Việt Nam trong top điểm đến yêu thích nhất của khách Trung Quốc
Còn bà Loan thì mong muốn thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước sẽ đưa ra những quy định cụ thể hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN cũng như doanh nghiệp trong KCN trong quá trình chuyển đổi.
Những đứa trẻ bị tống tiền bằng video 'nóng', phụ huynh làm gì để bảo vệ con?
- Hanoi - A City in Photography (triển lãm nhóm tại Hà Nội, tháng 4.2023)
Lý Hải có gì ở 'Lật mặt 7'?
Một nghiên cứu hồi năm 2014 được công bố trên tạp chí Fertility and Sterility cho thấy 40% phụ nữ tin rằng việc nằm ngửa với xương chậu nâng cao khi quan hệ tình dục sẽ giúp việc thụ thai dễ dàng hơn.
Trưa 24.1 mang tới niềm vui lớn cho người dân khu Nam TP.HCM ngay trước thềm Tết Nguyên đán 2025, khi toàn bộ giao lộ Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đã chính thức thông xe sớm hơn 3 ngày so với kế hoạch gần nhất (27.1).Sau hơn 1 năm chật vật phải đi vòng đường xa ùn tắc, người dân đã có thể lưu thông bình thường dọc tuyến Nguyễn Hữu Thọ từ Nhà Bè hướng về trung tâm TP và ngược lại theo hệ thống biển báo, đèn tín hiệu, chấm dứt cảnh đi vòng chật vật. Hướng Nguyễn Văn Linh, các phương tiện lưu thông qua hầm chui HC1 và hầm chui HC2.Tuy nhiên, theo khảo sát của Thanh Niên, nút giao lớn nhất khu Nam chỉ thông thoáng trong mùa Tết Nguyên đán và những ngày đầu người dân mới trở lại thành phố sau tết. Mấy ngày qua khi lượng phương tiện tăng dần, khu vực Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ lại bắt đầu tái diễn tình trạng ùn ứ.Cụ thể, buổi sáng đầu ngày, các phương tiện ô tô, xe tải vẫn phải nối đuôi nhau di chuyển rất chậm từ đoạn vòng xoay ngay trước tòa nhà PVgas kéo dài qua cầu Rạch Đĩa 2 xuống tới khu vực nút giao hướng về trung tâm thành phố. Trên cầu Rạch Đĩa 2, ô tô lấn sang 2 làn, "chiếm" luôn không gian của xe máy, dẫn tới tình trạng xe máy phải len lỏi vào đường ô tô để đi, rất nguy hiểm.Giai đoạn trước khi có rào chắn thi công, tất cả xe máy và 1 phần ô tô rẽ phải ngay ở đoạn giao Nguyễn Hữu Thọ vào đường Nguyễn Văn Linh dù đông cũng có đường di chuyển. Tuy nhiên hiện nay, phần lớn phương tiện đi thẳng, dừng chờ đèn đỏ nên tình trạng dồn xe càng nghiêm trọng hơn.Ở chiều ngược lại, hướng từ Q.7 đi H.Nhà Bè buổi sáng thông thoáng nhưng lại ngột ngạt vào buổi chiều. Vừa qua 17 giờ, chưa tới mức cao điểm nhưng hàng dài ô tô đã phải xếp nối đuôi trên đường Nguyễn Hữu Thọ từ trước cổng Trường đại học Tôn Đức Thắng tới tận đoạn giao Nguyễn Văn Linh. Đoạn đường này khá hẹp, chỉ có 2 làn xe, nhiều ô tô quá sốt ruột chuyển hướng qua làn bên phải, lấn vào đường xe máy nên các phương tiện phải chen nhau, di chuyển rất chậm. Thường mỗi lượt xe phải chờ tới 3 lượt đèn đỏ mới qua được nút giao."Từ hôm gỡ rào chắn đến giờ, đúng là các tuyến đường có thông thoáng hơn, nhưng cứ tới gần vòng xoay là lại ùn. Đèn đỏ tới gần 90 giây, mà đèn xanh chỉ hơn 30 giây, xe chưa kịp đi đã phải dừng rồi. Hôm đầu thông xe nút giao này, mọi người về quê đông lắm rồi mà đường vẫn ùn, do đèn xanh họ để có khoảng 20 giây thôi, sau mấy hôm mới điều chỉnh thêm nhưng vẫn không đáng kể. Vòng xoay lớn thế này, nhiều hướng rẽ phải, rẽ trái, phương tiện thì đông, cơ quan chức năng nên xem xét điều chỉnh lại hệ thống đèn tín hiệu cho hợp lý. Chứ để chờ mãi mới thông xe 1 dự án lớn rồi mà tắc vẫn hoàn ùn thì quá lãng phí" - chị Trần Minh Thư (ngụ H.Nhà Bè) nêu ý kiến.Trao đổi với Thanh Niên, đại diện Sở GTVT cho biết Sở tiếp thu phản ánh của người dân và đã chỉ đạo cơ quan phụ trách thu thập dữ liệu quan sát từ hệ thống camera để phân tích tình hình thực tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác điều khiển đèn tín hiệu do lực lượng công an quản lý nên Sở GTVT cần tổ chức đánh giá, nếu có bất cập sẽ đề xuất phương án tới Công an TP."Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu cần được đồng bộ để tạo mạch giao thông xuyên suốt, không để vì thông xe đoạn này dẫn đến dồn ùn ứ xuống đoạn sau. Hiện nay Trung tâm Điều hành giao thông công cộng TP.HCM đang thu thập số liệu, theo dõi, đánh giá thực tế trong những thời điểm mà người dân phản ánh, lượng xe có quá nhiều hay không, có cần điều chỉnh đèn tín hiệu hay không. Dự kiến ngày mai (7.2) các đơn vị sẽ họp bàn với Công an TP để bàn bạc và đưa phương án tốt nhất cho giao thông khu vực này" - đại diện Sở GTVT TP.HCM thông tin.
Thanh Hóa: Đón hơn 1,5 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ
Ngày 27.12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, vừa ký ban hành Nghị quyết 1338 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bổ sung hơn 5.834 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư năm 2024 cho các địa phương để thực hiện chính sách an sinh xã hội các năm 2023 - 2024 và chi trả chế độ cho giáo viên vừa được bổ sung biên chế trong các năm học 2022 - 2023 và 2023 - 2024.Cùng đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng quyết định bổ sung 600 tỉ đồng từ ngân sách T.Ư cho các địa phương để thực hiện đề án tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn vốn từ các nông, lâm trường quốc doanh cho 19 địa phương theo tờ trình của Chính phủ.Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Chính phủ chịu trách nhiệm về căn cứ pháp lý, các nội dung đề xuất, tính chính xác của số liệu, tính đầy đủ, tuân thủ tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi. Đồng thời, đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng mục đích, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực và báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp 9 Quốc hội khóa XV (tháng 5.2025).Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rút kinh nghiệm trong việc xây dựng dự toán, hạn chế thấp nhất các khoản kinh phí không phân bổ được dự toán ngay từ đầu năm.Cùng đó, trong quá trình điều hành, Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt để sớm giao dự toán các khoản chưa phân bổ, tránh chậm trễ, lãng phí, kém hiệu quả nguồn lực ngân sách nhà nước và xảy ra tình trạng giao dự toán cuối năm không kịp sử dụng, phải thực hiện việc chuyển nguồn sang năm sau. Đặc biệt là nguồn kinh phí phí liên quan đến an sinh xã hội và chế độ chính sách cho con người.Ngoài Nghị quyết số 1338, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết 1337 phân bổ gần 190 tỉ đồng dự toán kinh phí hoạt động năm 2025 cho các đoàn đại biểu Quốc hội.Hiện cả nước có 63 đoàn đại biểu Quốc hội tương ứng với 63 tỉnh, thành phố.Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thực hiện ra quyết định giao dự toán kinh phí năm 2025 của các đoàn đại biểu Quốc hội cho văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.

Ninety Eight giới thiệu smartphone tích hợp ví blockchain đầu tiên tại Việt Nam
Xe điện Trung Quốc Haima 7X-E về Việt Nam, giá tầm 1,1 tỉ đồng
Sáng 10.3, bị cáo Nghiêm Quang Minh, chủ chung cư mini bị cháy khiến 56 người tử vong, bị TAND TP Hà Nội xét xử về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).Theo cáo trạng, ông Minh là chủ sở hữu thửa đất có diện tích 240 m2 trên phố Khương Hạ, được cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ, gồm 6 tầng, tầng lửng và tum thang, với tổng số 33 phòng. Tuy nhiên, bị cáo xây dựng và tự ý thay đổi thiết kế công trình thành 9 tầng và 1 tum, nâng tổng số phòng lên 45.Khoảng 23 giờ 20 ngày 12.9.2023, từ một mạch điện bị chập, tầng 1 tòa nhà, nơi để khoảng 80 xe máy, xe điện các loại, xảy ra hỏa hoạn, khiến 56 người chết, 44 người bị thương, thiệt hại về tài sản hơn 3,2 tỉ đồng.Khai tại tòa, ông Minh cho biết mật độ xây dựng khu chung cư mini được duyệt chỉ 70% song xây tới 100%; khi xây không thấy cán bộ hướng dẫn, yêu cầu gì về việc phải lập hồ sơ thiết kế, thẩm duyệt, nghiệm thu, quản lý về phòng cháy chữa cháy, nên bị cáo không lập.Tháng 7.2015, khi công trình đang xây dựng tại tầng 7, tổ thanh tra xây dựng P.Khương Đình lập biên bản yêu cầu ngừng thi công. Ông Minh bị Q.Thanh Xuân phạt 15 triệu đồng, buộc phá dỡ phần xây dựng sai phép, cưỡng chế thi hành, nhưng trì hoãn suốt 2 tháng.Chủ tọa hỏi "có phải đưa tiền cho ai để được để im công trình suốt 2 tháng không?", ông Minh nói "không". "Tức là cơ quan quản lý cứ làm ngơ và không có yêu cầu ý kiến gì à?", chủ tọa truy vấn. Ông Minh nói "không có yêu cầu gì" và cho rằng do "nhân lực và thời tiết khi đó chưa cho phép" nên chưa tháo gỡ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.Vẫn theo cáo trạng, cán bộ P.Khương Đình lập biên bản, ký xác nhận về việc ông Minh tự tháo dỡ phần công trình xây dựng sai phép tại tầng 7. Dù vậy, họ không báo cáo về đường lối tiếp tục xử lý công trình. Đối với phần xây dựng sai mật độ, các cán bộ không yêu cầu phá dỡ.Từ diễn biến trên, ông Minh sau đó tiếp tục xây thêm 3 tầng nữa, không thấy có ai xuống nhắc nhở, cấm đoán gì."Thế là làm ngơ hết à, có phải đưa tiền cho ai để được người ta làm ngơ cho xây tiếp không", chủ tọa hỏi. Bị cáo Minh một lần nữa khẳng định không, đồng thời cho biết ít khi xuống công trình, các lần xuống chưa khi nào gặp cán bộ xuống kiểm tra.Sau khi xây dựng xong chung cư mini, ông Nghiêm Quang Minh bán 45 căn hộ cho các cá nhân và hộ gia đình. Bị cáo này cho hay đã giao quyền sử dụng căn hộ cho người mua, bản thân không ở đó, chỉ chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì năm đầu.Đáng chú ý, từ năm 2018 - 2020, Công an Q.Thanh Xuân phát hiện nhiều vi phạm về PCCC tại khu chung cư mini, có nguy cơ phát sinh cháy nổ và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.Tháng 6.2020, chính quyền quận Thanh Xuân ra quyết định đình chỉ hoạt động tầng một của tòa nhà. Ông Minh và các hộ dân phải thực hiện yêu cầu về đảm bảo an toàn PCCC nhưng không làm.Thậm chí, Công an Q.Thanh Xuân gửi công văn cho ông Minh, các hộ dân và cả Công an P.Khương Đình nhưng các vi phạm chưa được khắc phục.Trả lời trước tòa về việc nhiều lần bị nhắc nhở, cảnh báo về vi phạm PCCC, bị cáo Minh nói không sinh sống ở đây nên không biết, cũng không nhận được văn bản của cơ quan thẩm quyền, không thấy cư dân nào nói cho biết."Rất nhiều lần cảnh báo, kiểm tra liên tục, bị cáo nhiều lần không chấp hành. Đài báo, truyền hình người ta cũng đưa tin chính cái ngôi nhà này luôn, quận cũng có quyết định đình chỉ, 1 tháng sau công an quận lại tiếp tục có văn bản đôn đốc PCCC, đã giao cho bị cáo rồi, nhưng bị cáo tiếp tục không thực hiện. Xây xong là hết trách nhiệm à?", chủ tọa truy vấn.Đáp lời, bị cáo Minh tiếp tục cho rằng văn bản đưa cho cư dân chứ bị cáo không nhận được.
Đâu là điểm đến trong nước được khách Việt tìm kiếm nhiều nhất tết 2024?
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.
american roulette
Sáng 18.3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tây Ninh tổ chức hội nghị lần thứ 52 bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025.Tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Yến Mai, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Tây Ninh, thông qua tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc bầu Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025. Kết quả, ông Nguyễn Mạnh Hùng được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.Ông Nguyễn Mạnh Hùng (51 tuổi, quê quán ở xã Hiệp Hòa, H.Cầu Ngang, Trà Vinh) có trình độ chuyên môn cử nhân kinh tế, cao cấp lý luận chính trị. Ông Nguyễn Mạnh Hùng từng giữ các chức vụ: Phó chánh văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phó chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh; Bí thư Huyện ủy Gò Dầu; Bí thư Thành ủy TP.Tây Ninh; Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Tây Ninh; Phó bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh.Trước đó, ngày 24.2, ông Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng ban Tổ chức T.Ư. Ngày 25.2, ông Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư