Toyota Veloz Cross: Đẹp nhưng lắm 'thị phi', lái có thuyết phục?
Ngày 30.12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sẽ tổ chức 6 hoạt động chăm lo tết cho công đoàn viên và người lao động nhằm đảm bảo mọi công đoàn viên và người lao động đều có một cái tết ấm áp, hạnh phúc. Cụ thể, gồm: Thứ nhất, chương trình "Tết Sum vầy - Xuân đoàn kết" dự kiến chăm lo cho 15.000 hộ gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là những người lao động bị nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội hoặc bị bão lũ ảnh hưởng, không có điều kiện về quê đón tết. Mức hỗ trợ là 1,8 triệu đồng/hộ (trong đó 300.000 đồng tiền quà và 1,5 triệu đồng tiền mặt).Thứ hai, chương trình "Tấm vé nghĩa tình - Xuân đoàn viên" nhằm hỗ trợ vé tàu, xe và máy bay cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn về quê đón tết.Diện được hỗ trợ gồm người lao động gặp khó khăn, 2 năm liền chưa có điều kiện về quê đón tết; công đoàn viên bị mất việc do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc chủ doanh nghiệp bỏ trốn; người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi từ 50 triệu đồng trở lên hoặc đạt các giải thưởng như Giải thưởng Nguyễn Văn Linh, Bằng khen Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Giải thưởng Tôn Đức Thắng…Ngoài ra, chương trình "Chuyến tàu mùa xuân" sẽ hỗ trợ 100% giá trị vé tàu cho 500 gia đình công nhân tại các khu chế xuất và khu công nghiệp.Thứ ba, chương trình "Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" tặng phiếu mua hàng cho 9.500 công đoàn viên tham gia mua sắm tại các phiên chợ với giá ưu đãi (1 triệu đồng/đoàn viên).Thứ tư, LĐLĐ TP.HCM tổ chức họp mặt tặng quà cho 5.000 đoàn viên nghiệp đoàn có hoàn cảnh khó khăn (1 triệu đồng/phần) và tập thể các nghiệp đoàn (2 triệu đồng/tập thể).Thứ năm, lập các đoàn đi thăm, chúc tết các đơn vị, doanh nghiệp, đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các công trình trọng điểm và gia đình đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Thứ sáu, với chương trình "Gia đình công nhân lao động vui tết cùng Thành phố", LĐLĐ TP.HCM dự kiến tổ chức cho 10.000 gia đình đoàn viên công đoàn tiêu biểu ở lại TP.HCM đón xuân tham quan, vui chơi giải trí tại một khu du lịch vui chơi, giải trí trên địa bàn.Hiện TP.HCM có khoảng 4,9 triệu người trong độ tuổi lao động, đồng thời có 17 khu chế xuất, công nghiệp với hơn 250.000 công nhân lao động. Tính đến nay, LĐLĐ TP.HCM đang quản lý hơn 18.800 công đoàn cơ sở với hơn 1,4 triệu công đoàn viên.Lịch thi đấu đội tuyển Việt Nam hôm nay (26.4): Cơ hội cuối đến World Cup, phải thắng!
Theo clip, sau khi cùng ba mẹ lên sân khấu trao quà cho cô dâu, chú rể, bé gái nán lại gửi đôi lời đến nhân vật chính. Bé gái làm MC gửi lời chào nhiệt tình đến khách mời và đọc bài thơ dài tặng cô dâu, chú rể. Kết thúc phần phát biểu, MC nhí nhận được nhiều tràng vỗ tay của mọi người, ai nấy đều bất ngờ với món quà đặc biệt này. Dân mạng sau khi xem clip xuýt xoa gửi lời khen vì phong thái tự tin, chất giọng rõ ràng, mạch lạc của bé gái.Bé gái trong clip là Triệu Thảo My (10 tuổi, quê ở Thái Nguyên). Chị Trần Thùy Linh, mẹ Thảo My, là người đăng tải đoạn clip lên mạng xã hội.Chị Linh cho biết Thảo My đang học lớp 4. Hằng ngày, sau mỗi giờ lên lớp bé được ba mẹ cho xem điện thoại 30 phút. Phần nội dung đọc trong ngày cưới em trai chị được bé xem và học theo trên mạng xã hội. Trước ngày cưới cậu, bé nói muốn dành món quà đặc biệt là phần thể hiện lời chúc hạnh phúc theo phong thái của một MC. Dù được con đọc trước vài lần cho nghe nhưng người mẹ vẫn bất ngờ với màn thể hiện trên sân khấu. Bé dẫn một cách tự tin, trình bày câu từ rõ ràng, trôi chảy. Đám cưới vẫn có người dẫn chương trình chính, Thảo My chỉ tham gia một phân đoạn nhỏ."Việc làm MC trong đám cưới được con thể hiện một cách ngẫu hứng. Trước đó tôi cũng không cho con đi học ở trung tâm về kỹ năng này và đó cũng không hẳn là đam mê của con. Con yêu quý cậu nên không ngại nói chuyện trước đám đông, có nhiều người lớn tuổi", chị Linh nói.Thảo My có một em trai, năm nay 4 tuổi. Trong mắt người mẹ, con gái đầu luôn ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn. Ngoài giờ học, con thường phụ giúp ba mẹ trong những việc có khả năng như quét nhà, cắm cơm, lau nhà, rửa chén…"Mình chỉ có một em trai là chú rể mới cưới cách đây không lâu. Gia đình hòa thuận, yêu thương nhau nên các con ai cũng quý mến, thường xuyên chơi với cậu. Mình lấy chồng cách nhà mẹ đẻ khoảng 10 km nên các con được về bà ngoại chơi vào dịp cuối tuần", người mẹ chia sẻ.Chị Linh bất ngờ vì đoạn clip nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của dân mạng. Không ít người khuyên chị đầu tư cho con học các lớp năng khiếu để tiếp tục phát triển. Người mẹ sẽ hỏi ý kiến con, không quá áp đặt để con được thoải mái, tự do học tập, vui chơi."Mình cũng có chút tự hào với màn thể hiện tự tin của con. Cả hai bên nội ngoại ai cũng vui, hãnh diện nhưng sẽ không ép buộc những thứ con không thích. Mình luôn cố gắng dạy bảo để con hiểu được việc tốt, việc xấu và làm nhiều điều hay lẽ phải", chị Linh trải lòng.Về phần mình, Thảo My vui và hạnh phúc khi thể hiện trọn vẹn lời chúc gửi tới cô dâu, chú rể trong ngày cưới. "Con rất quý cậu nên muốn có món quà đặc biệt dành tặng cậu. Con sẽ cố gắng, rèn luyện mỗi ngày để vừa học giỏi vừa phụ giúp mẹ trông em, làm việc nhà", bé gái nói.Anh Triệu Văn Việt (36 tuổi), ba Thảo My đọc hết những bình luận của mọi người. Phải đi làm xa nhà nên mỗi khi có thời gian rảnh, anh đều tranh thủ ở bên vợ con. Mỗi khi con mượn điện thoại chơi, anh dặn dò chỉ được xem các kênh phù hợp và không được xem quá thời gian quy định."Tôi hạnh phúc vì có hai con ngoan ngoãn, biết yêu thương nhau. Hôm con gái lên sân khấu, không ai nghĩ con có thể đọc tốt như vậy. Tôi nghĩ ngoài giờ lên lớp, ba mẹ có thể dành thời gian hướng dẫn các con học thêm kỹ năng khác để con có thể vừa chơi vừa khám phá nhiều điều thú vị, mới mẻ", anh Việt bày tỏ.
Kia Sorento phiên bản 'lạ' xuất hiện tại Việt Nam, có thể chạy bằng điện
Sáng nay, 15.2, chương trình Tư vấn mùa thi 2025 của Báo Thanh Niên khai mạc tại Trường ĐH Đồng Nai với khoảng 10.000 học sinh THPT tại TP.Biên Hòa và các địa phương trong tỉnh Đồng Nai tham dự. Chúng tôi ghi nhận những ý kiến của học sinh tại đây về một vấn đề đang nóng hiện nay: Dạy thêm học thêm cùng những áp lực năm cuối cấp.Nguyễn Thị Bảo Châu, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Nguyễn Trãi, TP.Biên Hòa, cho biết dự tính sẽ đặt nguyện vọng 1 vào ngành luật kinh tế, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). Để tự tin thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào đại học, ít nhất Bảo Châu học thêm 4 môn: toán, ngữ văn, tiếng Anh và hóa học. Hiện tại khi Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT quy định về dạy thêm học thêm bắt đầu có hiệu lực, giáo viên dạy Bảo Châu trên lớp sẽ không được dạy thêm có thu tiền với chính học sinh của mình ở bên ngoài trường. Điều này khiến Bảo Châu có lẽ phải tìm trung tâm ôn thi do các giáo viên khác dạy.Theo Bảo Châu, tâm lý chung của những học sinh cuối cấp là áp lực. Năm nay thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 các học sinh cũng nhiều bỡ ngỡ hơn. Việc học thêm với những giáo viên được cho là "có tiếng" và những trung tâm ôn luyện không chỉ giúp học sinh vững tinh thần hơn, mà theo Bảo Châu còn giúp các bạn có thêm kinh nghiệm ôn tập, kinh nghiệm làm bài thi.Dự tính đặt nguyện vọng 1 vào ngành chăn nuôi tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM để sau này có thể hỗ trợ việc quản lý trang trại nuôi dê của gia đình, Hà My (học sinh Trường THPT Tôn Đức Thắng, H.Tân Phú, Đồng Nai) tập trung nhiều thời gian hơn cả ôn thi các môn toán, vật lý, hóa học. Cũng như nhiều bạn bè trong lớp ở thời điểm này, Hà My không chỉ tự học mà còn đăng ký lớp học thêm bên ngoài. "Không chỉ giúp học sinh hệ thống kiến thức, em thấy các thầy cô lớp dạy thêm học thêm còn chỉ cho chúng em những "mẹo" làm bài, bí kíp làm bài đạt điểm cao, bí kíp làm bài thi trắc nghiệm, cái đó em nghĩ cũng rất cần thiết", Hà My chia sẻ.Yêu thích ngành ngôn ngữ Anh, muốn trở thành cô giáo dạy tiếng Anh trong tương lai, Lam Phương (THPT Tôn Đức Thắng, H.Tân Phú) cho biết đang phải gặp rất nhiều áp lực khi chỉ còn mấy tháng nữa là tới kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển vào các trường đại học. Dự tính đặt nguyện vọng vào Trường ĐH Sài Gòn hoặc có thể tính tới phương án học tập xa hơn tại Trường ĐH Đà Lạt, Lam Phương cho hay thời gian này bạn thường không có nhiều thời gian để ngủ, thay vào đó là học và học. Học chính khóa trên trường, học thêm ở ngoài, tự học ở nhà."Ngành ngôn ngữ Anh thường có điểm chuẩn cao, có nhiều bạn học giỏi, nên em rất lo lắng. Giáo viên hiện nay cũng không được dạy thêm tại nhà theo Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT. Từ tuần sau, theo thông báo chúng em sẽ được các thầy cô ôn thi tốt nghiệp THPT miễn phí trong trường", Lam Phương kể.Trong bối cảnh siết dạy thêm học thêm như hiện nay, nữ sinh Đồng Nai cho biết mình phải nỗ lực nhiều hơn, các học sinh cuối cấp như bạn cũng phải cố gắng nhiều hơn. "Ngày nào em cũng học từ sáng tới tối, một ngày ngủ có mấy tiếng, áp lực lắm. Gia đình có động viên nhưng em vẫn thấy lo. Có đi học thêm em còn áp lực, nếu không học thêm thì không biết như nào", Lam Phương bộc bạch.Ở góc độ khác, Trần Hà Nam, học sinh lớp 12C05 Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.Biên Hòa, chọn tự học là chủ yếu. Bạn có tham gia một số khóa học trực tuyến của những thầy cô ôn thi có tiếng trên mạng, còn lại không đi học thêm ở bên ngoài. Thay vào đó, bạn tự học, tham gia cộng đồng tự ôn tập với những học sinh giỏi khắp nơi trong cả nước. "Trong cộng đồng này, chúng em chia sẻ đề ôn thi với nhau, những cách giải bài hay, những phương pháp học tập tốt", Hà Nam nói.Hà Nam từng góp mặt trong đội tuyển ôn thi học sinh giỏi cấp tỉnh, sau đó vì lý do phụ giúp công việc của gia đình, bạn không tiếp tục ôn tập. Trước đây, bạn cũng tự học để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10. Năm nay, Hà Nam muốn thi đậu ngành cơ khí, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM). Hà Nam cũng giới thiệu những gương mặt bạn bè trong cộng đồng tự học của mình và đều đạt được các thành tích cao như Nguyễn Hoàng Duy, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, An Giang, đạt giải khuyến khích học sinh giỏi hóa cấp quốc gia. Phạm Đăng Đức Mạnh (THPT Vinh Lộc, Thừa Thiên-Huế), học sinh giỏi toán và tin học cấp tỉnh... "Khi tự học nhiều hơn, chúng em sẽ tự là người lên thời khóa biểu, thời gian biểu cho mình, mình cũng hệ thống lại những kiến thức xem còn yếu ở đâu và tự bồi đắp", nam sinh nói.
Ngày 20.3, tại Đắk Lắk, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN khu vực 11; đồng thời tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng, góp phần tăng trưởng kinh tế.NHNN khu vực 11 gồm 5 tỉnh Tây nguyên: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trụ sở NHNN khu vực đặt tại Đắk Lắk. Ông Nguyễn Kim Cương giữ chức quyền Giám đốc NHNN khu vực 11.NHNN khu vực 11 quản lý 32 TCTD đang hoạt động với 115 chi nhánh cấp 1, 5 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và 51 Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND); với 1.175 chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch...Phát biểu tại hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế khu vực 11, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết năm 2025, NHNN xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 16%, cao hơn các năm trước. Ngay từ cuối năm 2024, NHNN đã thông báo chỉ tiêu cho các TCTD để chủ động đáp ứng vốn cho nền kinh tế; đồng thời NHNN sẽ theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thực tế để chủ động điều chỉnh chỉ tiêu TTTD.Ông Sơn cũng đề nghị các TCTD quyết liệt thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với khách hàng; tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, động lực tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tín dụng các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển các sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng phù hợp với đặc thù của từng đối tượng khách hàng... Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động thông tin tín dụng của ngành nhằm nâng cao khả năng thu thập, cung cấp thông tin tín dụng khách hàng vay, từ đó hỗ trợ cho TCTD tăng cường cho vay; tạo thuận lợi cho ngân hàng CSXH triển khai các chương trình tín dụng chính sách đến người nghèo, đối tượng chính sách, hộ đồng bào dân tộc thiểu số...Theo NHNN khu vực 11, tính đến 28.2.2025, tổng dư nợ tín dụng khu vực này đạt trên 590.000 tỉ đồng, tăng 0,54% so với cuối năm 2024, chiếm khoảng 3,75% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của vùng, như: tín dụng cho ngành thương mại, dịch vụ chiếm hơn 54%, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 33%. Tín dụng đã tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, NHNN…
Nắng nóng kéo dài, nhiều người không muốn đi ra đường
Như Thanh Niên đã thông tin, nếu để ý lịch năm mới Ất Tỵ bạn sẽ thấy 2025 âm lịch có 384 ngày tính từ ngày 29.1.2025 đến ngày 16.2.2026. Trong khi đó, dương lịch vẫn 365 này. Như vậy năm nay, số ngày trong năm âm lịch dài hơn dương lịch tới 19 ngày.Sở dĩ năm âm lịch kéo dài so với những năm trước và dài hơn dương lịch Ất Tỵ vì người Việt được đón hai lần tháng 6. Trong đó, tháng 6 âm lịch đầu tiên có 30 ngày, bắt đầu từ ngày 25.6 - 24.7 dương lịch. Tiếp đến là một tháng 6 nhuận kéo dài 29 ngày từ ngày 25.7 - 22.8 dương lịch. Chính việc có thêm một tháng nhuận này đã đưa tổng số ngày trong năm Ất Tỵ 2025 lên tới 384 ngày.Sự kéo dài này đã khiến cho chúng ta được đón 2 lần Lập xuân trong năm Ất Tỵ 2025. Theo đó, ngày Lập xuân hay được hiểu là ngày đầu của tiết Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Nếu ta lấy điểm Xuân phân là gốc, khi kinh độ mặt trời bằng 0 thì vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315 độ. Năm Ất Tỵ khởi đầu với việc đón tiết Lập xuân vào 3.2.2025 dương lịch, tức mùng 6 Tết. Vào cuối năm, chúng ta lại một lần nữa đón tiết Lập xuân vào ngày 4.2.2026 dương lịch, tức ngày 17 tháng chạp năm Ất Tỵ. "Mình cũng vừa phát hiện điều thú vị này khi theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội. Dưới góc độ lịch pháp, khoa học, điều này hoàn toàn có thể lý giải được. Tuy nhiên việc cùng một năm đón 2 lần Lập xuân cũng khiến mình cảm thấy hứng thú, có một niềm tin rằng năm mới Ất Tỵ 2025 sẽ có nhiều điều tốt đẹp chờ đón tất cả chúng ta", anh Lê Trung (28 tuổi, ngụ Q.8) chia sẻ.Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 năm nay, người Việt Nam sẽ đón giao thừa vào đêm 29 tết thay vì đêm 30 tết như năm ngoái. Điều này sẽ diễn ra liên tục trong suốt 8 năm tới đây.Theo chuyên gia, Tết Nguyên đán nước ta có ngày trừ tịch là ngày cuối cùng của năm cũ. Ngày này thường được dân gian gọi nôm na là ngày 30 tết. Tuy vậy, ngày cuối năm không nhất thiết là ngày 30 tháng chạp mà còn có thể là ngày 29. Dù đó là ngày 29 hoặc 30 thì cũng không ảnh hưởng gì đến các phong tục tết cổ truyền vẫn được người dân lưu truyền và thực hành hằng năm.