$508
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của thủ môn huyền thoại mu. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ thủ môn huyền thoại mu.FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của thủ môn huyền thoại mu. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ thủ môn huyền thoại mu.Chiều 12.1, sau kết quả hòa 1 - 1 ở 2 hiệp đấu chính thức trong trận play-off bảng B (vòng loại Duyên hải miền Trung) giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO, 2 đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và Trường CĐ FPT Polytechnic đã bước vào loạt sút luân lưu cân não.Để có kết quả thắng 5 - 4 sau 6 lượt sút, giúp đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng giành chiếc vé thứ 2 (sau đội ĐH Huế) vào vòng chung kết tại TP.HCM, thủ môn Phan Việt Cường đã góp công đẩy 2 cú sút từ chấm 11 m từ cầu thủ đội Trường CĐ FPT Polytechnic. Đáng chú ý, trong số 2 pha đẩy bóng này, Phan Việt Cường đẩy được cú sút thứ 6 của đội bạn, góp phần ấn định chiến thắng 5 - 4 trong tâm trạng hồi hộp của tất cả cổ động viên trên sân. Cầu thủ sinh năm 2004 này từng tham gia đội trẻ của CLB Huế năm 12 tuổi. Đến 18 tuổi, Phan Việt Cường rời đội trẻ của Huế vì muốn theo một ngành nghề cho tương lai. Cường đang là sinh viên năm thứ 3 ngành Khoa học vận động – Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.Cường cũng từng đá cho U.19 Huế, bởi vậy đứng trước trái bóng từ chấm phạt đền, anh rất tự tin."Để đỡ được 2 quả penalty, trong quá trình tập luyện, tôi triển khai tập bắt bóng vào những lúc cuối giờ. Bản thân tôi tự tin khi bắt penalty", cầu thủ mang áo số 1 đội bóng Trường ĐH TDTT Đà Nẵng nói: "Trong quá trình tập luyện và được cọ xát từ nhỏ, tôi có "chai sạn" hơn so các bạn ở lứa tuổi sinh viên. Tôi không bị hiện tượng tâm lý, có khả năng phán đoán tốt và tự tin hết mình…".Lần đầu tiên tham gia giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam và lập công cho đội tuyển, thủ môn Phan Việt Cường cho biết rất vui bởi quá trình tập luyện vất vả của cả đội đã được đền đáp. "Cả đội bóng đã chơi hết mình để giành chiếc vé thứ 2 vào vòng chung kết. Chắc chắn đội sẽ quay lại tập luyện với quyết tâm lớn hơn. Đối với vị trí thủ môn như tôi, tôi sẽ cố gắng chơi hết mình để cống hiến, góp phần mang thành tích tốt nhất về cho Trường ĐH TDTT Đà Nẵng", Phan Việt Cường nói.Như vậy, sau chiến thắng nghẹt thở trước đội bóng Trường CĐ FPT Polytechnic từ chấm phạt đền, đội bóng Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã chính thức giành chiếc vé thứ 2 vào vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO.Trước đó, đội ĐH Huế đã giành vé vào chơi ở vòng chung kết sau chiến thắng tối thiểu 1 – 0 trước đội bóng ĐH Duy Tân. Cầu thủ ghi bàn duy nhất trận đấu là Dương Hữu Thái Hoàng (số 10) cũng là "vua phá lưới" vòng loại với 3 bàn thắng và là chủ nhân của giải cầu thủ xuất sắc nhất. ️
WEF nhận định Việt Nam là một trong những nước được cộng đồng doanh nghiệp quan tâm nhất tại các hội nghị WEF. Các doanh nghiệp khẳng định hài lòng với các dự án đầu tư tại Việt Nam; ấn tượng với việc Chính phủ Việt Nam có các chính sách, biện pháp quyết liệt để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, cũng như luôn dành sự quan tâm, ủng hộ rất cao cho cộng đồng doanh nghiệp.Mục tiêu xuyên suốt của Việt Nam tham dự WEF là tìm hiểu, thảo luận và đóng góp ý kiến với các nhà lãnh đạo thế giới về các vấn đề kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ toàn cầu, thể hiện vị thế mới của một nước Việt Nam năng động hơn, hội nhập đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới. Nhân cơ hội này, quảng bá hình ảnh về một nước Việt Nam năng động, thân thiện, đang đổi mới mạnh mẽ và đầy tiềm năng phát triển, được đánh giá là một địa điểm hấp dẫn hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Ở góc độ này, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cực kỳ thành công. Việt Nam không chỉ xuất hiện tự tin tại các hội nghị thường niên WEF, mà trong các phiên CSD, Thủ tướng đã thể hiện cho các nhà kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp thế giới thấy những đóng góp đáng kể của Việt Nam trong việc giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu và xứng đáng được cộng đồng quốc tế ghi nhận.Các nhà đầu tư thường quan tâm rằng, một nền kinh tế cần có một ý chí mạnh mẽ và một quyết tâm cao để duy trì thực hiện cam kết phát triển bền vững, tiếp tục cắt giảm, thúc đẩy thủ tục hành chính theo hướng nhanh, minh bạch hơn, cải thiện giáo dục thực chất, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế số... thì Thủ tướng đã cho họ thấy, Chính phủ Việt Nam đã rất nhất quán và nỗ lực giải quyết những thách thức này. Bằng chứng là dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam ngày càng tăng, và Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực cải thiện các điều kiện để duy trì lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh. ️
Tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được in năm 1978 ở NXB Tác phẩm mới. Đây là tập thơ đầu tay tôi viết suốt 5 năm ở chiến trường, từ lúc mới đặt chân lên Trường Sơn. Năm 1977 tôi được in tập trường ca đầu tiên Những người đi tới biển (NXB Quân đội Nhân dân). Cái viết trước lại được in sau, nhưng tôi vui lắm, vì tới năm 1978 tôi mới có hai tác phẩm này. Hồi đó, được in, được trả nhuận bút, là sướng lắm rồi.Nhưng năm 1978 tôi gặp một tai nạn giao thông rất nặng, phải nằm bệnh viện từ mùa thu năm 1978 tới mùa hè năm 1979. Chuyện tập thơ Dấu chân qua trảng cỏ của tôi được Hội đồng chấm giải thưởng Hội Nhà văn VN xem xét, tôi hoàn toàn không biết. Hồi đó, thông tin là điều ai cũng muốn mà không có.Mùa thu năm 1979, tôi rời Trại sáng tác Quân khu 5, từ Đà Nẵng chuyển về Quy Nhơn, từ anh chàng trung úy chuyển thành một cán bộ dân sự, tôi cũng chẳng có ý kiến gì. Trên vai một ba lô về Quy Nhơn, tôi tấp ngay vào căn phòng 12 m2 Báo Nghĩa Bình phân cho vợ tôi. Thế là có một gia đình, lại có nhà ở, dù nhà "nắng dột nắng mưa dột mưa" nhưng với vợ chồng tôi, thế cũng là quá ổn.Về Quy Nhơn ít ngày, tôi mới biết mình được giải thưởng Hội Nhà văn, do đọc báo thấy in tin này. Chỉ biết vậy thôi chứ cũng chưa biết thêm tin gì. Tôi vui, dĩ nhiên, nhưng niềm vui cũng không hề ồn ào, vui vậy thôi.Sau đó ít lâu tôi nhận được thư Hội Nhà văn thông báo chính thức mình được giải, đây là giải thường niên của Hội Nhà văn VN, nhưng được tổ chức xét thưởng và trao lần đầu. Có hai giải, giải thưởng thơ và giải thưởng văn xuôi. Tôi nhớ, có hai tác giả nhận giải văn xuôi, nhưng bây giờ không nhớ tên tác giả, vì đã 46 năm rồi còn gì.Nếu chỉ được nhận giải thưởng, cả nhận tiền thưởng, thì cũng chưa có chuyện gì đáng nói. Phải mấy năm sau, hình như vào năm 1982 - 1983 gì đó, nhà văn Nguyễn Thành Long, quê Quy Nhơn, ông về công tác và thăm mẹ mình, người mẹ tảo tần bán tạp hóa ở chợ Lớn Quy Nhơn, ông gặp và tới nhà tôi chơi, anh em tâm sự, ông kể tôi nghe, tôi mới biết chuyện. Thì ra, tôi có được giải thưởng này cũng không hề dễ dàng. Nhà văn Nguyễn Thành Long là thành viên Hội đồng chấm giải, từ sơ khảo tới chung khảo, nên "rành sáu câu" chuyện xét giải này. Ông kể, ở vòng chung khảo, tập thơ tôi đã may mắn lọt vào, nhưng bấp bênh lắm. Vì chỉ còn hai tập thơ, hai tác giả ở vòng cuối cùng này, và hai chọn một. Tôi phải đối đầu với một "cây đa cây đề" thơ Việt Nam, là nhà thơ Huy Cận.Ông Huy Cận có tập thơ Ngôi nhà giữa nắng in ở NXB Văn học năm 1978. Tôi thì chỉ có một dấu chân nhỏ bé qua trảng cỏ hoang dại, coi bộ chuyện này là "trứng chọi với đá" rồi. Tôi lúc ấy là nhà thơ trẻ, nếu bị "out" (loại) cũng là chuyện bình thường. Nhưng câu chuyện nhà văn Nguyễn Thành Long kể với tôi, sau đó ông đã viết thành sách, có một chi tiết không có trong sách của ông, tôi sẽ nói sau.Trong cuốn Chế Lan Viên - người làm vườn thế kỷ, ở bài Hai câu chuyện về Chế Lan Viên, nhà văn Nguyễn Thành Long viết: "Câu chuyện thứ hai thuộc về văn học, sự lựa chọn một trong hai tác phẩm về thơ của Thanh Thảo và Huy Cận (giải thưởng thơ thường niên của Hội Nhà văn VN năm 1979). Chế Lan Viên ở TP.HCM mới ra, hôm trước đã "xạc" tôi một trận không đúng phép tắc cho lắm: "Huy Cận dạy Thanh Thảo chứ Thanh Thảo dạy Huy Cận à?".Vấn đề này hôm sau chuyển vào cuộc họp. Xuân Diệu và Chế Lan Viên nói suốt buổi, Thanh Thảo có cơ mất giải thưởng. Đến phút quyết định, Chế Lan Viên cầm tập thơ của Thanh Thảo (Dấu chân qua trảng cỏ) đứng lên và nói: "Hãy khoan, những câu thơ như những câu này, Huy Cận không viết được thật, anh Xuân Diệu ạ". Xuân Diệu đang phản bác hăng hái, bỗng trở nên hiền lành hẳn. Xuân Diệu nói: "Mà tôi không hiểu sao cái cậu Thanh Thảo ấy làm được những câu thơ như thế mà không biết".Trong câu chuyện nói riêng với nhau, anh Nguyễn Thành Long còn kể tôi nghe chi tiết này: Khi cuộc tranh luận ở Hội đồng xét giải có vẻ "bất phân thắng bại", đột nhiên nhà thơ Chế Lan Viên đưa ra giải pháp: "Tôi đề nghị mỗi thành viên Hội đồng để hai tập thơ trước mặt, xin các anh mở bất kỳ một trang trong tập thơ Huy Cận và đọc to lên, sau đó mở bất kỳ một trang trong tập thơ Thanh Thảo và đọc, chúng ta sẽ có kết luận". Sau màn đối chất thơ vừa bất ngờ vừa thú vị này, cả Hội đồng xét giải thơ đã đi tới đồng thuận, rất nhẹ nhàng. Đó là sự lựa chọn vừa công bằng vừa nghiêm túc. Người có tác phẩm được chọn trao giải rất vui, mà người không được chọn cũng chẳng buồn.Phải nói, 46 năm trước, Hội đồng chấm giải thưởng văn học của Hội Nhà văn đã lựa chọn tác phẩm ở vòng chung khảo như vậy. Các hội đồng xét giải của Hội Nhà văn chúng ta bây giờ rất nên tham khảo cách xét chọn vừa vô tư vừa thú vị này, để "không ai bị bỏ lại phía sau", dù không nhận được giải thưởng.Sau khi nhận giải thưởng mấy năm, tới năm 1983, tôi mới được gặp trực tiếp nhà thơ Xuân Diệu. Cuộc gặp gỡ bên ly bia rất vui, từ đó cho tới cuối đời, nhà thơ Xuân Diệu coi tôi như một đứa em ruột. Ông rất thương tôi, và tôi thường đi với ông về vùng quê Tuy Phước là quê mẹ của Xuân Diệu. ️