Chủ nông trại lựa chọn Nissan Navara: Lý do vì sao?
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Bí ẩn Đông Trường Sơn
Bộ GD-ĐT cho biết, trong hai ngày (5 - 6.3), cơ quan này đã kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm tại Hải Phòng và Bắc Giang. Để thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm, mỗi địa phương, nhà trường "mã hóa" khác nhau trong nguyên tắc chỉ đạo dễ hiểu, dễ nhớ. Ví dụ, Bắc Giang thì yêu cầu các trường cam kết "2K-2T", còn trường học ở Hải Phòng nêu tinh thần "4K"…Tại buổi làm việc, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang Bạch Đăng Khoa cho biết, để thực hiện Thông tư 29, sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phát huy hiệu quả nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và kinh phí hiện có để xây dựng kế hoạch tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, đảm bảo khoa học, phù hợp, đúng quy định, nhất là đối tượng học sinh cuối cấp.Các nhà trường rà soát lại phân công chuyên môn, tận dụng số giờ của giáo viên chưa bố trí đủ định mức lao động để phân công dạy thêm cho học sinh cuối cấp. Bố trí kinh phí chi cho dạy thêm, học thêm trong nhà trường từ nguồn kinh phí đã cấp cho các đơn vị năm 2025.Khuyến khích giáo viên trong nhà trường dạy củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh nhằm đảm bảo ngưỡng đầu ra của mỗi môn học và cam kết thực hiện tốt giải pháp 2K-2T (2K là không thu tiền của học sinh, không sử dụng ngân sách nhà nước; 2T là tự nguyện dạy của giáo viên, tự nguyện học của học sinh).Tại dự thảo quyết định quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Sở GD-ĐT đã tham mưu UBND tỉnh về việc quy định công tác báo cáo của các cơ sở dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường khi các cơ sở này đi vào hoạt động. Sở Tài chính có nhiệm vụ hướng dẫn cụ thể việc đăng kí kinh doanh của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.Tại Hải Phòng, Sở GD-ĐT cho biết đã thành lập 3 đoàn kiểm tra và cũng thông báo công khai nơi tiếp công dân tại trụ sở cơ quan và điện thoại dùng cho việc tiếp nhận và xử lý các ý kiến phản ánh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố.Sở GD-ĐT cũng phối hợp với Sở Tài chính Hải Phòng nghiên cứu và đề xuất với UBND thành phố hỗ trợ kinh phí phù hợp cho các cơ sở giáo dục để tổ chức ôn tập, bồi dưỡng học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt; bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là những học sinh còn gặp khó khăn trong học tập, học sinh có sức khỏe yếu, học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.Ông Nguyễn Minh Quý, Hiệu trưởng Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (Hải Phòng) chia sẻ về tinh thần "4K" của nhà trường khi triển khai Thông tư 29. Đó là: "Không để học sinh hoang mang; không để học sinh ngắt quãng việc học; không để mất kết nối giữa học sinh với giáo viên, nhà trường; không được làm mất hình ảnh, tư cách của người thầy".Cùng đó, ông Quý cũng nêu những giải pháp mà nhà trường đang thực hiện để tạo nên những thói quen mới, thói quen không dạy thêm, học thêm, thói quen tự học. Theo đó, nhà trường đã bố trí lại việc giảng dạy đối với các khối lớp, tập trung xây dựng phong trào tự học, ban hành hướng dẫn tự học, các thầy cô không sa đà vào kiến thức mà nâng cao khả năng tư duy, tổng hợp của học sinh.Nhờ vậy, hiện đã có 32/42 lớp hình thành lớp tự học, sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường tự học, học nhóm. Học sinh học trên app của nhà trường, giáo viên giao bài, giám sát. Từ tháng 3, trường đã bổ sung 15 hoạt động để học sinh đến trường không đơn độc, buổi chiều học sinh vẫn đến trường tham gia hoạt động.Cho rằng Thông tư 29 nếu thực hiện tốt sẽ bảo vệ hình ảnh người thầy nhưng ông Quý cũng mong muốn các chế độ, chính sách cho nhà giáo cần được cải thiện để thầy cô có thể sống khoẻ, sống hạnh phúc với nghề.Phát biểu tại buổi làm việc với các sở GD-ĐT, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho rằng với việc Bộ Chính trị quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non tới THPT, thì dạy thêm, học thêm trong nhà trường không thu tiền là đúng. "Không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm", ông Thưởng nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, thực hiện tốt Thông tư 29 sẽ sớm hình thành năng lực tự học, tự chủ, tự lập cho học sinh ngay từ phổ thông, vùng an toàn của học sinh được mở rộng hơn ngoài nhà trường. Tự học, ông Thưởng nhìn nhận, không có nghĩa là một mình. Đối với học sinh phổ thông, giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ truyền thụ kiến thức.
'Civil War': Vết thương trong lòng nước Mỹ
Tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, các nhân viên y tế phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh nhân N.T.T, ngay lập tức tiến hành mời hội chẩn khẩn Đơn vị Đột quỵ. Sau khi xem xét và đánh giá các biểu hiện của người bệnh, các bác sĩ đã chỉ định chụp MRI não, kết quả cho thấy người bệnh bị nhồi máu não cấp vùng thân não, cầu não, dạng rải rác 2 bán cầu giờ thứ nhất. Ngày 11.1, bác sĩ chuyên khoa Lữ Hữu Tuấn -Trưởng khoa Nội Thần Kinh - Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cho biết, nhờ được phát hiện sớm trong giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát triệu chứng đột quỵ, người bệnh đã được chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết với mục tiêu làm tan huyết khối, khơi thông mạch máu não bị hẹp, tắc. Sau 1 giờ sử dụng thuốc rTPA, bệnh nhân đã tỉnh táo hoàn toàn, không còn cảm thấy chóng mặt, tình trạng yếu nửa người bên phải cũng cải thiện tốt. Chỉ sau 24 giờ, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường.Tương tự, bệnh nhân H.T.H (56 tuổi, ở Hậu Giang) đang được theo dõi điều trị tại Khoa Nội Nội tiết của Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long với tiền căn tăng huyết áp, tiểu đường. Buổi sáng sau khi thức dậy và vệ sinh cá nhân thì bà đột ngột nói đớ, đau đầu và yếu nửa người bên phải. May mắn là người nhà và các bác sĩ Khoa Nội tiết đã phát hiện sớm và lập tức tiến hành hội chẩn khẩn cùng Đơn vị Đột quỵ. Qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ nhận định đây là biểu hiện của một cơn đột quỵ não, do đó người bệnh đã được chỉ định chụp MRI não để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Kết quả MRI não cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu não cấp bán cầu não trái giờ thứ nhất. Ngay sau đó, bệnh nhân nhanh chóng tiến hành sử dụng thuốc tiêu sợi huyết. Sau khi sử dụng thuốc, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, nói nghe rõ hơn, giảm tình trạng yếu nửa người bên phải, cải thiện sức cơ. Hiện tại, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn, có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường và được xuất viện.Bác sĩ Tuấn cho biết, những người đang mắc bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường dù đang điều trị vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng đột quỵ. Vì vậy, người bệnh cần kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ và nếu có những dấu hiệu của đột quỵ như đột ngột méo miệng, nói khó, yếu liệt tay chân..., thì đến ngay bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng”.Hiện nay có 2 phương pháp cấp cứu đột quỵ phổ biến là tiêm thuốc tiêu sợi huyết và phẫu thuật lấy huyết khối. Tiêm thuốc tiêu sợi huyết có tác dụng làm tan cục máu đông làm tắc dòng chảy mạch máu não (là nguyên nhân gây ra đột quỵ não). Thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) được chứng minh có vai trò quan trọng trong cấp cứu đột quỵ, giảm tỷ lệ biến chứng tàn tật do đột quỵ gây ra. Tuy nhiên, để thuốc tiêu sợi huyết đạt được hiệu quả tối đa, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời và chỉ định tiêm thuốc trong vòng 4,5 giờ đầu tiên kể từ khi khởi phát các triệu chứng đột quỵ.
Khoảng 11 giờ ngày 11.2, trên đường Trần Quý Cáp, P.Mỹ Hải, TP.Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã xảy ra tai nạn lao động làm một công nhân bị gãy chân.Theo người dân địa phương, vào thời điểm trên, một số công nhân đang di dời các trụ điện nằm bên mép đường. Thay vì dùng xe cẩu để di chuyển, các công nhân dùng thân gỗ làm đòn bẩy để di chuyển trụ điện vào lề đường thì ông T.V.M (47 tuổi, công nhân, ngụ ở TP Phan Rang - Tháp Chàm) bị trụ điện đè lên làm gãy một chân.Người dân địa phương cùng các công nhân đã khiêng trụ điện lên để đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận.Lãnh đạo Công ty Điện lực Ninh Thuận cho biết, Công ty K.G (trụ sở tại TP.HCM) đang thi công công trình do Công ty Điện lực Ninh Thuận làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong thời gian Công ty K.G đang vận chuyển trụ điện đến khu vực thi công mà chưa đăng ký với Công ty Điện lực Ninh Thuận thì xảy ra tai nạn lao động nêu trên.
Khởi chiếu phim tài liệu về thảm họa tàu con thoi Columbia
Ngày 13.3, UBND H.Kon Rẫy cho biết đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Minh Đạt (35 tuổi, ở Bình Thuận), chủ điểm du lịch View siêu chill trên đèo Măng Đen (thuộc TT.Đăk Rve, H.Kon Rẫy).Cụ thể, ông Đạt bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: xây dựng 8 hạng mục, công trình (gồm: nhà sàn, nhà bán hàng, nhà vệ sinh, hàng rào…) trên đất trồng cây lâu năm với diện tích 1.200 m2 để kinh doanh là sử dụng đất sai mục đích; sử dụng thửa đất tại khoảnh 4, lô 16, tiểu khu 520, thuộc thôn 4, TT.Đăk Rve nhưng chưa kê khai, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định.Tổng số tiền phạt đối với 2 hành vi nêu trên là 31,5 triệu đồng. Đồng thời, UBND H.Kon Rẫy cũng buộc ông Nguyễn Minh Đạt khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc thực hiện đăng ký đất đai theo quy định.Như Thanh Niên đã đưa tin, điểm du lịch View siêu chill nằm trên đỉnh đèo Măng Đen có nhiều vi phạm và nhiều lần bị chính quyền địa phương kiểm tra, lập biên bản vi phạm khi kinh doanh, buôn bán trên đất nông nghiệp là sử dụng đất sai mục đích; tự ý đấu nối với QL24 khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra yêu cầu chủ đầu tư dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu.Sau khi Báo Thanh Niên phản ánh, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan kiểm tra, đề xuất các phương án xử lý theo đúng quy định, báo cáo kết quả trước ngày 17.3 để UBND tỉnh biết, chỉ đạo.