị lớn nhất cả nước. Muốn vậy, quy hoạch bán đảo Bình Quới - Thanh Đa cần chú trọng chiến lược phát triển bền vững, tạo ra một cộng đồng có tính thích ứng, phát triển hài hòa với dòng chảy sông Sài Gòn; phát huy cảnh quan ngập nước, tạo nên các khu du lịch sinh thái ven sông, tôn vinh các giá trị văn hóa địa phương độc đáo... Nếu Trường Thọ gắn với đổi mới sáng tạo, thương mại dịch vụ thì Thanh Đa sẽ phát triển nhiều mảng công viên xanh, trở thành một “sân chơi”, điểm đến đa trải nghiệm của TP. Khi đó, người dân được sống trong những không gian vừa hiện đại vừa sinh thái, đồng thời có thể làm giàu nhờ phát triển du lịch, dịch vụ. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, Thanh Đa dù chỉ là một bán đảo nhưng quy hoạch phải nhìn trong tổng thể phát triển sông Sài Gòn, đặt trong chiến lược phát triển đến 2030 - 2050. Do đó, phải đặt ra hết vấn đề liên kết với trung tâm hiện hữu thế nào, nối ra biển, nối về Bình Dương, nối với tuyến đường ven sông Sài Gòn ra sao… Gắn với định hướng dài hạn đó thì TP.HCM sẽ đạt mục tiêu tái hiện đô thị gắn kết với sông nước, đem lại giá trị rất lớn cho TP.HCM cũng như toàn vùng Đông Nam bộ. Bên cạnh đó, cần tạo ra những công trình điểm nhấn, biểu tượng, đẳng cấp nhất, đẹp nhất ở Bình Quới - Thanh Đa để xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của bán đảo. KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, kỳ vọng những công trình cao nhất, đẹp nhất của TP.HCM sẽ đặt ở bán đảo Thanh Đa. Khi đó, bán đảo Thanh Đa sẽ thành trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế. Với mục tiêu đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa phát triển xứng tầm với vị thế "hòn ngọc trong hòn ngọc" của mình, nơi đây sẽ có các công trình điểm nhấn, công trình phức hợp đa năng (như văn phòng - thương mại), khách sạn 5 sao phục vụ du lịch cao cấp. Đồng thời, cần công trình đa năng, sáng tạo, đặc sắc như quần thể triển lãm, trình diễn show nhạc nước, thực cảnh hay công viên chuyên đề với công trình biểu tượng nghệ thuật như có những cây cầu đặc biệt, hay các đài phun nước tạo ấn tượng cho cảnh quan… Từ đó, mang đến diện mạo mới khang trang, cảnh quan hiện đại với những công trình kiến trúc đẹp, trở thành niềm tự hào cho người dân TP."Việc tìm kiếm một công trình kiến trúc điểm nhấn, mang tính biểu tượng ở TP.HCM là cần thiết. Nhắc tới Úc là người ta nghĩ tới Nhà hát Opera Sydney (Nhà hát Con Sò) tại Sydney, Hà Lan thì có công trình cối xay gió…, những công trình này mang ý nghĩa giá trị đặc biệt cho riêng địa phương, nhắc tới là nhớ đến TP đó ngay lập tức. Câu chuyện này lâu nay chúng ta cũng tính đến nhưng vẫn chưa triển khai được. Vị trí có thể tính đến là ở bán đảo Thanh Đa. Cốt lõi công trình đó phải đạt đến tầm cỡ, tức là nhìn thấy nó thì người ta biết ngay là TP.HCM", KTS Khương Văn Mười nêu quan điểm.Để phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của bán đảo, KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng đầu tiên bản quy hoạch không thể chỉ nhìn hạn hẹp trong ranh giới Bình Quới - Thanh Đa, mà phải nhìn rộng hơn trong tương quan tổng thể không gian đô thị bên này bán đảo và bên kia sông. Ranh giới nghiên cứu quy hoạch không chỉ là bờ sông bao quanh bán đảo, mà cần tính từ các trục giao thông huyết mạch xung quanh, ở bên kia sông. Nhiều chuyên gia cũng đồng tình, vị trí Bình Quới - Thanh Đa cần gia tăng kết nối với các khu vực lân cận như Thảo Điền, Trường Thọ, Rạch Chiếc thông qua hệ thống giao thông đường bộ (quy hoạch 3 - 4 cây cầu), đường thủy, các cây cầu đi bộ, thậm chí nghĩ tới hệ thống monorail, phát triển hệ thống bến du thuyền kết hợp không gian mặt nước...Cần ít nhất 3 - 4 cầu nối thẳng sang khu cảng Trường Thọ, khu đô thị An Phú, Linh Đông… “Các hồ sơ dự thi ý tưởng quy hoạch Thanh Đa cần nêu chi tiết vị trí xây dựng cầu. Giải được bài toán kết nối sẽ tạo nên cơ hội và động lực mới, thúc đẩy việc khai thác tiềm năng bảo tồn, chỉnh trang, và phát triển các khu đô thị trên bán đảo Thanh Đa cũng như các khu bên kia sông”, KTS Ngô Viết Nam Sơn nói thêm.Bên cạnh chức năng kiến tạo không gian sống hiện đại, sinh thái với chất lượng sống cao, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa còn giàu tiềm năng để định vị là điểm đến vui chơi, nghỉ dưỡng, nơi diễn ra các hoạt động du lịch, triển lãm văn hóa nghệ thuật hàng đầu của TP.HCM. Từ đó mang lại giá trị kinh tế, phát triển du lịch dịch vụ, thương mại, giúp tạo công ăn việc làm, mang đến thu nhập bền vững, làm giàu cho người dân. Cũng từ đó, đời sống tinh thần của người dân được nâng cao.Việc tổ chức cuộc thi khẳng định quyết tâm thay đổi "vận mệnh" Bình Quới - Thanh Đa của TP.HCM. Các chuyên gia kỳ vọng, với sự góp sức của các đơn vị quy hoạch, kiến trúc tầm cỡ quốc tế, sớm đưa bán đảo Bình Quới - Thanh Đa lột xác trở thành trung tâm về đô thị - du lịch sinh thái tầm vóc quốc tế, mang lại giá trị thụ hưởng lớn cho chính người dân nơi đây.Nói về việc quy hoạch Thanh Đa nhiều lần bị lỡ hẹn, theo KTS Võ Kim Cương, nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM, bên cạnh những khó khăn, tồn tại cũ như quy mô dự án quá lớn, nguồn vốn cao, khả năng thu hút nhà đầu tư thấp, thì một phần do quy hoạch, định hướng phát triển và cách làm trong giai đoạn trước chưa phù hợp, khiến dự án không khả thi, dùng dằng mãi không thể dứt điểm. Trong lần trở lại này, cuộc thi kỳ vọng tìm ra được quy hoạch phù hợp, khả thi, từ đó hấp dẫn được các nhà đầu tư cùng tham gia. TP.HCM quyết tâm “hồi sinh” vùng đất này khi đưa dự án Bình Quới - Thanh Đa vào danh mục các dự án tiêu biểu cấp TP thi đua chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), với mục tiêu đến ngày 30.4 sẽ hoàn thành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án.
Qualcomm công bố nền tảng Snapdragon 8s Gen 3
Trong những ngày chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2025, bên cạnh các hoạt động kinh doanh phục vụ khách hàng, hệ thống bán lẻ WinMart/WinMart+/WiN đã phối hợp cùng Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam tổ chức thành công chương trình trao quà Tết cho đồng bào khó khăn tại các tỉnh Hưng Yên và Ninh Bình vào ngày 23 và 24.1.Trước đó, hệ thống đã tích cực kêu gọi khách hàng cùng tập thể nhân viên của gần 4.000 siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+/WiN trên toàn quốc cùng đồng hành trong chiến dịch thiện nguyện "Gửi quà Góp Tết". Với sự hưởng ứng nhiệt tình của khách hàng, nhân viên toàn hệ thống, toàn bộ số tiền quyên góp đã được chuyển về Hội Chữ Thập Đỏ để trao tặng 165 suất quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Mỗi suất quà trị giá 500.000 đồng, bao gồm các nhu yếu phẩm góp phần mang đến một cái Tết ấm áp và đủ đầy hơn cho các gia đình. Cũng trong ngày 23.1 vừa qua, Tập đoàn Masan phối hợp cùng Ban Kinh tế Tài chính Trung ương GHPGVN đã trao tặng 1.000 phần quà Tết với thông điệp sẻ chia yêu thương, mang mùa xuân ấm áp đến các gia đình khó khăn tại các quận 3, Bình Thạnh và Gò Vấp, TP.HCM. Mỗi phần quà trị giá 1 triệu đồng, bao gồm tiền mặt cùng các nhu yếu phẩm thiết yếu, là những sản phẩm chất lượng từ Tập đoàn Masan. Tổng kinh phí của chương trình lên đến 1 tỷ đồng. Những món quà không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa hỗ trợ về mặt vật chất mà còn là sự động viên, cổ vũ tinh thần, tiếp thêm nghị lực của Tập đoàn Masan với những mảnh đời còn nhiều khó khăn, để họ bước vào năm mới với niềm tin và hy vọng.Ngoài ra, hàng nghìn phần quà cũng đã được gửi tặng trực tiếp đến bệnh viện 115, Trung tâm dạy nghề thanh thiếu niên TP.HCM, trung tâm xúc tiến công nhân TP.HCM.Trước đó, tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, 5.000 phần quà là các thực phẩm thiết yếu cùng tiền mặt cũng được Công ty Masan Consumer (thành viên Tập đoàn Masan) trao trực tiếp tận tay cho bà con có hoàn cảnh khó khăn để cùng chuẩn bị đón một cái Tết ấm áp.Là một trong những hộ dân được nhận quà Tết, bà Nguyễn Thị A (huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) vui mừng nói: "Gia đình tôi rất cảm ơn những món quà ý nghĩa mà chương trình trao tặng. Phần quà này không chỉ là nhu yếu phẩm giúp chúng tôi đón Tết mà còn là sự động viên về tinh thần để gia đình chúng tôi nỗ lực vươn lên thoát khỏi cảnh nghèo khó trong những năm tới".Nhãn hàng Omachi thuộc công ty Masan Consumer đã thực hiện một hành trình đặc biệt, góp phần mang mùa xuân đến sớm với quân và dân ở huyện đảo Trường Sa ngay những ngày đầu tiên của năm 2025.Thay mặt tình cảm và sự sẻ chia từ đất liền, Omachi đã mang theo những phần quà gồm 2.000 thùng mì ăn liền và 1.000 hộp lẩu tự sôi như lời chúc năm mới an lành, gửi gắm hương vị ngày xuân rạng rỡ đến quân và dân huyện đảo Trường Sa, cảm nhận không khí mùa xuân gần hơn dù ở nơi xa xôi.Những món quà rất đỗi giản dị, đơn thuần là nhu yếu phẩm, nhưng hơn cả là tấm lòng, sự sẻ chia, động viên từ đất liền, mong muốn được góp thêm không khí Tết rộn ràng để các chiến sĩ Trường Sa đón một mùa xuân ấm áp, tràn đầy niềm vui dù đang ở nơi đầu sóng ngọn gió. Các chiến sĩ cho biết rất bất ngờ và vui mừng trước sự quan tâm của hậu phương, cảm thấy được quan tâm và cảm nhận một cái Tết ấm áp như đang ở quê nhà.Cùng với đó, nhãn hàng Nam Ngư cũng đã trao tặng hơn 80.000 chai Nam Ngư ớt tỏi Lý Sơn để góp niềm vui Tết cùng bà con huyện đảo Lý Sơn, gửi gắm cho mùa vụ tỏi mới bội thu. Đây là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng của Masan Consumer, hiện đã chạm mốc hơn 10 triệu chai tới tay người tiêu dùng trên khắp cả nước trong năm 2024, minh chứng cho sự đón nhận nhiệt tình của người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng từ đặc sản tỏi Lý Sơn.Là một doanh nghiệp tiêu dùng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn Masan luôn ý thức rõ trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng xã hội. Khép lại năm Giáp Thìn và chuẩn bị chào đón Xuân Ất Tỵ 2025 với những chương trình và hành động thiết thực, Tập đoàn Masan luôn hướng tới mục tiêu và mong muốn sẻ chia cùng người dân, bà con còn nghèo khó, quân và dân huyện đảo xa xôi để cùng nhau đón một cái Tết cổ truyền "đủ ấm no và đầy ấm áp".Trong năm 2024 vừa qua, Masan đã thực hiện rất nhiều chương trình an sinh xã hội thiết thực như: trao 100 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Lào Cai trong khuôn khổ chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi", triển khai nhiều chương trình cứu trợ, ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của bão Yagi và lực lượng tuyến đầu với tổng giá trị gần 20 tỷ đồng. Chin-su - nhãn hàng thuộc Masan Consumer hỗ trợ 10 tỷ đồng cho 'bữa cơm có thịt' năm thứ hai…