Không gian bếp đẹp trong căn hộ nhỏ nhờ những mẹo sắp xếp tối ưu hóa
Tại buổi làm việc, ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, báo cáo về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ "tinh, gọn, mạnh", hoạt động "hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả" (thông qua đề án còn 13/19 sở, đầu mối bên trong các sở giảm 21,8%, đầu mối bên trong các đơn vị sự nghiệp công lập giảm 18,5%).Tỉnh Quảng Nam kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho địa phương xây dựng danh mục dự án thu hút nhà đầu tư chiến lược trong việc phát triển, xã hội hóa đầu tư sân bay Chu Lai (khoảng 11.000 tỉ đồng, đầu tư hạ tầng khu đông sân bay) và cảng biển Quảng Nam (khoảng 6.400 tỉ đồng); kiến nghị nâng cấp, mở rộng QL40B, QL4B, QL14D. Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng thống nhất báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện "Cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng, phát triển tỉnh Quảng Nam". Trong đó, cho phép UBND tỉnh Quảng Nam lập, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đề án đầu tư luồng Cửa Lở và Trung tâm logistics container Chu Lai; sớm hình thành trung tâm logistics đa phương tiện tại Chu Lai và xây dựng cảng biển Quảng Nam trở thành trung tâm cảng biển - dịch vụ logistics container của khu vực miền Trung - Tây nguyên.Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương những kết quả Quảng Nam đạt được trong năm 2024, đặc biệt là nỗ lực trong tăng trưởng, an sinh xã hội, hạ tầng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư. Theo Thủ tướng, Quảng Nam có nhiều điểm đặc thù, cần phải khai thác; năm 2025 phải đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số.Thủ tướng lưu ý hạ tầng của Quảng Nam hiện đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện; sân bay, bến cảng, cao tốc đều có nhưng chưa khai thác tối ưu. Toàn bộ phần ven biển về phía đông phải để cho sản xuất kinh doanh dịch vụ. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng còn thiếu... "Nên nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, làm việc nào ra việc đó, không dàn trải, giữ đúng nguyên tắc xuyên suốt, kiên định, kiên trì. Phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể trong phục vụ, đổi mới sáng tạo", Thủ tướng yêu cầu.Về các kiến nghị của Quảng Nam, Thủ tướng đồng ý về chủ trương xây dựng trung tâm logistics Chu Lai, đầu tư nâng cấp các tuyến quốc lộ. Nhìn chung địa phương và các bộ, ngành đang triển khai các nhiệm vụ được giao, song còn chậm; cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, tập trung trong thời gian tới. Về xã hội hóa Cảng hàng không Chu Lai, tỉnh phải chủ trì theo thẩm quyền, đề nghị trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm đất đai, kêu gọi nhà đầu tư theo phê duyệt của Bộ GTVT. Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý Quảng Nam phải xây dựng hệ sinh thái sân bay, đô thị sân bay tương ứng sân bay 4F. "Thẩm quyền là ở UBND tỉnh Quảng Nam, vướng đất quốc phòng thì trao đổi với Bộ Quốc phòng. Trong tháng 2 phải giải quyết dứt điểm việc này, sau khi giải quyết dứt điểm đất đai này rồi thì kêu gọi các nhà đầu tư dựa vào phê duyệt của Bộ GTVT. Làm càng sớm càng tốt", Thủ tướng nhấn mạnh.Sáng cùng ngày, Thủ tướng cùng đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Tượng đài Mẹ VN anh hùng, Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Nhà bia ghi danh liệt sĩ quê Thanh Hóa trong khuôn viên Tượng đài Mẹ VN anh hùng.Sáng 8.2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đến thăm, tham quan khu phức hợp cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải của Tập đoàn Trường Hải (Thaco) tại xã Tam Hiệp (H.Núi Thành, Quảng Nam). Thủ tướng mong muốn thời gian tới Thaco tiên phong trong đổi mới, cải tiến hoạt động của doanh nghiệp; phải tăng tốc, bứt phá cùng với đất nước... Thủ tướng đề nghị Thaco nghiên cứu để sản xuất toa tàu, đường sắt tốc độ cao. Về đề xuất của Thaco trong việc đầu tư dự án tuyến luồng Cửa Lở cho tàu 50.000 tấn vào cảng Chu Lai, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc, chủ trương và giao Bộ GTVT làm các thủ tục.Mỹ níu kéo đối tác ở nam Thái Bình Dương
Thay vì để nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng nằm không, các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio (OSU, Mỹ) đã phát triển một phương pháp mới, biến chất thải này thành một loại pin không bao giờ cần sạc lại.Phương pháp của nhóm nghiên cứu dựa trên việc sử dụng tinh thể phát quang - một vật liệu có khả năng hấp thụ bức xạ gamma và phát ra ánh sáng. Khi kết hợp với các tế bào năng lượng mặt trời, hệ thống này có thể thu nhận ánh sáng phát ra và chuyển đổi nó thành điện năng. Khác với các loại pin thông thường, pin từ chất thải hạt nhân sẽ tiếp tục sản xuất điện miễn là vật liệu phóng xạ còn hoạt động, có thể kéo dài trong nhiều thập kỷ.Hiện tại hệ thống này chỉ sản xuất được microwatt điện, nhưng ngay cả ở quy mô nhỏ, nó cũng có thể phục vụ cho các ứng dụng năng lượng thấp như cảm biến vi mô và thiết bị giám sát bức xạ. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai loại chất phóng xạ: Cesium-137 (một sản phẩm phân hạch phổ biến) có thể tạo ra 288 nanowatt điện và Cobalt-60 (được sử dụng trong điều trị bức xạ y tế) tạo ra 1,5 microwatt.Mặc dù sản lượng hiện tại còn thấp, các nhà nghiên cứu tin rằng việc mở rộng công nghệ, chẳng hạn như sử dụng tinh thể phát quang lớn hơn, có thể nâng cao công suất lên mức watt... Khi đó, pin hạt nhân sẽ trở nên khả thi cho các ứng dụng lớn hơn.Một loại pin có thể hoạt động trong nhiều thập kỷ mà không cần bảo trì sẽ mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt ở những khu vực khó khăn trong việc thay đổi nguồn điện. Những pin này có thể hỗ trợ cho các sứ mệnh không gian xa hơn trong tương lai, nơi nguồn năng lượng lâu dài là rất quan trọng. Ngoài ra, chúng cũng có thể được sử dụng trong các thiết bị thăm dò dưới nước và trong những môi trường khắc nghiệt, nơi việc sạc lại pin là khó khăn.Khi năng lượng hạt nhân dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng, việc tìm kiếm giải pháp tái sử dụng các sản phẩm phụ của nó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Nếu công nghệ này được hoàn thiện, nó có thể cung cấp một phương pháp thực tiễn để tạo ra năng lượng sạch, bền vững, đồng thời giảm thiểu nhu cầu lưu trữ chất thải nguy hại.
Cầu treo Đakrông được 'chăm sóc đặc biệt' vì sợ sập bất cứ lúc nào
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP.HCM năm 2025. Dự kiến từ 7 giờ - 10 giờ ngày 8.3, 3.000 người sẽ trực tiếp tham gia đồng diễn áo dài trên phố đi bộ và 50.000 người tại các điểm du lịch. Trong chương trình đồng diễn, ban tổ chức còn kết hợp thêm hoạt động diễu hành cổ phục với hơn 500 người tham gia, qua đó, tôn vinh vẻ đẹp trang phục truyền thống, tự hào nhìn lại bản sắc đặc trưng của dân tộc trong dòng chảy văn hóa qua hàng ngàn năm lịch sử. Lễ hội Áo dài TP.HCM năm nay diễn ra từ ngày 1 - 9.3 với chủ đề "Áo dài Việt Nam - Vươn cao Việt Nam" gồm nhiều hoạt động diễn ra tại đường Nguyễn Huệ, công viên Lam Sơn và các di tích lịch sử, di tích văn hóa, điểm đến du lịch, các công trình của TP.HCM.Lễ hội năm nay có sự tham gia đồng hành với vai trò đại sứ hình ảnh của hơn 30 khách mời, người nổi tiếng đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, hoa hậu, người đẹp, ca sĩ diễn viên.Bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Lễ hội Áo dài TP.HCM không chỉ là sự kiện văn hóa - du lịch đặc sắc, mà còn là hoạt động có ý nghĩa sâu sắc trong việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa giá trị áo dài Việt Nam.Lễ hội Áo dài TP.HCM lần thứ 11 năm 2025 khai mạc tối 7.3 tại công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ với màn trình diễn của nhiều bộ sưu tập ấn tượng. Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội cũng có chương trình tặng áo dài cho hội viên phụ nữ, nữ công nhân; không gian triển lãm và tương tác với áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, ga metro Nhà hát Thành phố; cuộc thi Duyên dáng áo dài dành cho tập thể...
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.
Rắc rối quanh bộ phim về cuộc đời 'vua nhạc pop' Michael Jackson
MacPherson/giằng xoắn