Du lịch biển dịp lễ, làm gì để bảo vệ làn da trước nắng nóng?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.Kỳ thú tháng 5: Ngỡ ngàng với mưa sao băng Eta Aquarid và vẻ đẹp Trăng Sữa
Cuối năm là thời điểm lý tưởng để các gia đình kiểm tra, bảo trì và thay thế những thiết bị, đồ dùng đã cũ. Nhằm đáp ứng nhu cầu này, Điện lạnh Hòa Phát mang đến những sản phẩm chất lượng cao như tủ đông, tủ mát, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy và điều hòa, với mức giá hợp lý, phù hợp với đa số người tiêu dùng.Là một trong số những thương hiệu được người dùng Việt Nam tin tưởng, Điện lạnh Hòa Phát được đánh giá cao nhờ các sản phẩm "chất lượng bền bỉ và giá thành hợp lý". Năm 2024, sau khi gặt hái thành công với việc xuất khẩu dòng tủ lạnh thế hệ mới sang thị trường Hoa Kỳ, sản phẩm đã chính thức "chào sân" tại thị trường Việt Nam với tên gọi Tủ lạnh cánh kính Funiki HR T8286GB. Tủ lạnh sở hữu công nghệ Double Inverter, với Inverter được trang bị trên cả máy nén và quạt, giúp tiết kiệm điện năng một cách tối ưu. Bên cạnh đó, sản phẩm còn trải qua các quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế. Các bài kiểm tra bao gồm khả năng chịu tải, cách điện, chống cháy nổ và an toàn cơ học cơ học, các linh kiện được sử dụng đều đạt chứng nhận của các tổ chức uy tín như CSA (Canadian Standards Association) và UL (Underwriters Laboratories). Đảm bảo tủ lạnh Funiki đáp ứng được yêu cầu cao về chất lượng và an toàn, mang lại sự tin tưởng cho người tiêu dùng Việt.Nhận bàn giao căn chung cư mới tuần trước, hai vợ chồng chị Mai Phương (28 tuổi, Huyện Đông Anh, Hà Nội) đau đầu đắn đo xem nên sắm dòng tủ lạnh nào cho gian bếp của gia đình. Chị Phương chia sẻ: "Tết gần đến bao thứ phải lo, nên tiêu chí sắm tủ lạnh nhà mình là phải 'đẹp', 'bền' nhưng 'chi phí hợp lý' đặt lên hàng đầu." Sau khi cân nhắc giữa nhiều thương hiệu, trong đó có tủ lạnh Funiki đã được bố mẹ chị sử dụng suốt 10 năm qua, vợ chồng chị quyết định mua Tủ lạnh cánh kính Funiki thế hệ mới loại 286 lít vì ngoại hình sang trọng và dung tích vừa vặn cho gia đình 3 thành viên, tuổi thọ sản phẩm lại được "bảo chứng" nhờ kinh nghiệm từng sử dụng của người thân.Bên cạnh tủ lạnh, máy giặt Funiki của Hòa Phát cũng là một trong những lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình Việt trong dịp cuối năm. Chị Lan Anh (36 tuổi, Quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "Nhà tôi có con nhỏ, quần áo cần giặt sạch và kỹ càng vì trẻ thường gặp vấn đề về da. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn máy giặt lồng ngang Funiki. Sau gần một năm sử dụng, tôi hoàn toàn hài lòng vì máy giặt sạch các vết bẩn trên quần áo do con nô nghịch, đồng thời, có các chế độ giặt nước nóng đến 90 độ giúp diệt khuẩn tối đa".Bên cạnh tính năng và độ bền của sản phẩm, khách hàng còn được nhận thêm những ưu đãi hấp dẫn khi mua sản phẩm Điện lạnh Hòa Phát theo chương trình khuyến mãi mừng Tết Ất Tỵ "Chọn Điện lạnh Hòa Phát - Chọn Tết bền cho cả năm Hên".Cụ thể, từ ngày 16.12.2024 đến hết ngày 28.1.2025, với mỗi sản phẩm tủ đông, tủ mát Hòa Phát và tủ lạnh Funiki, khách hàng sẽ nhận ngay bình siêu tốc Funiki HKT 5122 - người bạn đồng hành không thể thiếu trong những ngày Tết sum vầy. Đối với dòng máy giặt và máy sấy Funiki, khách hàng được tặng kèm chai nước giặt OMO, giúp quần áo luôn thơm tho chào đón năm mới.Với hơn 23 năm đồng hành cùng các gia đình Việt, Điện lạnh Hòa Phát không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn mang đến những trải nghiệm sử dụng bền bỉ, an tâm. Bên cạnh đó, Điện lạnh Hòa Phát còn đẩy mạnh hệ thống dịch vụ bảo hành, chăm sóc khách hàng trên toàn quốc, thể hiện cam kết đồng hành lâu dài của thương hiệu với người tiêu dùng Việt Nam.Thông tin chi tiết, khách hàng tham khảo tại đây!
Sống nơi 'rốn' sét
Đây là phân công mới theo quyết định phân công công tác Bộ trưởng và các Thứ trưởng của Bộ Nội vụ, sau khi hợp nhất giữa Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH.Theo quyết định, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà là lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội vụ.Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Ban Thi đua - Khen thưởng T.Ư.Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới; Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động; Báo Dân trí.Ngoài ra, bà Hà còn được giao nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ Nội vụ. Trước đó, người phát ngôn của Bộ Nội vụ là ông Vũ Đăng Minh, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ. Thực hiện sắp xếp tinh gọn bộ máy, ông Vũ Đăng Minh xin nghỉ hưu trước tuổi. Trước khi hợp nhất, bà Nguyễn Thị Hà phụ trách các đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH gồm: Cục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Vụ Bình đẳng giới.Cũng tại quyết định này, Bộ Nội vụ phân công nhiệm vụ cho các thứ trưởng, cụ thể: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long, có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công chức - Viên chức; Vụ Chính quyền địa phương; Trung tâm Công nghệ thông tin.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức - Biên chế; Văn phòng Bộ; Vụ Tổ chức phi Chính phủ; Vụ Hợp tác quốc tế; Thanh tra Bộ (khi chưa kết thúc hoạt động).Thứ trưởng Cao Huy có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Cải cách hành chính; Vụ Pháp chế; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.Thứ trưởng Lê Văn Thanh có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Cục Việc làm; Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Người có công; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Trung tâm Lao động ngoài nước; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi có nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo các đơn vị: Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động; Trường đại học LĐ-TB-XH; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng; Trung tâm Hành động khắc phục bom mìn Việt Nam; Quỹ Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn Việt Nam.Quyết định phân công này được thực hiện từ ngày 1.3.
Chiều 13.2, tin từ Ban An toàn giao thông tỉnh Cà Mau, trên địa bàn H.Năm Căn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy khiến cháu bé 3 tuổi mất tích.Cụ thể, khoảng 8 giờ 30 cùng ngày, anh N.T.P (41 tuổi) điều khiển vỏ lãi composite chở vợ là chị N.T.K.N (40 tuổi) và con gái là N.G.B (3 tuổi) từ ấp Phòng Hộ, xã Đất Mới đến xã Đất Mới (H.Năm Căn) để làm giấy tờ.Khi đến ngã tư Ông Kiểng, thuộc ấp Tắc Năm Căn A, phương tiện của anh P. va chạm với một vỏ máy do B.V.L (50 tuổi) điều khiển đi từ hướng Kênh 5. Cú va chạm mạnh làm phương tiện của anh P. bị chìm.Anh P. và chị N. bơi được lên bờ nhưng cháu B. mất tích. Lực lượng cứu hộ tỉnh Cà Mau đã có mặt tại hiện trường hỗ trợ tìm kiếm nạn nhân.Cùng ngày, lãnh đạo của UBND xã Đất Mũi cho biết đang phối hợp các đơn vị liên quan tích cực tìm kiếm ông N.V.P (45 tuổi ngụ xã Đất Mũi) bị mất tích khi đi mò ốc móng tay.Theo thông tin ban đầu, sáng 10.2, ông P. cùng 3 người dân ở địa phương đi vỏ lãi ra biển bắt ốc móng tay. Trong quá trình lặn bắt ốc, máy chạy ô xy không may bị hư nên cả 4 người ngoi lên mặt nước. Trong đó, 3 người may mắn lên được bờ, riêng ông P. bị nước cuốn trôi mất tích.Tiếp nhận thông tin, ngành chức năng địa phương đã thông báo đến các phương tiện đang hoạt động gần khu vực trên để phối hợp tìm kiếm ông P. nhưng đến nay vẫn chưa tìm thấy.UBND H. Ngọc Hiển và UBND xã Đất Mũi đã thành lập đoàn công tác đến thăm hỏi và động viên gia đình ông P.
Người đàn ông tử vong nghi do cắt trộm dây điện
Sáng 17.3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng. Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư cơ bản nhất trí với dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng và những ý kiến tại buổi làm việc. Tổng Bí thư nhấn mạnh, vấn đề kinh tế - xã hội là vấn đề rất rộng, khó, chuyên môn sâu và thay đổi rất nhanh, cần được bổ sung, cập nhật thường xuyên.Về những định hướng tiếp tục nghiên cứu bổ sung, cập nhật, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, Tổng Bí thư gợi mở, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về kết quả thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đây không chỉ đơn thuần là vấn đề điều chỉnh địa giới hành chính mà còn là vấn đề điều chỉnh không gian kinh tế; điều chỉnh về phân công, phân cấp, điều chỉnh về phân bổ và kết hợp các nguồn lực kinh tế… Đồng thời, cần phải đánh giá lại quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch và định hướng phát triển các tỉnh, thành phố.Về mô hình tăng trưởng GDP, Tổng Bí thư yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội hàm của "mô hình tăng trưởng mới" của Việt Nam trong giai đoạn tới, nhất là nhấn mạnh những yếu tố căn cơ để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, cần xác định rõ, đúng vai trò của các thành phần kinh tế, nhấn mạnh vai trò kinh tế tư nhân như một động lực quan trọng để tăng trưởng GDP, tăng năng suất lao động, tạo công ăn việc làm. Đồng thời, định hướng cụ thể phát triển hiện đại ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; phải hình thành các vùng, cực tăng trưởng cùng với mục tiêu cụ thể đóng góp trong GDP cả nước.Về thể chế, Tổng Bí thư chỉ rõ, đây là điểm nghẽn, đang từng bước được tháo gỡ để tạo nền tảng phát triển. Ông đề nghị, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội.Cùng đó, cần phải nghiên cứu, cải cách mạnh mẽ hơn nữa quy trình, chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển, xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi, môi trường kinh doanh minh bạch, an toàn, chi phí thấp, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong cải cách hành chính, khởi nghiệp, sáng tạo, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng.Nhấn mạnh cần nghiên cứu các giải pháp thực thi chính sách đồng bộ, thống nhất từ T.Ư đến cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần chủ động, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Tổng Bí thư cho rằng, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn tới."Phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh; phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiềm năng con người Việt Nam không thua kém bất cứ một dân tộc nào trên thế giới, cần nghiên cứu để có giải pháp mạnh mẽ, đột phá hơn nữa", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Tổng Bí thư đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu làm sâu sắc hơn các giải pháp cụ thể để huy động nguồn lực. Nghiên cứu kỹ chiến lược thu hút vốn FDI cũng như vốn đầu tư gián tiếp trong giai đoạn phát triển mới của đất nước; huy động nguồn vốn trong dân tham gia kinh doanh, đưa dòng vốn luân chuyển trong nền kinh tế. Phát triển kinh tế địa phương tự chủ, phân cấp, phân quyền phải đảm bảo công bằng, nuôi dưỡng nguồn phát triển.Tổng Bí thư cũng lưu ý, tiếp tục rà soát các nội dung báo cáo để đảm bảo cân đối giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu cuối cùng là nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân; phải nghiên cứu những chính sách tăng trưởng, để mức sống của người dân tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế và người dân được thụ hưởng những thành tựu phát triển kinh tế mang lại; phải lượng hóa được các chủ trương cụ thể để người dân có thể nhìn thấy được, đánh giá được…Tổng Bí thư yêu cầu các thành viên Tiểu ban Kinh tế - xã hội tiếp tục bám sát tình hình, tổ chức nghiên cứu, thảo luận kỹ, tiếp thu ý kiến của các cấp, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện dự thảo Báo cáo kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, đảm bảo phải thực sự là cẩm nang hành động để hiện thực hóa các mục tiêu năm 2030, năm 2045, đưa đất nước phát triển giàu mạnh, thịnh vượng, nâng cao đời sống của người dân.