Vụ nổ lò hơi khiến 6 người thiệt mạng: Nhân chứng kể lại vụ việc
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong ngày 26.1, vịnh Bắc bộ đã có gió đông bắc mạnh cấp 8 (ngang cấp bão nhiệt đới), giật cấp 9 - 10; trạm Hòn Ngư và trạm Phú Qúy có gió giật mạnh cấp 8.Dự báo, trong ngày và đêm 27.1, vịnh Bắc bộ có gió mạnh cấp 6 - 7, chiều tối và tối có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 2 - 4,5 m.Khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Từ đêm 27 - 28.1, khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng cao 3 - 5 m.Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng cao 3 - 5 m; vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau và khu vực nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8 - 9, biển động mạnh, sóng biển cao 3 - 5 m.Vịnh Bắc bộ gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7 - 8, biển động, sóng biển cao 2 - 3 m. Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển cấp 2. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.Cùng ngày, cơ quan khí tượng cho biết, không khí lạnh đã ảnh hưởng toàn miền Bắc, tiếp tục ảnh hưởng đến Bắc và Trung Trung bộ. Ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ trời rét đậm, vùng núi Bắc bộ rét hại, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối; ở Trung Trung bộ trời rét. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 6 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi phổ biến 16 - 19 độ C.Thầy giáo bí mật hiến thận cho học sinh
Trận đấu diễn ra tại sân Bàu Thành, H.Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu) vào chiều 6.1 giữa Trường ĐH Lạc Hồng và "tân binh" Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 có tỉ số hòa 1-1, dù đội bóng của trường đại học có thời gian cầm bóng nhiều và tấn công "vũ bão" vào khung thành của trường cao đẳng.Với kết quả này, Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 có thể là đội đứng đầu bảng nếu thắng Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai hoặc nhì bảng nếu thua trường này dưới 9 bàn. Vì trước đó, ở trận ra quân, Trường ĐH Lạc Hồng đã để thua đậm 1-9 trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai."Chúng tôi chỉ hy vọng được nhì bảng, vì vậy cả đội sẽ cố gắng hạn chế bàn thua trước Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai trong trận đấu sắp tới", HLV Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 chia sẻ.Có thể nói việc hòa Trường ĐH Lạc Hồng là một kỳ tích của "tân binh" Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 trong lần đầu tiên tham gia vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải TNSV THACO cup 2025. Trong suốt trận đấu, đội Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 liên tục bị Trường ĐH Lạc Hồng tấn công. Thế nhưng, sự xuất sắc của thủ môn Nguyễn Trung Hậu (số 1) Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 cộng với sự vô duyên của các tiền đạo Trường ĐH Lạc Hồng đã giúp cho Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2 không thua thêm bàn nào nữa.Bản lĩnh của Trường CĐ Công nghệ Quốc tế Lilama 2, ngoài sự xuất sắc của thủ môn số 1 Nguyễn Trung Hậu, còn phải kể đến sự linh hoạt, lắt léo của 3 cầu thủ Lê Khắc Quân (số 11), Nguyễn Đăng Kha (số 16), đặc biệt là đội trưởng Trần Anh Kiệt (số 18).BTC khu vực Đông Nam bộ khích lệ các đội bóng với những giải riêng cho cầu thủ xuất sắc nhất mỗi trận, đội vô địch, đội hạng nhì, 2 giải Vua phá lưới và Thủ môn xuất sắc nhất (tổng trị giá 30 triệu đồng).
Những UAV 'tí hon' khiến 'gã khổng lồ' xe tăng lép vế?
Trong những ngày diễn ra vòng loại khu vực Đông Nam bộ giải Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III-2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), tại sân vận động Bàu Thành, huyện Long Đất, Bà Rịa – Vũng Tàu, chuyên gia bóng đá Đoàn Minh Xương luôn có mặt để theo dõi các trận đấu.Từng là một cầu thủ, HLV, giảng viên thể thao, ông Đoàn Minh Xương cho rằng trình độ đội bóng của các trường tại khu vực Đông Nam bộ còn quá chênh lệch, dẫn đến những trận đấu có rất nhiều bàn thua."Đây là lần thứ hai khu vực Đông Nam bộ tổ chức, chúng ta có 6 đội bóng tham gia. Nhìn chung nếu nói nói ra những đội có chất lượng thì chúng ta cũng có ví dụ đội Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên 3 đội bóng còn lại là Trường CĐ Công Nghệ Quốc Tế Lilama2, Trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi, Trường ĐH Lạc Hồng, chất lượng chuyên môn của các đội này có lẽ thời gian vừa rồi các em chưa được đầu tư tập luyện tốt do đó có sự chênh lệch trình độ giữa hai nhóm đội bóng này. Các em quen chơi bóng đá mini, bóng đá sân 5, sân 7 do đó khả năng thích nghi với loại hình thi đấu 11 người các em còn bỡ ngỡ và xa lạ, do đó dẫn đến những thất bại với tỉ số nặng nề", ông nói.Tuy nhiên, vị chuyên gia bóng đá U.70 vẫn đánh giá rất cao những nỗ lực của huyện Long Đất phối hợp với Báo Thanh Niên để tổ chức vòng loại này.Ông cũng cho rằng, đây là một cơ hội tốt để địa phương có thể phát triển phong trào bóng đá học đường nhằm tìm kiếm những tài năng mới cho nền thể thao nước nhà.
14 giờ sau vụ tai nạn lao động kinh hoàng tại thủy điện Đăk Mi 1 (xã Đăk Choong, H.Đăk Glei, Kon Tum), 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa được tìm thấy. Lực lượng chức năng đang nỗ lực lặn tìm trong dòng nước lạnh nơi thân đập. Sau vụ tai nạn kinh hoàng, công trình thủy điện Đăk Mi 1 đã tạm dừng thi công để lực lượng chức năng tìm kiếm công nhân mất tích và phục vụ điều tra. Các công nhân ngồi hàng dài trên những phiến đá, vẻ mặt mệt mỏi sau ngày dài hỗ trợ tìm kiếm đồng nghiệp.Dõi mắt theo những chiến sĩ công an lặn ngụp dưới hố nước sâu, anh N. (công nhân tại nhà máy thủy điện Đăk Mi 1) không khỏi xót thương cho những đồng hương Nghệ An vừa gặp nạn.Anh N. kể, bản thân thuộc đội thi công ban ngày, còn nhóm 5 người gặp nạn cùng nhiều công nhân khác được phân công làm ca đêm. Tối hôm trước, các công nhân này đang thực hiện đổ bê tông trên phần thân đập.Khoảng hơn 3 giờ ngày 31.12, khi đang ngủ trong chòi, anh N. cùng nhiều công nhân khác nghe một tiếng động lớn như nổ mìn. Ngay sau đó, anh N. cùng nhiều công nhân khác chạy ra thì thấy mảng bê tông lớn từ độ cao khoảng 50 m rớt xuống chân đập. Nhóm 4 công nhân đang thi công rơi theo mảng bê tông dài khoảng 20 m. Một công nhân đứng dưới cũng bị bê tông rớt xuống, tử vong.Theo ông Thái Văn Tưởng, Bí thư Huyện ủy Đăk Glei, trước mắt huyện hỗ trợ mỗi gia đình nạn nhân 5 triệu đồng, đề nghị chủ đầu tư lo toàn bộ chi phí về quê, tiến hành mai táng. Dự án thủy điện Đăk Mi 1 là dự án tư nhân có quy mô lớn tại H.Đăk Glei. Tiến độ công việc hiện đã đạt được khoảng 85%, sau khi hoàn thành sẽ đóng góp rất lớn vào kinh tế của địa phương. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, không có sự việc đáng tiếc tương tự, trước mắt huyện đề nghị dừng hoạt động dự án, rà soát lại toàn bộ khâu an toàn lao động. Khi đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối mới cho hoạt động trở lại.Kiểm tra tại hiện trường, ông Lê Như Nhất, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Kon Tum, cho biết sau khi nắm được thông tin, sở đã liên hệ với Huyện ủy Đăk Glei chủ động chỉ đạo, triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ. Cùng với đó, phối hợp với lực lượng công an huyện kiểm tra hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.Đặc biệt, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đã báo cáo, xin ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum để chỉ đạo công an tỉnh tăng cường phối hợp xác minh, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn; Sở LĐ-TB-XH tỉnh tổ chức cuộc thanh tra liên ngành xác định rõ nguyên nhân, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động; đơn vị chủ đầu tư sớm có phương án để hỗ trợ gia đình nạn nhân, chủ động phương án mai táng, biện pháp hỗ trợ đời sống cho người nhà nạn nhân. "Đối với trường hợp 2 người chưa tìm thấy thi thể, Sở Công thương tỉnh Kon Tum đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo công an tỉnh tăng cường công tác tìm kiếm trong thời gian sớm nhất", ông Nhất nói. Ông Đỗ Xuân Hiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, cho biết trước mắt đơn vị thi công hỗ trợ cho gia đình mỗi nạn nhân 100 triệu đồng chi phí an táng, liên hệ với thân nhân những người đã mất để đưa thi thể về quê, tổ chức thăm viếng, hỗ trợ hoàn toàn phần an táng cho nạn nhân và động viên thân nhân bớt đau buồn. Sau đó, đơn vị thi công sẽ làm việc để tiếp tục bồi thường cho gia đình các nạn nhân.
Hướng dẫn cách xử lý vết thương hở tại nhà từ bác sĩ chuyên khoa
Trưa 24.1 mang tới niềm vui lớn cho người dân khu Nam TP.HCM ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi toàn bộ giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức thông xe sớm hơn 3 ngày so với kế hoạch gần nhất (27.1).Sau hơn 1 năm chật vật phải đi vòng đường xa ùn tắc, người dân đã có thể lưu thông bình thường dọc tuyến Nguyễn Hữu Thọ từ Nhà Bè hướng về trung tâm TP và ngược lại theo hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, chấm dứt cảnh đi vòng chật vật. Hướng Nguyễn Văn Linh, các phương tiện lưu thông qua hầm chui HC1 và hầm chui HC2.Tuy nhiên, theo khảo sát của Thanh Niên, nút giao lớn nhất khu Nam chỉ thông thoáng trong mùa Tết Nguyên đán và những ngày đầu người dân mới trở lại thành phố sau tết. Mấy ngày qua khi lượng phương tiện tăng dần, khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ lại bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ.Cụ thể, buổi sáng đầu ngày, các phương tiện ô tô, xe tải vẫn phải nối đuôi nhau di chuyển rất chậm từ đoạn vòng xoay ngay trước tòa nhà PVgas kéo dài qua cầu Rạch Đĩa 2 xuống tới khu vực nút giao hướng về trung tâm thành phố. Trên cầu Rạch Đĩa 2, ô tô lấn sang 2 làn, "chiếm" luôn không gian của xe máy, dẫn tới tình trạng xe máy phải len lỏi vào đường ô tô để đi, rất nguy hiểm.Giai đoạn trước khi có rào chắn thi công, tất cả xe máy và 1 phần ô tô rẽ phải ngay ở đoạn giao Nguyễn Hữu Thọ vào đường Nguyễn Văn Linh dù đông cũng có đường di chuyển. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn phương tiện đi thẳng, dừng chờ đèn đỏ nên tình trạng dồn xe càng nghiêm trọng hơn.Ở chiều ngược lại, hướng từ Q.7 đi H.Nhà Bè buổi sáng thông thoáng nhưng lại ngột ngạt vào buổi chiều. Vừa qua 17 giờ, chưa tới mức cao điểm nhưng hàng dài ô tô đã phải xếp nối đuôi trên đường Nguyễn Hữu Thọ từ trước cổng Trường đại học Tôn Đức Thắng tới tận đoạn giao Nguyễn Văn Linh. Đoạn đường này khá hẹp, chỉ có 2 làn xe, nhiều ô tô quá sốt ruột chuyển hướng qua làn bên phải, lấn vào đường xe máy nên các phương tiện phải chen nhau, di chuyển rất chậm. Thường mỗi lượt xe phải chờ tới 3 lượt đèn đỏ mới qua được nút giao."Từ hôm gỡ rào chắn đến giờ, đúng là các tuyến đường có thông thoáng hơn, nhưng cứ tới gần vòng xoay là lại ùn. Đèn đỏ tới gần 90 giây, mà đèn xanh chỉ hơn 30 giây, xe chưa kịp đi đã phải dừng rồi. Hôm đầu thông xe nút giao này, mọi người về quê đông lắm rồi mà đường vẫn ùn, do đèn xanh họ để có khoảng 20 giây thôi, sau mấy hôm mới điều chỉnh thêm nhưng vẫn không đáng kể. Vòng xoay lớn thế này, nhiều hướng rẽ phải, rẽ trái, phương tiện thì đông, cơ quan chức năng nên xem xét điều chỉnh lại hệ thống đèn tín hiệu cho hợp lý. Chứ để chờ mãi mới thông xe 1 dự án lớn rồi mà tắc vẫn hoàn ùn thì quá lãng phí" - chị Trần Minh Thư (ngụ H.Nhà Bè) nêu ý kiến.Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Sở GTVT cho biết Sở tiếp thu phản ánh của người dân và đã chỉ đạo cơ quan phụ trách thu thập dữ liệu quan sát từ hệ thống camera để phân tích tình hình thực tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác điều khiển đèn tín hiệu do lực lượng công an quản lý nên Sở GTVT cần tổ chức đánh giá, nếu có bất cập sẽ đề xuất phương án tới Công an TP."Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu cần được đồng bộ để tạo mạch giao thông xuyên suốt, không để vì thông xe đoạn này dẫn đến dồn ùn ứ xuống đoạn sau. Hiện nay Trung tâm Điều hành giao thông công cộng TP.HCM đang thu thập số liệu, theo dõi, đánh giá thực tế trong những thời điểm mà người dân phản ánh, lượng xe có quá nhiều hay không, có cần điều chỉnh đèn tín hiệu hay không. Dự kiến ngày mai (7.2) các đơn vị sẽ họp bàn với Công an TP để bàn bạc và đưa phương án tốt nhất cho giao thông khu vực này" - đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.