Tuyển thủ Nhật Bản tại Olympic Tokyo vừa gia nhập Ngoại hạng Anh
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong một vài ngày tới Nam bộ tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35 - 38 độ C, có nơi trên 39 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45 - 50%.Hàng không thế giới đã thay đổi thế nào sau khủng bố 11.9 ở Mỹ?
Liên quan đến vụ HLV taekwondo ở TP.Đà Nẵng bị phụ huynh tố đánh đập học viên, lúc 13 giờ ngày 13.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Kin cho biết đang ở trụ sở Công an P.Khuê Trung (Q.Cẩm Lệ) để lấy lời khai."Hiện tôi đang lấy lời khai ở cơ quan công an, đây là lần thứ 2 tôi có mặt tại trụ sở để làm việc với công an. Lần đầu lên cơ quan công an vào tối 9.1...", ông Kin nói qua điện thoại với chúng tôi, khi ông đang ở trụ sở của cơ quan công an.Cũng trong trưa nay (13.1), PV Thanh Niên có mặt tại CLB taekwondo Seung Ri (đường Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do ông Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng, đồng thời là chủ nhiệm. Ghi nhận tại CLB có gần 10 học viên đang chuẩn bị gói bánh chưng để tổ chức buổi thiện nguyện tết cho trung tâm trẻ mồ côi tại TP.Đà Nẵng. "Tranh thủ sau giờ học chúng em đến CLB để phụ giúp thầy gói bánh chưng thiện nguyện, hiện thầy Kin đang bận việc nên đi vắng... chúng em sẽ có lịch tập luyện vào chiều tối nay", một nữ học viên nói.Ở một diễn biến có liên quan, trao đổi với PV Thanh Niên, ông N.T.H. (trú P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết sáng 13.1 cháu N.T.N.M (13 tuổi, con trai ông H.) vẫn đi học bình thường. "Hiện tâm lý của cháu không được ổn định sau khi gia đình có đơn tố cáo. Vì vậy gia đình chưa thể tiếp chuyện trực tiếp với báo chí, gia đình đang chờ kết quả làm việc của cơ quan công an đối với HLV...", ông Hưng thông tin.Cũng theo phụ huynh N.T.H, 24 giờ sau khi bị HLV đánh ở phòng tập, vết bầm trên cơ thể của con trai ông vẫn còn rõ. "Cháu N.T.N.M cao 1,48 m, nặng 35 kg. Cháu nhỏ con lắm... Hiện gia đình đang rất lo lắng về tâm lý của cháu", ông H. nói thêm.Trước đó, Liên đoàn Taekwondo Việt Nam đã nhận được đơn tố cáo của ông N.T.H, phụ huynh học viên N.T.N.M (13 tuổi), về việc con trai ông bị HLV đánh khi tập luyện tại CLB taekwondo SEUNG RI (Hồ Nguyên Trừng, P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) do ông Nguyễn Văn Kin làm HLV trưởng, đồng thời là chủ nhiệm.Theo đơn tố cáo, vào tối 9.1, khi đón về và phát hiện con trai có dấu hiệu bị đánh, ông N.T.H đã dùng điện thoại để chụp ảnh tất cả các vết tích trên cơ thể con trai, và báo cho đường dây nóng thành phố Đà Nẵng về việc xâm phạm nghiêm trọng thân thể trẻ em. Đồng thời, ông N.T.H đã đưa cháu đến công an phường Khuê Trung để làm việc. Công an P.Khuê Trung hướng dẫn ông N.T.H đưa cháu đi khám tại bệnh viện để kiểm tra thương tích. Sau khi khám xong, ông N.T.H đưa cháu quay lại công an P.Khuê Trung để lấy lời khai chi tiết từ cháu N.T.N.M. Bên cạnh đó, ông N.T.H cũng đã cung cấp số điện thoại của HLV Nguyễn Văn Kin theo yêu cầu của công an, và công đã mời HLV Nguyễn Văn Kin đến làm việc ngay trong tối 9.1.Sáng 13.1, trước khi làm việc với cơ quan công an, HLV Nguyễn Văn Kin đã có thư mời đăng trên mạng xã hội với nội dung như sau: “Thân gửi quý phụ huynh và học viên thân mến. Lời đầu tiên thay mặt cho Trung tâm Taekwondo Seung Ri xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả sự tin yêu, ủng hộ và động viên cho trung tâm trong thời gian qua.Hiện nay với hơn 200 học viên đang theo tập thường xuyên tại 3 cơ sở, là một trong những yếu tố giúp khẳng định sự uy tín cũng như chất lượng giảng dạy của trung tâm trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Hiện nay, trung tâm đang gặp phải vấn đề được lan truyền trên các kênh thông tin với nội dung và góc nhìn chưa thật sự đầy đủ và cũng chưa có kết luận của cơ quan chức năng.Nhằm đem đến cái nhìn khách quan và chân thành nhất về sự cố đang diễn ra, trung tâm xin phép được mời toàn thể quý phụ huynh và học viên tham dự buổi nói chuyện và chia sẻ về sự việc nêu trên. Thời gian: 18 giờ ngày 13.1. Địa điểm: 151/1 Hồ Nguyên Trừng (phòng tập cơ sở 1). Nội dung: Trình bày rõ quan điểm và định hướng xử lý sự việc của trung tâm. Trả lời các câu hỏi và lắng nghe ý kiến đóng góp từ quý phụ huynh và học viên. Rất mong nhận được sự quan tâm của quý phụ huynh, qua đó sẽ giúp cho trung tâm có cách tiếp cận và xử lý phù hợp nhất với sự việc lần này”.
Dân bức xúc vì con đường nắng bụi, mưa lầy
Sống và viết ngay trên quê hương xứ Nẫu, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Xuân Toàn đã chọn Bình Định làm không gian nghiên cứu để từ đó anh có hàng trăm bài báo, bài tham luận về văn hóa, văn nghệ dân gian Bình Định được công bố trong hàng chục năm qua. Trên cơ sở đó, anh đã tập hợp, biên soạn, chỉnh lý để cho ra cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu dày 530 trang (NXB Dân trí ấn hành tháng 12.2024). Đây là một thành quả đáng kể của Trần Xuân Toàn trên con đường nghiên cứu và sưu tầm văn hóa, văn chương xứ Nẫu - Bình Định, vùng đất được xem là văn võ song toàn.Cuốn sách gồm hai phần. Phần I: Hương sắc dân gian Bình Định gồm những bài viết liên quan đến chủ đề văn hóa, văn nghệ dân gian trên dải đất Bình Định. Phần II: Chân dung và tác phẩm, là những bài viết chân dung văn học về các tác giả, tác phẩm, các nghệ sĩ, nghệ nhân dân gian gắn kết với Bình Định từ xưa đến nay. Với bố cục đó, tác giả Trần Xuân Toàn khiêm tốn xem mình như một lữ khách dạo bước qua vườn văn xứ Nẫu, Bình Định. Nhưng trên thực tế, đây đều là những tiểu luận nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tác giả, tác phẩm tạo nên một diện mạo đầy đủ và nghiêm túc về một vùng văn hóa và văn học. Thực sự đó là một vườn hoa nhiều hương sắc về vùng đất võ, xứ văn chương Bình Định.Bình Định như một Việt Nam thu nhỏ về sự đa dạng của văn hóa và văn học từ dân gian đến hiện đại. Lịch sử hình thành và phát triển của xứ Nẫu, Bình Định gắn với lịch sử ra đời, tồn tại và phát triển của văn hóa, văn học địa phương này trong sự thống nhất và đa dạng. Đó là tiền đề để tác giả Trần Xuân Toàn dày công nghiên cứu và cho ra tác phẩm Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Với công trình này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc thông điệp: "Cũng như con người, văn hóa và văn chương luôn mang đậm tính vùng miền như một thuộc tính tất yếu". Chính thuộc tính ấy tạo nên sự đa dạng, đa sắc và cá tính với tất cả sự hấp dẫn của nó. Với con mắt của nhà nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra được sự khác biệt, sự đặc sắc và đa dạng của văn hóa, văn học Bình Định.Chẳng hạn khi nói về văn học dân gian miền biển Bình Định, anh đã khẳng định: "Ở đâu có con người ở đó sẽ ra đời một nền văn học dân gian". Cư dân miền biển Bình Định cũng vậy, suốt một dải bờ biển dài hàng trăm km từ Hoài Nhơn vào đến Quy Nhơn, nơi đâu cũng dày đặc những làng chài với những con người ngày ngày bám biển để sống, để làm giàu từ biển. Cũng từ đó, các làng chài Bình Định hình thành nên một nền văn hóa, văn nghệ dân gian độc đáo và đa dạng như con người vùng biển nơi đây - mộc mạc mà thắm thiết, chân tình mà mãnh liệt. Chỉ có người con gái biển Bình Định mới bộc lộ tình yêu với chàng trai biển bằng nỗi lo đau đáu mỗi khi người yêu dong buồm ra khơi đánh cá: "Nồm nam, bấc chướng sóng lượn ba đàoAnh đi câu. Biết chừng nào anh vô"Đó là câu ca dao ở vùng biển Bình Định mà Trần Xuân Toàn đã sưu tầm được trong những chuyến anh đi điền dã.Các kết quả nghiên cứu văn học hiện đại của Trần Xuân Toàn trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu đã chỉ ra rằng, phong trào Thơ mới có nhiều thi nhân nổi tiếng bắt đầu từ phố biển Quy Nhơn. Lưu Trọng Lư, tác giả của bài thơ Tiếng thu nổi tiếng, từng diễn thuyết cổ xúy cho phong trào Thơ mới tại nhà Học hội Quy Nhơn từ tháng 6.1934. Trong số 45 tác giả có tên trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân thì Bình Định đóng góp đến 5 gương mặt trong đó nổi bật là Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn... Ngoài Thơ mới, cuốn sách Trần Xuân Toàn cũng cho độc giả biết Quy Nhơn - Bình Định còn là vùng đất quê hương của hàng trăm văn nhân, thi sĩ, nghệ sĩ đang sinh sống và hoạt động nghệ thuật trên khắp mọi miền đất nước. Đồng thời, đó cũng là vùng đất mà rất nhiều văn nhân, thi sĩ trên khắp cả nước đã tìm đến với rất nhiều cảm hứng sáng tạo để từ đó kết thành duyên nợ văn chương với Quy Nhơn. Và đó là niềm tự hào của người xứ Nẫu, Bình Định được tác giả đề cập khá nhiều trong cuốn Dạo bước vườn văn xứ Nẫu. Anh xem đó là một thành tựu lớn của văn hóa, văn học Bình Định.Với Trần Xuân Toàn, nghiên cứu về văn hóa, văn học Bình Định xưa và nay là một trong những hướng tiếp cận mà anh dành nhiều tâm huyết. Từ những trang viết của anh trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu, những gương mặt văn chương Bình Định thời hiện đại và đương đại thêm một lần được tỏa sáng. Đó là các văn nhân, nghệ sĩ nổi danh sống và viết trên đất Bình Định như Yến Lan, Vương Linh, Lệ Thu, Cao Duy Thảo, Thanh Thảo, Thu Hoài, Ngô Thế Oanh, Nguyễn Thanh Hiện, Đinh Xăng Hiền, Từ Quốc Hoài, Hà Giao, Lê Văn Ngăn… Đó còn là những cây bút trẻ sung sức với sức sáng tạo mãnh liệt và rất thành công như Nguyễn Thị Tư, Cao Chư, Trần Thị Huyền Trang, Nguyễn Thanh Mừng, Nguyễn Đăng Vũ, Phạm Đương, Mai Thìn… Đó là một nền văn học đương đại mà như Trần Xuân Toàn nói là "tràn căng sức trẻ". Phản ánh một cách sinh động về những tác giả và tác phẩm văn chương Bình Định thời đương đại như trên cũng là một thành công lớn của Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.Là một nhà nghiên cứu văn hóa, văn học dân gian đồng thời cũng là một giảng viên văn học dân gian của Trường đại học Quy Nhơn, Trần Xuân Toàn đã viết các tiểu luận và cảm nhận văn học trong Dạo bước vườn văn xứ Nẫu một cách nghiêm túc, điềm đạm. Các luận chứng, luận điểm anh đưa ra đều dựa trên thực tiễn điền dã với đầy đủ các chứng cứ và ngữ liệu. Viết về văn chương nhưng văn chương của Trần Xuân Toàn rất thật thà và giản dị bởi anh là một nhà giáo dạy văn làm nghiên cứu văn học. Điều đó đã mang đến sự thành công của anh qua Dạo bước vườn văn xứ Nẫu.
Ngày 3.3, đoàn công tác do trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Công an tỉnh Bình Phước về việc tiếp nhận nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực cai nghiện ma túy và quản lý sau cai, công tác điều tra hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, cũng như quản lý hành chính về trật tự xã hội.Theo đại tá Lâm Văn Long, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Phước, sau khi tiếp nhận các nhiệm vụ mới theo yêu cầu, Công an tỉnh đã hoàn tất nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện toàn bộ 5 cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn. Tất cả các cơ sở đều có con dấu và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1.3.Trong lĩnh vực điều tra hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm, đối với các vụ án, vụ việc tiếp nhận từ cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện từ ngày 1.3 được bàn giao cho các tổ công tác để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định.Công an tỉnh Bình Phước cũng đã ban hành hướng dẫn quy định cụ thể về chuyển giao nhiệm vụ, phân công, phân cấp, cùng thời gian bàn giao hồ sơ, tài liệu thuộc chức năng của lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.Trung tướng Nguyễn Văn Long yêu cầu nâng cao hiệu quả cai nghiện cũng như đảm bảo nghiêm ngặt tình hình an ninh trật tự tại 5 cơ sở cai nghiện ma túy mới tiếp nhận.Về đấu tranh phòng chống tội phạm, cần đảm bảo hoạt động thông suốt, chặt chẽ, quy trách nhiệm cụ thể, có đánh giá, rà soát để đảm bảo sự đồng đều trong đội ngũ điều tra viên, cán bộ điều tra, giúp bám sát địa bàn, cơ sở.Trước đó, sáng cùng ngày, đoàn công tác của Bộ Công an đi kiểm tra, làm việc tại Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 tỉnh Bình Phước (xã Phú Văn, H.Bù Gia Mập), nơi đang tổ chức cai nghiện cho gần 2.000 học viên (bàn giao cho công an quản lý từ ngày 1.3).Đến nay, Công an tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận nguyên trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị của Cơ sở cai nghiện ma túy Phú Văn.Sau khi tiếp nhận, Công an tỉnh Bình Phước đã thành lập Cơ sở cai nghiện số 1 tỉnh Bình Phước, đồng thời bố trí cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy và lực lượng cảnh sát cơ động, tăng cường nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình tiếp nhận, quản lý, cai nghiện ma túy.Thứ trưởng Bộ Công an cùng đoàn công tác đã thăm nơi ở, sinh hoạt, lao động của học viên cũng như tìm hiểu tình hình điều trị, quản lý cai nghiện tại cơ sở.Trung tướng Nguyễn Văn Long đề nghị tập thể cán bộ, chiến sĩ và nhân viên cơ sở cần tiếp tục đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai; động viên các học viên đang cai nghiện tại cơ sở cố gắng điều trị tốt để sớm trở về với gia đình, hòa nhập cộng đồng.
Những người giữ đình xứ Đoài: Chuyện lạ đình Vũ Thạch
Lần đầu tiên tôi biết về mẹ hình như là lúc lên 4, khi đó ba vừa tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 ở Hà Nội về. Đó cũng là lần đầu tiên ba gặp đứa con gái thứ 2 là tôi.Sáng hôm đó, hình như mẹ lúi húi trong bếp, ba bế tôi xuống hỏi: "Em cho ba con anh ăn gì?". Tôi đòi ăn khoai, là hai củ khoai hôm trước ba nói để sáng mai hẵng ăn. Mẹ nói con ăn cơm đi, mẹ ăn khoai rồi. Tôi khóc ăn vạ. Ba bế tôi lên vai nói ra vườn hái cam. Mẹ nhìn theo hai cha con rồi nói: "Có ba về là nhõng nhẽo quá, ở nhà với mẹ có thế đâu…".Tôi không thể nào diễn tả được ánh mắt ấy, chỉ là sau này nhớ lại, ngẫm nghĩ thì hiểu rằng: Đó là lời của một người vợ, người mẹ hạnh phúc.Ba mẹ cưới nhau xong thì ba đi bộ đội rồi giải ngũ, học tiếp cấp 3. Ba bắt đầu ra Hà Nội học đại học thì mẹ có bầu tôi. Trong bốn năm xa cách ấy là bom đạn, thiếu thốn, mẹ một mình làm ruộng, nuôi hai con và chăm sóc ba mẹ chồng. Chừng ấy năm tháng xa chồng của một người vợ trẻ hẳn không ít khó khăn và cả đau khổ. Nhưng, khi có thể dựa đỡ vào chồng, dù chỉ là dỗ đứa con gái hờn dỗi, với mẹ đó là khoảnh khắc hạnh phúc vỡ òa. Cái cảm giác hạnh phúc trên khuôn mặt, ánh mắt mẹ rõ ràng đến nỗi 55 năm sau, tôi vẫn nhớ như in, như thể xem lại một cảnh phim ấn tượng.Mùa đông đầu tiên sau khi đi làm, ba mua cho mẹ một cái áo bông chần màu đen láng mượt. Với quê miền Trung thời đó, chiếc áo là của hiếm. Khi ba đang ở nhà, lúc nào mẹ cũng mặc. Hôm đó, trời lạnh lắm, đi cấy về, mẹ khoe với ba: "Bữa ni ở ngoài đồng ai cũng khen áo đẹp, các chị ấy nói cả làng ni, chưa có ai được chồng mua áo đẹp cho như vậy".Mẹ cười, mắt lấp lánh. Người ta hẳn sẽ hạnh phúc tận cùng khi chỉ yêu, hiến dâng, không chờ đợi, không đòi hỏi và khi được trao đền, thì cảm giác như đó là quà tặng vô giá.Ba tôi đi công tác xa, năm thì mười họa về nhà một bữa. Mỗi lần ba về, trong nhà như có tiệc. Mẹ nấu cho ba những món ngon nhất mà quanh năm mấy mẹ con chẳng mấy khi được ăn. Có con lợn nuôi mấy tháng chờ tết cân cho mậu dịch để lấy lụa, bột mì, ba đòi làm thịt, mẹ đồng ý luôn. Cứ tưởng ba chỉ lấy bộ lòng ăn rồi để các thứ còn lại cho mẹ bán, ai dè ba nói: "Chia ra từng các phần nhỏ, biếu hết bà con quanh nhà".Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Mẹ làm theo, nét mặt rất vui.Có cái ao trước cửa nhà, mẹ thả cá để cuối năm thu hoạch. Ba về bất chừng, gọi người tát nước, bắt cá chia cho cả xóm, mẹ cũng chiều ý ba. Các dì tôi nói: "Mạ mấy đứa yêu và chiều chồng vô điều kiện".Mẹ ốm, đi viện đâu hơn tháng thì về nhà. Làng xóm tới thăm rất đông, ai mẹ cũng quay mặt ra chào, cố tiếp chuyện giữa những cơn đau. Duy chỉ có chị cả tôi ôm đứa em út lúc đó mới 10 tháng tuổi tới thì mẹ quay mặt vào vách. Bà nội tôi nói: "Các con để cho mẹ nghỉ". Sau này, khi mẹ mất lâu lâu, bà giải thích với tôi: "Lúc đó mẹ con sợ em nó nhớ ra mẹ rồi vài bữa nữa, không còn mẹ, em nó khóc, bà cháu mình không dỗ được".Mẹ là vậy, kể cả khi sắp rời cõi đời, vẫn chỉ nghĩ cho người khác.Sau này, gặp những chuyện này kia, đôi khi tôi sững lại, tự hỏi: "Nếu là mẹ, bà sẽ xử lý thế nào nhỉ?". Và khi đã lội qua nhiều năm tháng và đường đất cuộc đời, tôi tìm được câu trả lời chung cho nhiều tình huống: Mẹ đã nghĩ và làm như tính cách trời sinh, mọi sự đều nghĩ cho người khác, sống cho người khác. Mẹ cũng không có cơ hội chiêm nghiệm như thế là đúng hay sai, bởi bà đã ra đi khi chưa kịp nhìn lại…Năm tháng hiện hữu của mẹ ngắn ngủi, nhưng mẹ sống trong chúng tôi và những người biết bà rất dài, rất lâu với một khuôn mặt hạnh phúc. Hạnh phúc vì được sống cho người khác, được yêu hết mình.Và những đứa con của mẹ cũng hạnh phúc mỗi khi nhớ về người.